Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối Ôn tập chương 11: Di truyền học Medel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức Ôn tập chương 11: Di truyền học Medel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một quần thể thực vật, xét 1 gene có 2 allele A và a. Trong đó kiểu gene đồng hợp lặn chiếm 30%. Kiểu gen đồng hợp trội gấp 2 lần số kiểu gen đồng hợp lặn. Xác định tần số allele của quần thể trên.

  • A. 0,65A: 0,35a
  • B. 0,6A: 0,4a
  • C. 0,35A: 0,65a
  • D. 0,7A: 0,3a

Câu 2: Một quần thể thực vật có 1000 cây, trong đó 300 cây có kiểu gene AA, 200 cây có kiểu gene Aa còn lại là aa. Xác định tần số allene của quần thể trên.

  • A. 0,6A : 0,4a.
  • B. 0,5A: 0,5a
  • C. 0,4A: 0,6a
  • D. 0,55A: 0,45a

Câu 3: Một quần thể thực vật, xét 1 gene có 2 allele A và a. Trong đó kiểu gene đồng hợp lặn chiếm 20%. Kiểu gen đồng hợp trội gấp 3 lần số kiểu gen đồng hợp lặn. Xác định tần số allele của quần thể trên.

  • A. 0,6A : 0,4a
  • B. 0,5A: 0,5a
  • C. 0,4A: 0,6a
  • D. 0,55A: 0,45a

Câu 4: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

  • A. Biến dị vô cùng phong phú ở các loài giao phối.
  • B. Hoán vị gene.
  • C. Đột biến gene.
  • D. Các gene phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.

Câu 5: Để kiểm tra độ thuần chủng của cơ thể đem lai, G.Mendel đã sử dụng

  • A. phép lai thuận nghịch
  • B. phép lai khác dòng.
  • C. phép lai xa.
  • D. phép lai phân tích.

Câu 6: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là

  • A. các gene trội phải lấn át hoàn toàn gene lặn để F2 có tỉ lệ kiểu hình 9: 3: 3: 
  • B. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn để F2 có tỉ lệ kiểu gene (1: 2: 1)2.
  • C. các cặp gene quy định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
  • D. các gene tácđộng riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.

Câu 7: Một gene dài 4080Å, số lượng nucleotide của gene đó là

  • A. 2400.   
  • B. 4800.    
  • C. 1200.    
  • D. 4080.

Câu 8: Xác định tỉ lệ phần trăm nucleotide loại A trong phân tử DNA, biết DNA có G = 31,25%.

  • A. 31,25%.
  • B. 12,5%.
  • C. 18,75%.
  • D. 25%.

Câu 9: Một gene có chiều dài 5100Å, chu kỳ xoắn của gene là

  • A. 100 vòng.     
  • B. 250 vòng.     
  • C. 200 vòng.    
  • D. 150 vòng.

Câu 10: Một mạch đơn của phân tử DNA có trình tự các nucleotide như sau: ....ATGCATGGCCGC....

Trong quá trình tái bản DNA mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự

  • A. ...TACGTACCGGCG....       
  • B. ...ATGCATGGCCGC....       
  • C. ...UACGUACCGGCG.…
  • D. ...ATGCGTACCGGCT.…

Câu 11: Ở tế bào nhân thực, quá trình dịch mã được bắt đầu bằng bộ ba nào trên mRNA và amino acid nào mwor đầu chuỗi polypeptide?

  • A. AGU và formyl-Met.
  • B. AUG và formyl-Met.
  • C. AUG và amino acid Met.
  • D. AGU và amino acid Met.

Câu 12: Ở vi khuẩn, amino acid đầu tiên được đưa đến riboome trong quá trình dịch mã là

  • A. Alanine.
  • B. Formyl metionine.
  • C. Valine.
  • D. Metionine.

Câu 13:  Dịch mã là

  • A. quá trình tổng hợp RNA dựa trên trình tự nucleotide của DNA.
  • B. quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide dựa trên trình tự nucleotide trên bản phiên mã của gene (mRNA).
  • C. quá trình tạo 2 phân tử DNA mới giống như DNA ban đầu.
  • D. quá trình tổng hợp mRNA dựa trên trình tự nucleotide của chuỗi polypeptide.

Câu 14: Mã di truyền là 

  • A. Trình tự nucleotide trên gene (DNA) quy định thành phần và trình tự amino acid trên phân tử protein và mRNA.
  • B. Trình tự nucleotide trên RNA quy định thành phần và trình tự amino acid trên phân tử protein, qua phân tử protein và mRNA.
  • C. Trình tự nucleotide trên chuỗi polypeptide quy định thành phần và trình tự amino acid trên phân tử protein và mRNA.
  • D. Trình tự nucleotide trên phân tử mRNA quy định thành phần và trình tự amino acid trên phân tử protein.

Câu 15: Đột biến gene là

  • A. những biến đổi về số lượng gene trong cơ thể.
  • B. những biến đổi trong cấu trúc của gene.
  • C. những biến đổi trong cấu trúc protein.
  • D. những biến đổi trong cấu trúc của RNA. 

Câu 16: Đột biến gene xảy ra vào thời điểm nào?

  • A. Khi NST phân ly ở kỳ sau của phân bào.
  • B. Khi tế bào chất phân chia.
  • C. Khi NST dãn xoắn.
  • D. Khi DNA tái bản.

Câu 17: Những tác nhân gây đột biến gen:

  • A. do tác nhân vật lí, hoá học của môi trường, do biến đổi các quá trình sinh lí, sinh hoá bên trong tế bào.
  • B. do sự phân li không đồng đều của NST.
  • C. do NST bị tác động cơ học.
  • D. do sự phân li đồng đều của NST.

Câu 18: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là:

  • A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A.
  • B. thay thế cặp G-C bằng cặp A-T.
  • C. thay thế cặp A-T thành cặp C-G.
  • D. mất cặp A-T hoặc G-C.

Câu 19: Một đoạn gen có chiều dài 4080Å, A/G = 2/3. Sau đột biến chiều dài gen không đổi, tỉ lệ A/G = 159/241. Dạng đột biến là

  • A. Thay thế 1 cặp A-T bằng G-C.
  • B. Thay thế 3 cặp A-T bằng G-C.
  • C. Mất 1 cặp nucleotit.
  • D. Mất 3 cặp nucleotit.

Câu 20: Hai gene B và b cùng nằm trong một tế bào và có chiều dài bằng nhau. Khi tế bào nguyên phân liên tiếp 3 đợt thì tổng số nucleotide của 2 gene trên trong thế hệ tế bào cuối cùng là 48000 nucleotide (các gene chưa nhân đôi). Số nucleotide của mỗi gene là bao nhiêu?

  • A. Loại A và T giảm 48 nucleotit, loại G và C tăng 48 nucleotit.
  • B. Loại A và T tăng 48 nucleotit, loại G và C giảm 48 nucleotit.
  • C. Loại A và T giảm 45 nucleotit, loại G và C tăng 45 nucleotit.
  • D. Loại A và T tăng 45 nucleotit, loại G và C giảm 45 nucleotit.

Câu 21: Một gene ở sinh vật nhân thực có tổng số nucleotide là 3000. Số nucleotide loại A chiếm 25% tổng số nucleotide của gene. Gene bị đột biến điểm thay thế cặp G – C bằng cặp A – T. Hãy tính tổng số liên kết hydrogen của gene sau đột biến.

  •  A. 3749.
  •  B. 3751.
  •  C. 3009.
  •  D. 3501.

Câu 22: Một gene ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100 Å. Số nucleotide loại G của gene là 600. Sau đột biến, số liên kết hydrogen của gene là 3601. Hãy cho biết gene đã xảy ra dạng đột biến nào ? (Biết rằng đây là dạng đột biến chỉ liên quan đến một cặp nucleotide trong gene).

  • A. Thay thế một cặp G – C bằng một cặp A – T.
  • B. Mất một cặp A – T.
  • C. Thêm một cặp G – C.
  • D. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C.

Câu 23: Gene A có chiều dài 476nm và có 3400 liên kết hydrogen bị đột biến thành allele a. Cặp gene Aa tự nhân đôi liên tiếp hai lần tạo ra các gene con. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 4803 nucleotide loại adenine và 3597 nucleotide loại guanine. Dạng đột biến đã xảy ra với gene A là:

  • A. Thay thế một cặp G-C bằng cặp A-T.
  • B. Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-C.
  • C. Mất một cặp A-T.
  • D. Mất một cặp G-C.

Câu 24: Đặc điểm nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Men đen?

  • A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt.
  • B. Sinh sản nhanh và phát triển mạnh.
  • C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn không nghiêm ngặt.
  • D. Có hoa đơn tính, giao phấn nghiêm ngặt.

Câu 25: Mendel chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai vì

  • A. thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau.
  • B. thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua các thế hệ.
  • C. thuận tiện cho việc sử dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được.
  • D. thuận tiện cho việc chọn các dòng thuần chủng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác