Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Tổng kết chương trình sinh học toàn cấp THCS (T4). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 68: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC
TOÀN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (T4)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Hệ thống kiến thức cơ bản toàn cấp THCS phân môn Sinh học.
+ Vận dụng lí thuyêt vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng
+ Rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thông hoá kiến thức phân môn Sinh học cấp THCS.
3. Thái độ
Quan tâm tìm hiểu về thế giới sống. Say mê, thích tìm hiểu thông tin và giải thích các hiện tượng có liên quan.
4. Năng lực, phẩm chất
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động cá nhân trên lớp và công việc được giao về nhà theo nhóm; năng lực giao tiếp và hợp tác.
Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hệ thống hóa kiến thức THCS
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
Bài soạn, máy chiếu, các hình trong bài.
Giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh
Nghiên cứu trước bài học.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp DH
Phương pháp DH: Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Trả lời câu hỏi : Trình bày về các kiến thức Sinh học THCS.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động
B-C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra, thi cuối năm
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân:
+ Hoàn thành phần III SHDH trang 216.
HS: Thực hiện yêu cầu GV giao
+ Đại diện 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét và chốt kiến thức B-C. Hoạt động hình thành kiến thức – Luyện tập
HOẠT ĐỘNG 2: RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI KIỂM TRA, THI CUỐI NĂM
Bài kiểm tra học kì I
Câu 1:
– Nguyên tắc bổ sung : Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết với T hay ngược lại. G liên kết với X hay ngược lại.
– Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn) : Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
Chính sự tự nhân đôi của ADN là cơ sở của sự nhân đôi NST, tiếp theo sự hình thành 2 ADN con là sự hình thành chất nền prôtêin, tạo nên 2 crômatit.
Câu 2:
Bộ NST của người gồm 2n = 46 NST = 23 cặp tương đồng. Qua giảm phân tạo thành các giao tử đơn bội n = 23 NST gồm 22 NST thường + 1 NST giới tính.
Qua giảm phân ở mẹ sinh ra một loại trứng 22A + X, còn ở bố cho ra 2 loại tinh
trùng là 22A + Y và 22A + X.
– Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng tạo thành hợp tử chứa XX sẽ phát triển thành con gái, còn tinh trùng mang Y thụ tinh với trứng thì sẽ tạo thành hợp tử XY sẽ phát triển thành con trai.
– Tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1 : 1 là do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y có tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ này cần được bảo đảm với các điều kiện : các hợp tử mang XX và XY có sức sống ngang nhau, số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn.
Câu 3:
– Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST, gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
– Mô tả từng dạng đột biến cấu trúc NST.
+ Mất đoạn : NST bị đứt mất một đoạn, làm cho NST đột biến ngắn hơn NSTban đầu.
+ Lặp đoạn : NST đột biến có thêm một đoạn NST được lặp lại, làm cho NST đột biến dài hơn NST ban đầu.
+ Đảo đoạn : NST ban đầu có một đoạn bị đứt, đoạn NST bị đứt này quay 180°rồi gắn vào vị trí cũ.
- Những nguyên nhân gây ra biến đổi cấu trúc NST: Tác nhân vật lí và hoá học trong ngoại cảnh là nguvên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST.
Câu 4:
c – ADN NST h – Enzim cắt
a – Phân tử AND i – ADN thể truyền
b – ADN tái tổ hợp g – Enzim nối
d – "ADN lai " k – Tế bào nhận
e – ADN làm thể truyền l – Gen đã ghép
Kĩ thuật gen gồm 3 khâu, ứng với 3 phương pháp chủ yếu :
– Khâu 1 : Phương pháp tách (1) phân tử ADN của tế bào cho và tách (2) AND dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut.
– Khâu 2 : Phương pháp tạo nên (3) ADN tái tổ hợp được gọi là (4) ."ADN lai" gồm ADN của tế bào cho và phân tử (5) ADN thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ các (6) enzim cắt chuyên biệt, ngay lập tức, ghép đoạn ADN của tế bào cho vào (7)tế bào nhận nhờ (8) enzim nối.
– Khâu 3 : Chuyển ADN tái tổ hợp vào (9) ADN NST tạo điều kiện cho (10) gen đã ghép thể hiện.
Bài kiểm tra học kì II
Câu 1: 1 – b ; 2 – b ; 3 – c ; 4 – b
Câu 2:
1. Chim ăn sâu : Cạnh tranh vật ăn thịt – con mồi
2. Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây : Kí sinh
3. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ đậu : Cộng sinh
4. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người : Kí sinh
5. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối : Hội sinh
6. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn : Cộng sinh
7. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông : Hỗ trợ
8. Địa y : Cộng sinh
9. Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm: Hỗ trợ
10. Cáo ăn thỏ : Con mồi – vật ăn thịt
Câu 3: a, Chuỗi thức ăn
– Cỏ → thỏ → hổ
– Cỏ → dê → hổ
– Cỏ → sâu hại thực vật → chim ăn sâu → vi sinh vật...
Câu 4:
Đất bị khô hạn: Không có thực vật bao phủ
Đất bị xói mòn: Không có thực vật bao phủ
Độ màu mỡ của đất: Có thực vật bao phủ
D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về các chương trình Sinh học THCS.
HS: Về nhà hoàn thành nhiệm vụ GV giao. D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng