Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối Ôn tập chương 7: Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức Ôn tập chương 7: Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho 3,7185 lít CO2 ở đkc vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:

  • A. 9,850 gam
  • B. 19,700 gam
  • C. 14,775 gam
  • D. 1,970 gam

Câu 2: Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/l và Ba(OH)2 b mol/l. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 198,32 ml CO(đkc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là

  • A. 0,17.
  • B. 0,14.
  • C. 0,185.
  • D. 0,04.

Câu 3: Sắp xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử:

  • A. Be, Mg, Ca, Sr, Ba.
  • B. Ba, Sr, Ca, Mg, Be.
  • C. Mg, Be, Ca, Sr, Ba.
  • D. Be, Ca, Mg, Sr, Ba.

Câu 4: Nước cứng không gây tác hại nào sau đây?

  • A. Làm giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục nát.
  • B. Làm tắc các đường ống nước nóng.
  • C. Gây ngộ độc khi uống.
  • D. Làm giảm mùi vị của thực phẩm khi nấu.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Trong các nhóm IIA chỉ có Be không phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường.
  • B. Có thể dùng cát để dập tắt đám cháy Mg.
  • C. Ca có thể đẩy Fe ra khỏi  dung dịch muối
  • D. Trong số các kim loại kiềm thổ bền, chỉ có kim loại bariUM có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.

Câu 6: Trước khi thi đấu các môn thể thao, các vận động viên thường xoa một ít chất X dưới dạng bột mịn màu trắng làm tăng ma sát và hút ẩm. X là

  • A. MgCO3.
  • B. CaOCl2.
  • C. CaO.
  • D. Tinh bột.

Câu 7: Cho các chất sau đây:  HCl, NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3. NaHCO3. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là

  • A. 5.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 1

Câu 8:  Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là

  • A. AlCl3
  • B. CaCO3
  • C. BaCl2
  • D. Ca(HCO3)2

Câu 9: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,9832 lít khí (đkc) ở anode và 6,24 gam kim loại ở cathode. Công thức hoá học của muối đem điện phân là

  • A. LiCl.   
  • B. NaCl.     
  • C.  KCl.   
  • D.  RbCl.

Câu 10: Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,01 mol KCl và 0,02 mol NaCl thì thể tích dung dịch AgNO3 1M cần dùng là

  • A. 40 ml. 
  • B. 20 ml. 
  • C. 10 ml. 
  • D. 30 ml.

Câu 11: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,7437 lít khí H2 (đkc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba dung dịch A là

  • A. 100 ml.             
  • B. 200 ml.    
  • C. 300 ml.    
  • D. 600 ml.

Câu 12: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối carbonate và hydrocarbonate của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,4958 lít khí (ở đkc). Kim loại M là

  • A. Na.          
  • B. K.  
  • C. Rb.          
  • D. Li.

Câu 13: Hòa tan hỗn hợp Na và K vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,7437 lít khí H2 (đkc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần dùng để trung hòa X là

  • A. 150 ml.   
  • B. 300 ml.    
  • C. 600 ml.    
  • D. 900 ml.

Câu 14: Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối carbonate của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp A là

  • A. Be.
  • B. Mg.
  • C. Ca.
  • D. Sr.

Câu 15: Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi , thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy trong hỗn hợp ban đầu thì CaCO3 chiếm phần trăm theo khối lượng là:

  • A. 75,76%.
  • B. 24,24%.
  • C. 66,67%.
  • D. 33,33%.

Câu 16: Cho 0,425 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào nước dư thu được 0,185925 lít khí H2 (đkc). Khối lượng kim loại Na trong X là 

  • A. 0,115 gam.        
  • B. 0,230 gam.        
  • C. 0,276 gam.        
  • D. 0,345 gam.

Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước, thu được dung dịch Y. Để trung hòa Y cần vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là

  • A. Ca.
  • B. Ba. 
  • C. Na. 
  • D. K.

Câu 18: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 với số mol các chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư và đun nóng. Các chất tan trong dung dịch thu được là

  • A. NaCl, NaOH, BaCl2.
  • B. NaCl, NaOH.
  • C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.
  • D. NaCl.

Câu 20: Hòa tan hỗn hợp Na, Ba vào nước dư thu được 800 ml dung dịch A và 0,896 lít H2 (đktc). Giá trị pH của dung dịch A bằng:

  • A. 10.
  • B. 11.
  • C. 12.
  • D. 13.

Câu 21: Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl loãng thu được 6,1975 lít khí. Hai kim loại X, Y có thể là

  • A. K và Ba
  • B. K và Ca.
  • C. Na và Mg.
  • D. Li và Be. 

Câu 22: Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,9748 lít khí H2 (đkc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4: 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là

  • A. 13,70 gam.
  • B. 12,78 gam.
  • C. 18,46 gam.
  • D. 14,62 gam.

Câu 23: Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, K2O vào H2O dư, thu được 50 ml dung dịch X và 0,02 mol H2. Cho 50 ml dung dịch HCl 3M vào X, thu được 100 ml dung dịch Y có pH = 1. Cô cạn Y thu được 9,15 gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? 

  • A. 4,0. 
  • B. 4,6. 
  • C. 5,0.
  • D. 5,5. 

Câu 24: Chọn phát biểu đúng:

  • A. Dung dịch Na2CO3 có tính kiềm mạnh.
  • B. Dung dịch Na2CO3 có môi trường trung tính có Na2CO3 là muối trung hòa.
  • C. Dung dịch chứa Na2CO3 có môi trường axit do Na2CO3 là muối của acid yếu.
  • D. Na2CO3 dễ bị phân hủy khi đun nóng.

Câu 25: Không gặp kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ ở dạng tự do trong tự nhiên vì

  • A. đây là những kim loại hoạt động hóa học rất mạnh.
  • B. thành phần của chúng trong tự nhiên rất nhỏ.
  • C. đây là những kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân.
  • D. đây là những kim loại nhẹ.

Câu 26: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

X → X1 + CO2

X1 + H2O → X2

X2 + Y → X + Y1 + H2O

X2 + 2Y → X + Y2 + H2O

Hai muối X, Y tương ứng là

  • A. CaCO3, NaHSO4.
  • B. BaCO3, Na2CO3.
  • C. CaCO3, NaHCO3.
  • D. MgCO3, NaHCO3.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác