Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 14: Ôn tâp chương 4 (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức bài 14: Ôn tâp chương 4 (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Sau khi lưu hóa, tính đàn hồi của cao su giảm đi
  • B. Tơ nylon-6,6 thuộc loại từ thiên nhiên.
  • C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
  • D. Polyethylene là polymer được dùng làm chất dẻo.

Câu 2: Nhựa nào sau đây có độ bền cao, chịu được va đập tốt?

  • A. PP (polypropylene)
  • B. PVC (polyvinyl chloride)
  • C. PS (polystyrene)
  • D. PE (polyethylene)

Câu 3:  Phân tử polymer nào sau đây có chứa nitrogen?

  • A. Polyethylene.
  • B. Poly(vinyl chloride).
  • C. Poli(methyl methacrylate).
  • D. Polyacrylonitrile.

Câu 4: Polymer nào sau đây thuộc loại polymer bán tổng hợp?

  • A. Viscose.
  • B. Poly(vinyl chloride).
  • C. Polyethylene.
  • D. Cellulose.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Amylose có cấu trúc mạch phân nhánh.
  • B. Polyacrylonitrile được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
  • C. Polybutadiene được dùng để sản xuất cao su buna.
  • D. Poly(vinyl chloride) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào ethylene.

Câu 6: Polyethylene có phân tử khối là 56000. Hệ số trùng hợp n của polymer này là:

  • A. 1000.       
  • B. 1500.       
  • C. 2500.       
  • D. 2000.

Câu 7: Polymer dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

  • A. CH2=C(CH3)COOCH3
  • B. CH2 =CHCOOCH3.
  • C. C6H5CH=CH2.             
  • D. CH3COOCH=CH2.

Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng: 

TRẮC NGHIỆM

Y và Z lần lượt dùng để chế tạo vật liệu polymer nào sau đây?

  • A. Tơ olon và cao su buna-N.     
  • B. Tơ nylon-6,6 và cao su chloroprene.
  • C. Tơ nitron và cao su buna-S.   
  • D. Tơ capron và cao su buna.

Câu 9: Dãy nào sau đây gồm các polymer dùng làm chất dẻo

  • A. nylon–6; cellulose triacetate; poly(phenol–formaldehyde).
  • B. polibuta–1,3–diene; poly(vinyl chloride); poly(methyl methacrylate).
  • C. polyethylene; poly(vinyl chloride); poly(methyl methacrylate).
  • D. polystyrene; nylon–6.6; polyethylene.

Câu 10: Dãy gồm tất cả các chất đều là chất dẻo là

  • A. Polyethylene; tơ tằm, nhựa rezol.   
  • B. Polyethylene; cao su thiên nhiên, PVA.
  • C. Polyethylene; đất sét ướt; PVC.   
  • D. Polyethylene; polystyrene; bakelite

Câu 11:  Polymer nào sau đây có cấu trúc mạch không phân nhánh?

  • A. Poly(vinyl chloride).
  • B. Poly(ethylene).
  • C. Poly(isoprene).
  • D. Amylose.

Câu 12: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là

  • A. H2NCH2COOH.          
  • B. C2H5OH. 
  • C. CH3COOH.                 
  • D. CH2=CH-COOH.

Câu 13: Nylon–6,6 là một loại

  • A. tơ acetate. 
  • B. tơ polyamide.    
  • C. polyester.
  • D. tơ viscose.

Câu 14: Poly(ethylene terephthalate) được điều chế bằng phản ứng của terephthalic acid với chất nào sau đây?

  • A. Ethylene glycol. 
  • B. Ethanol.  
  • C. Ethylene. 
  • D. Glycerol.

Câu 15:  Polymer nào sau đây có độ bền cao, chịu được nhiệt tốt?

  • A. Poly(ethylene)
  • B. Poly(tetrafluoroethylene)
  • C. Poly(isoprene)
  • D. Poly(vinyl acetate)

Câu 16: Polymer nào sau đây được dùng làm chất dẻo?

  • A. polybuta-1,3-diene.
  • B. poly(methyl methacrylate).
  • C. polyacrylonitrile.
  • D. cellulose.

Câu 17: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa styrene và buta – 1,3 – diene (butadiene), thu được polymer X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butadiene : styrene) trong loại polymer trên là

  • A. 1 : 1.     
  • B. 1 : 2.
  • C. 2:3.     
  • D. 1:3

Câu 18: Muốn tổng hợp 120kg poly(methyl methacrylate) thì khối lượng của acid và ancol tương ứng cần dùng là bao nhiêu? Biết hiệu suất quá trình ester hoá và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%.

  • A. 215 kg và 80kg    
  • B. 171 kg và 82kg
  • C. 65 kg và 40kg     
  • D. 175 kg và 70kg

Câu 19: Tiến hành chlorine hoá poly(vinyl chloride) thu được một loại polymer X dùng để điều chế tơ chlorine. Trong X có chứa 62,39% chlorine theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử chlorine?

  • A. 1.  
  • B. 4.   
  • C. 3.   
  • D. 2.

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

(1) Polyacrylonitrile là vật liệu polymer có tính dẻo.

(2) Tripanmitin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn triolein.

(3) Hàm lượng carbon trong amylopectin nhiều hơn trong cellulose.

(4) Ở điều kiện thường, alanine là chất lỏng, không màu, rất độc và ít tan trong nước.

(5) Đun nóng các protein đơn giản trong môi trường kiềm, thu được các α-amino acid.

(6) Trùng ngưng caprolactam thu được tơ nylon-6.

(7) Trùng hợp isoprene thu được cao su thiên nhiên.

(8) Theo nguồn gốc, người ta chia polymer thành hai loại: polymer trùng hợp và polymer trùng ngưng.

(9) Đa số các polymer không tan trong các dung môi thông thường.

(10) Điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có nhiều nhóm chức.

Số phát biểu sai là:

  • A. 7
  • B. 6
  • C. 8
  • D. 9

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác