Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối Ôn tập chương 11: Di truyền học Medel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền (P3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức Ôn tập chương 11: Di truyền học Medel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gene không làm thay đổi số lượng nucleotide còn số liên kết hydrogen của gene thì giảm?

  • A. Thay một cặp nucleotide G-C bằng cặp A-T.
  • B. Thêm một cặp nucleotide.
  • C. Thay cặp nucleotide A-T bằng cặp G-C.
  • D. Thay cặp nucleotide A-T bằng cặp T-A.

Câu 2: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

  • A. codon.
  • B. amino acid.
  • C. anticodon.
  • D. triplet.

Câu 3: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự amino acid trong chuỗi polipeptit là chức năng của

  • A. rARN.
  • B. mARN.
  • C. tARN.
  • D. ARN.

Câu 4: Giai đoạn hoạt hoá amino acid của quá trình dịch mã diễn ra ở:

  • A. nhân con.
  • B. tế bào chất.
  • C. nhân.
  • D. màng nhân.

Câu 5: Các chuỗi polypeptide được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều

  • A. kết thúc bằng Met.
  • B. bắt đầu bằng amino acid Met.
  • C. bắt đầu bằng formyl-Met.
  • D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tRNA.

Câu 6: Trong quá trình phiên mã, RNA-polymerase sẽ tương tác với vùng nào để làm gene tháo xoắn?

  • A. Vùng khởi động.
  • B. Vùng mã hoá.
  • C. Vùng kết thúc.
  • D. Vùng vận hành.

Câu 7: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá amino acid là

  • A. amino acid hoạt hoá.
  • B. amino acid tự do.
  • C. chuỗi polypeptide.
  • D. phức hợp aa-tRNA. 

Câu 8: Trong quá trình tái bản DNA, quá trình nào sau đây không xảy ra?

  • A. A của môi trường liên kết với T mạch gốc.
  • B. T của môi trường liên kết với A mạch gốc.
  • C. U của môi trường liên kết với A mạch gốc.
  • D. G của môi trường liên kết với C mạch gốc.

Câu 9: Hình ảnh dưới đây minh họa cho quá trình nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Tái bản DNA.
  • B. Phiên mã.
  • C. Dịch mã.
  • D. Tổng hợp protein.

Câu 10: Hình ảnh dưới đây minh họa cho quá trình nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Tái bản DNA.
  • B. Phiên mã. 
  • C. Dịch mã.
  • D. Tổng hợp protein.

Câu 11: Chức năng của DNA là

  • A. lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền.
  • B. truyền đạt thông tin di truyền.
  • C. mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền..
  • D. tham gia cấu trúc của NST.

Câu 12: Bốn loại đơn phân cấu tạo DNA có kí hiệu là

  • A. A, U, G, C.
  • B. A, T, G, C.
  • C. A, D, R, T.
  • D. U, R, D, C.

Câu 13:DNA có cấu trúc như thế nào?

  • A. Chuỗi xoắn kép.
  • B. Chuỗi xoắn đơn.
  • C. Chuỗi thẳng kép.
  • D. Chuỗi thẳng đơn.

Câu 14: Ở đậu Hà Lan, allele A quy định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với allele a quy định tính trạng hạt xanh. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 hạt vàng : 1 hạt xanh?

  • A. AA × Aa.
  • B. Aa × Aa.
  • C. AA × aa.
  • D. Aa × aa.

Câu 15: Ở sinh vật lưỡng bội, trong trường hợp một gene qui định một tính trạng, tính trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBBDd × AabbDd cho đời con có bao nhiêu loại kiểu hình?

  • A. 2.
  • B. 4.
  • C. 6.
  • D. 9.

Câu 16: Quan sát hình ảnh sau

TRẮC NGHIỆM

Các nucleotide chưa biết tên lần lượt từ trên xuống dưới là

  • A. G-U-G-U.
  • B. G-T-G-T.
  • C. T-G-T-G.
  • D. U-G-U-G.

Câu 17: Các cặp nucleotide có sự kết hợp đặc hiệu với nhau là

  • A.  A-G; T-C
  • B. A-C, G-T.
  • C. A-T, G-C.
  • D. A-A, T-T, G-G. C-C.

Câu 18: Ở đậu hà lan, tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng thân cao với thân thấp. F1 thu được 100% cây thân cao. F2 thu được cả cây thân cao và cây thân thấp với tỉ lệ 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp. 

Ở thí nghiệm trên, tính trạng nào là tính trạng trội?

  • A. Thân thấp.
  • B. Thân cao.
  • C. Hoa trắng.
  • D. Hoa tím.

Câu 19: Cho hình ảnh sau, cho biết hình này nói về hiện tượng gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Gene quy định màu hoa bị đột biến khi hai allele A và a tương tác với nhau trong cơ thể lai của của hoa.
  • B. Môi trường thay đổi làm xuất hiện hiện tượng thường biến kéo theo xuất hiện màu hoa mới.
  • C. Hiện tượng allele A trội không hoàn toàn so với allele a làm xuất hiện kiểu hình trung gian giữa đỏ và trắng là hoa hồng. 
  • D. Không có lời mô tả hiện tượng nào là đúng.

Câu 20: Loại enzyme nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gene cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?

  • A. DNA polymerase.
  • B. Ligase.
  • C. Restrictase.
  • D. ARN polimerase.

Câu 21: Kĩ thuật PCR được phát minh năm 1983 và được ứng dụng cho đến ngày nay với nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, pháp y,… Kĩ thuật PCR mô phỏng quá trình

  • A. tái bản DNA.
  • B. phiên mã.
  • C. dịch mã.
  • D. tổng hợp protein.

Câu 22: Một mạch đơn của gene gồm 60 A, 30 T, 120 G, 80 C tự sao một lần sẽ cần:

  • A. A=T=180;G=C=120.
  • B. A=T=120; G=C=180
  • C. A=T=90; G=C=200.
  • D. A=T=200; G=C=90.

Câu 23: Từ 4 loại nucleotide, có thể tạo ra bao nhiêu loại codon?

  • A. 4.
  • B. 8.
  • C. 32.
  • D. 64.

Câu 24: Hậu quả của đột biến từ gene I sang gene II là

  • A. làm thay đổi tất cả các amino acid.
  • B. làm thay đổi 1 amino acid.
  • C. làm thay đổi một số amino acid.
  • D. làm thay đổi 2 amino acid.

Câu 25: Hậu quả của đột biến từ gene II sang gene III là

  • A. làm thay đổi tất cả các amino acid.
  • B. làm thay đổi 1 amino acid.
  • C. làm thay đổi một số amino acid.
  • D. làm thay đổi 2 amino acid.

Câu 26: Đột biến từ gene I sang gene III là

  • A. thay 1 cặp T-A bằng 1 cặp C-G.
  • B. thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-C.
  • C. thêm 1 cặp nucleotit.
  • D. thay cặp T-A bằng cặp C-G, cặp A-T bằng 1 cặp G-C.

Câu 27: Tại sao đột biến gen có tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?

  • A. Vì vốn gen trong quần thể rất lớn.
  • B. Vì gen có cấu trúc kém bền vững.
  • C. Vì tác nhân gây đột biến rất nhiều.
  • D. Vì NST bắt cặp và trao đổi chéo trong nguyên phân.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác