Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 12: Đại cương về polymer (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 kết nối tri thức bài 12: Đại cương về polymer (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Polymer nào sau đây có tính dẻo cao nhất?

  • A. Poly(ethylene)
  • B. Poly(vinyl chloride)
  • C. Poly(methyl methacrylate)
  • D. Poly(phenol-formaldehyde)

Câu 2: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?

  • A. CH2 = CH – CH = CH2.         
  • B. CH2 = CH – Cl.
  • C. CH3 – CH3.                  
  • D. CH2 = CH2.

Câu 3: Polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên?

  • A. Polyethylene.
  • B. Poly(vinyl chloride)
  • C. Polybutadiene.
  • D. Cellulose.

Câu 4: Polymer nào sau đây thuộc loại polymer tổng hợp?

  • A. Tinh bột.
  • B. Poly(vinyl chloride).
  • C. Cellulose.
  • D. Tơ viscose.

Câu 5: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer là

  • A. 1   
  • B. 4    
  • C. 3    
  • D. 2

Câu 6: Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polymer dùng để sản xuất tơ nitron?

  • A. CH2=CH-CN.              
  • B. H2N-[CH2]5-COOH.    
  • C. CH2=CH-CH3.             
  • D. H2N-[CH2]6-NH2.

Câu 7: Polymer nào sau đây được dùng để sản xuất tơ nhân tạo?

  • A. Poly(amipite)
  • B. Poly(ethylene terephthalate)
  • C. Poly(cloprene)
  • D. Poly(isoprene)

Câu 8:  Cho các ester sau: ethyl acetate, propyl acetate, methyl propionate, methyl methacrylate. Có bao nhiêu ester tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polymer?

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 1

Câu 9: Polymer nào sau đây được dùng để sản xuất màng bọc thực phẩm?

  • A. Poly(ethylene)
  • B. Poly(vinyl chloride)
  • C. Poly(methyl methacrylate)
  • D. Poly(phenol-formaldehyde)

Câu 10: Poly(methyl methacrylate) và nylon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

  • A. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
  • B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
  • C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.
  • D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.

Câu 11: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

  • A. Trùng hợp methyl methacrylate.
  • B. Trùng hợp vinyl cyanide.
  • C. Trùng ngưng hexamethylenediamine với adipic acid.
  • D. Trùng ngưng ε-aminocaproic acid.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polymer thiên nhiên.
  • B. Tơ viscose, tơ cellulose acetate đều thuộc loại tơ tổng hợp.
  • C. Polyethylene và poly(vinyl chloride) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
  • D. Tơ nylon–6,6 được điều chế từ hexamethylenediamine và acetic acid.

Câu 13: Phản ứng nào sau đây không thể dùng để điều chế polymer?

  • A. Phản ứng trùng hợp.
  • B. Phản ứng cộng hợp.
  • C. Phản ứng phân hủy
  • D. Phản ứng trùng ngưng.

Câu 14: Polymer nào sau đây có tính chất cách điện tốt?

  • A. Poly(ethylene)
  • B. Poly(vinyl chloride)
  • C. Poly(methyl methacrylate)
  • D. Poly(phenol-formaldehyde)

Câu 15: Polymer nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp?

  • A. Poly(phenol-formaldehyde).
  • B. Poly(ethylene).
  • C. Amylose.
  • D. Poly(tetrafluoroethylene).

Câu 16:  Polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên?

  • A. Poly(vinyl chloride).
  • B. Poly(ethylene).
  • C. Amylose.
  • D. Cao su buna-S.

Câu 17: Để điều chế cao su Buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau: TRẮC NGHIỆM

Tính khối lượng ethane cần lấy để có thể điều chế được 5,4 kg cao su Buna theo sơ đồ trên ?

  • A. 46,875 kg.         
  • B. 62,50 kg. 
  • C. 15,625 kg.         
  • D. 31,25 kg.

Câu 18: Thể tích khí dầu mỏ chứa 80% methane (đkc) để điều chế 810 kg cao su Buna với hiệu suất toàn bộ quá trình 75% là:

  • A. 1487,4 m3.        
  • B. 1983,2 m3.         
  • C. 2479,0 m3.         
  • D. 2370,5 m3.

Câu 19: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

  • A. styrene; chlorobenzene; isoprene; but-1-ene.
  • B. 1,2-dichloropropane; vinyl acetyl ethylene; vinylbenzene; toluene.
  • C. buta-1,3-diene; cumene; ethylene; trans-but-2-ene.
  • D. 1,1,2,2-tetrafluoroethane; propylene; styrene; vinyl chloride.

Câu 20: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nylon-6,6 là 27346 amu và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 amu. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nylon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là

  • A. 113 và 152.       
  • B. 121 và 114.        
  • C. 113 và 114.        
  • D. 121 và 152.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác