Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối Ôn tập chương 4: Điện tử

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức Ôn tập chương 4: Điện tử có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Xét sự chuyển động của cuộn dây dẫn kín và thanh nam châm, hãy cho biết chuyển động nào dưới đây không tạo ra được dòng điện cảm ứng?

  • A. Cuộn dây và thanh nam châm cùng chuyển động tịnh tiến theo một hướng xác định và vận tốc như nhau.  
  • B. Cuộn dây và thanh nam châm cùng chuyển động tịnh tiến theo một hướng xác định và vận tốc thanh nam châm lớn hơn.        
  • C. Cuộn dây và thanh nam châm cùng chuyển động tịnh tiến theo một hướng xác định và vận tốc cuộn dây chậm hơn.
  • D. Cuộn dây và thanh nam châm cùng chuyển động tịnh tiến theo một hướng xác định và vận tốc cuộn dây lớn hơn.

Câu 2: Một học sinh nói rằng: “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín là chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây”. Lời phát biểu này đúng hay sai? Tại sao?

  • A. Đúng vì luôn có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.
  • B. Sai vì có trường hợp chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.
  • C. Đúng vì chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không sinh ra sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây.
  • D. Sai vì luôn không có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.

Câu 3: Cho 1 ống dây và 1 nam châm thẳng đặt gần nhau và theo phương nằm ngang. Khi nào thì trong ống dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A. Cho ống dây và nam châm cùng quay theo trục nằm ngang.  
  • B. Cho ống dây và nam châm cùng quay theo trục thẳng đứng.  
  • C. Cho ống dây đứng yên, còn nam châm quay theo trục thẳng đứng.  
  • D. Cho ống dây quay theo trục thẳng đứng, còn nam châm thì đứng yên.

Câu 4: Dòng điện cảm ứng là dòng điện xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
  • B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
  • C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
  • D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm

Câu 5: Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu cuộn dây thì

  • A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn không đổi.
  • B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.
  • C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiến).
  • D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn giảm.

Câu 6: Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng ?

  • A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
  • B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
  • C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
  • D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.

Câu 7: Với điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

  • A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây rất lớn.
  • B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không tăng.
  • C. Khi không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây.
  • D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.

Câu 8: Dòng điện xoay chiều là: 

  • A. dòng điện có cường độ và chiều luân phiên đổi theo thời gian 
  • B. dòng điện có cường độ và chiều không đổi theo thời gian 
  • C. dòng điện có chiều từ trái qua số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên.
  • D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi.

Câu 9: Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên: 

  • A. Hiện tượng phản xạ 
  • B. Hiện tượng cảm ứng điện từ 
  • C. Hiện tượng tán sắc 
  • D. Hiện tượng nhiễm điện

Câu 10: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.
  • B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.
  • C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.
  • D. Đặt một cuộn dây dẫn kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó.

Câu 11: Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?

  • A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại.
  • B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.
  • C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.
  • D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.

Câu 12: Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi

  • A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.                    
  • B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.     
  • C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
  • D. từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.

Câu 13: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây

  • A. luân phiên tăng giảm.
  • B. luôn tăng.
  • C. luôn giảm.
  • D. không đổi

Câu 14: Các tai nạn về điện chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng

  • A. Tác dụng nhiệt
  • B. Tác dụng từ 
  • C. Tác dụng sinh lí 
  • D. Tác dụng phát sáng

Câu 15: Một nam châm điện được nối với nguồn điện xoay chiều. Khi đó cực từ ở mỗi đầu của nam châm điện có đặc điểm gì?

  • A. Một cực từ luôn là cực Bắc, cực từ còn lại lúc là cực Bắc, lúc là cực Nam.
  • B. Một cực từ luôn là cực Nam, cực từ còn lại lúc là cực Nam, lúc là cực Bắc.
  • C. Cực từ ở một đầu nam châm cũng luân phiên thay đổi tên từ Nam sang Bắc rồi từ Bắc sang Nam.
  • D. Một cực từ luôn là cực Bắc, một cực từ luôn là cực Nam.

Câu 16: Khi cắm phích cắm vào ổ điện làm sáng đèn. Khi đó dòng điện thể hiện các tác dụng:

  • A. Quang và hóa
  • B. Từ và quang
  • C. Nhiệt và quang
  • D. Quang và cơ

Câu 17: Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?

  • A. Không còn tác dụng từ
  • B. Lực từ đổi chiều
  • C. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi
  • D. Tác dụng từ giảm đi

Câu 18: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:

  • A. Tác dụng sinh lí của dòng điện
  • B. Tác dụng hóa học của dòng điện
  • C. Tác dụng từ của dòng điện
  • D. Tác dụng nhiệt của dòng điện

Câu 19: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?

  • A. Máy bơm nước chạy điện
  • B. Công tắc
  • C. Dây dẫn điện ở gia đình
  • D. Đèn báo của tivi

Câu 20: Máy khử rung tim hoạt động là do: 

  • A. tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều
  • B. tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều 
  • C. tác dụng từ của dòng điện xoay chiều 
  • D. tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều 

Câu 21: Một dây dẫn AB chạy ngang qua nhà. Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện đoạn dây AB có dòng điện chạy qua hay không? 

  • A. Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch hỏi hướng Bắc – Nam thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.          
  • B. Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm không lệch hỏi hướng Bắc – Nam thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.    
  • C. Đặt kim nam châm ra xa dây dẫn AB. Nếu kim nam châm không lệch hỏi hướng Bắc – Nam thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.    
  • D. Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch hỏi hướng Bắc – Nam thì dây dẫn AB không có dòng điện chạy qua.

Câu 22: Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?

  • A. Tác dụng cơ
  • B. Tác dụng nhiệt
  • C. Tác dụng quang
  • D. Tác dụng từ

Câu 23: Khi có dòng điện xoay chiều chạy qua bóng đèn dây tóc, thì dây tóc bóng đèn nóng lên và phát sáng. Hiện tượng này chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?

  • A. Tác dụng nhiệt.
  • B. Tác dụng quang và tác dụng nhiệt.
  • C. Tác dụng từ.
  • D. Tác dụng quang..

Câu 24: Trong những tác dụng của dòng điện : nhiệt, quang, từ, hóa học, sinh lý, tác dụng nào không phụ thuộc vào chiều dòng điện?

  • A. Nhiệt, quang, sinh lý
  • B. Từ
  • C. Hóa học.
  • D. Cả năm tác dụng.

Câu 25: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:

  • A. Chạy điện khi châm cứu.
  • B. Chụp X – quang
  • C. Đo điện não đồ
  • D. Đo huyết áp

Câu 26: Hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm thẳng trong thí nghiệm dưới đây?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Nam châm thẳng bị xoay tròn.
  • B. Cực Nam của nam châm thẳng bị hút về phía ống dây.
  • C. Cực Bắc của nam châm thẳng bị hút về phía ống dây.
  • D. Cực Bắc của nam châm thẳng lần lượt bị hút, đẩy tùy theo chiều dòng điện vào thời điểm đó.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác