Giáo án PTNL bài: Kiểm tra học kì II

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Kiểm tra học kì II. Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài: Kiểm tra học kì II
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ............... Ngày dạy: ................. Tiết số: ................. KIỂM TRA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU: Sau khi học thực hiện xong tiết kiểm tra: - Giúp GV đánh giá được kết quả học tập cuả học sinh về kiến thức kỹ năng và vận dụng, qua kiểm tra hs rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp học tập. - Giúp học sinh hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức trong chương trình sinh 7 - Giáo dục cho hs có ý thức học tập. 1. Đối với giáo viên: - Đánh giá tổng kết được mức độ đạt mục tiêu về kiến thức ở Chương VI phần di truyền và biến dị chương I và chương II phần sinh vật và môi trường của học sinh. - Phát hiện những mặt đạt được và chưa đạt được để tìm hiểu nguyên nhân - Lấy thông tin ngược chiều để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học, cải tiến chương trình và hình thức kiểm tra, đánh giá. - Đánh giá, phân hạng, xếp loại học sinh trong lớp. 2. Đối với học sinh: - Tự đánh giá, tổng kết quả học tập của bản thân đối với môn học trong phạm vi chương trình. - Chỉ ra được những “lỗ hổng” kiến thức trong chương trình học. Qua đó giúp các em rút kinh nghiệm ở mỗi phần kiến thức, từ đó có kế hoạch bổ sung kiến thức và ôn tập hợp lí nhằm đáp ứng yêu cầu về kiến thức trong các bài kiểm tra học cuối năm, đề thi vào THPT trong những năm qua. - Kết quả đạt được trong kiểm tra đánh giá chính là động lực, niềm tin để các em phấn đấu trong học tập, đồng thời kích thích lòng say mê học tập bộ môn và có kế hoạch phấn đấu trong thời gian tới. I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Tên chủ đề chính Các mức độ cần đánh giá Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TN TN TN Chủ đề: Ứng dụng di truyền học 10 tiết - Mô tả được các thao tác của công nghệ kĩ thuật gen. - Nhắc lại khái niệm lai kinh tế. - Mô tả được nguyên nhân, vai trò của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật - Diễn tả được nguyên nhân, các phương pháp tạo ưu thế lai Kết nối nội dung quy luật phân li, -Vận dụng được kiến thức nội dung quy luật phân li, thoái hoá giống để giải quyết các bài tập. 7câu % TSĐ 34% <=> 3,4 điểm 2 câu + 1 câu tự luận 52,9% TSĐ= 1,8đ 2 câu 23,5% TSĐ= 0,8đ 1 câu 11.8% TSĐ= 0,4đ 1 câu 11.8% TSĐ= 0,4đ Chủ đề: Sinh vật và môi trường 6 tiết - Nhắc lại khái niệm môi trường sống của sinh vật. - Nhận ra được mối quan hệ của các sinh vật cùng loài. - Mô tả được sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật - Sự phân bố rộng hay hẹp của sinh vật phụ thuộc vào giới hạn sinh thái Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái của thực vật để giải thích hiện tượng trong thực tế. 7 câu % TSĐ 28%<=> 2,8 điểm 3 câu 42.8% TSĐ= 1,2đ 2 câu 28.6% TSĐ= 0,8đ 1 câu 28.6% TSĐ= 0,8đ 1 câu 28.6% TSĐ= 0,4đ Chủ đề: Hệ sinh thái 6 tiết - - Nhận ra được khái niệm quần xã sinh vật, hệ sinh thái. Mô tả được khái niệm trạng thái cân bằng của quần thể. Phân biệt được đặc điểm của quần thể, quần xã, hệ sinh thái. - Mô tả được đặc trưng của quần thể, quần xã. - Sắp xếp kiến thức về sự thích nghi của sinh vật với các nhân tố sinh thái từ đó vận dụng vào thực tế - Kết nối kiến thức về hệ sinh thái và chuỗi thức ăn: sản xuất <=> tiêu thụ <=> phân giải - Phải phân biệt được chuỗi và lưới thức ăn - Tìm hiểu được mắt xích nào chung cho từ 2 chuỗi thức ăn trở lên - Đếm tổng số lượng các mắt xích chung 8 câu 38% TSĐ <=> 3,8 điểm 2 Câu 10,5% TSĐ= 0,4đ 2 câu 21% TSĐ= 0,8đ 2 câu trắc nghiệm + 1 câu tự luận 47.4% TSĐ= 1,8đ 1 Câu 10,5% TSĐ= 0,4đ Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 7 câu + 1 câu tự luận 3,8điểm 38 % 6 câu 2,4 điểm 24 % 4 câu + 1 câu tự luận 3 điểm 26% 3 câu 1,2 điểm 12% Đề bài TRẮC NGHIỆM ( 8 điểm). Mức độ nhận biết Câu 1: Trong ứng dụng di truyền học người ta tách ADN của tế bào cho rồi chuyển sang tế bào nhận nhờ thể truyền là ngành kĩ thuật về: A. Công nghệ tế bào. B. Công nghệ gen. C. Công nghệ sinh học D. Công nghệ nhân giống vô tính Câu 2:Lai kinh tế là gì? A. Là phép lai cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai giống có phẩm chất khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm. B. Là phép lai giữa hai cá thể thuộc dòng thuần với cơ thể dị hợp. C. Là phép lai giữa hai dòng đã bị thoái hoá để khôi phục các tính trạng tốt vốn có. D. Là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm. Câu 3:Môi trường sống của sinh vật là: A. Tất cả những gì có trong tự nhiên. B. Tất cả yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật. C. Tất cả yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật. D. Tất cả những gì bao quanh sinh vật. Câu 4:Các sinh vật cùng loài thường có quan hệ: A. Hỗ trợ và ăn thịt lẫn nhau B. Cạnh tranh và đối địch lẫn nhau. C. Hỗ trợ và có thể cạnh tranh lẫn nhau. D. Đối địch và hỗ trợ lẫn nhau. Câu 5:Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới là A. Nhóm sinh vật B. Quần xã sinh vật C. Quần thể sinh vật D. Hệ sinh thái Câu 6: Trạng thái cân bằng của quần thể là: A. Khả năng duy trì nguồn thức ăn ổn định của quần thể. B. Khả năng tạo ra sự ổn định về nơi ở trong quần thể. C. Khả năng tự điều chỉnh mật độ của quần thể ở mức cân bằng. D. Khả năng duy trì sự sinh sản của quần thể. Câu 7:Sinh vật tiêu thụ bao gồm : A. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt C. Động vật ăn thịt và cây xanh D. Vi khuẩn và cây xanh Mức độ hiểu Câu 8: Trong chọn giống, người ta không dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm A. Củng cố một số đặc tính mong muốn B. Tạo ra dòng thuần C. Tạo nguyên liệu cho lai khác dòng. D. Tạo giống mới. Câu 9:Nguyên nhân dẫn đến ưu thế lai là A. Ở dạng thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện một số tính trạng xấu B. Khi lai chúng với nhau, chỉ có các gem trội có lợi mới dược biểu hiện ở con lai F1 C. Do lai khác dòng nên các gen tương ứng tranh nhau thể hiện ra kiểu hình D. Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 Câu 10: Các nhân tố sinh thái hữu sinh gồm: A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. B. Nước, đất, không khí. C. Nấm, tảo, vi sinh vật. D. Thực vật, động vật, thảm mục. Câu 11: Mối quan hệ hai bên cùng có lợi và nhất thiết phải có nhau được gọi là: A. Quan hệ hội sinh B. Quan hệ cộng sinh C. Quan hệ hợp tác D. Quan hệ hỗ trợ Câu 12: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Các con gà trong một lồng gà. B. Các con cá rô phi đơn tính trong một ao. C. Các con cá trong một ao. D. Các con chuột đồng trên một cánh đồng lúa. Câu 13: Hiện tượng tăng dân số tự nhiên là do A. số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. B. số người sinh ra và số người tử vong bằng nhau. C. số người sinh ra ít hơn số người tử vong. D. chỉ có sinh ra mà không có tử vong. Mức độ vận dụng thấp Câu 14: Trong một quần thể thực vật, ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen Aa = 100%. Quần thể trên tự thụ phấn thì thế hệ tiếp theo sẽ có tỉ lệ thành phần kiểu gen là : A. 50% AA + 50% Aa. B. 25% AA + 50% Aa + 25% aa. C. 50% AA + 25% Aa + 25% aa. D. 25% AA + 25% Aa + 50% aa Câu 15: Giới hạn nhiệt độ của cá chép từ 20 C 440C, giới hạn nhiệt độ của cá rô phi từ 50 C 420C Em hãy chọn một ý kiến đúng nhất trong các ý kiến sau: A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi. B. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi. C. Cá chép có giới hạn chịu đựng nhỏ hơn cá rô phi. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn nhưng giới hạn chịu đựng nhỏ hơn cá rô phi. Câu 16: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các cây theo trình tự sau: A. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. B. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. C. Trồng đồng thời nhiều loại cây. D. Không thể trồng cùng hai loại cây này. Câu 17: Trong các chuỗi thức ăn sau chuỗi thức ăn nào là chuỗi hoàn chỉnh: A. Cây xanh-> chuột -> mèo-> vi khuẩn B. Cây xanh -> châu chấu -> ếch C. Cỏ -> nai -> hổ D. Thỏ -> hổ -> vi khuẩn Mức độ vận dụng cao Câu 18: Sử dụng sơ đồ dưới đây để trả lới các câu hỏi Chuột Mèo Cây xanh Thỏ Cáo Vi khuẩn Gà Rắn Tổng số mắt xích chung của lưới thức ăn nói trên là A. 6 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 19: P có 100% kiểu gen Aa, trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp lặn ở F3 là: A. 87,5 %. B. 43,75%. C. 25%. D. 12,5%. Câu 20: Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào? A. Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh sẫm. B. Phiến lá lớn, rộng, màu xanh nhạt. C. Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt. D. Phiến lá lớn, rộng, màu xanh sẫm. TỰ LUẬN ( 2 điểm) Câu1(1đ): Ưu thế lai là gì? Giải thích vì sao khi lai giữa hai dòng thuần ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ? Có thể dùng con lai F1 để làm giống được không? Tại sao? Đáp án - Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng về hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ .( 0,5 điểm) - Khi lai giữa hai dòng thuận thì ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1: Vì có hiện tượng phân ly tạo các cặp gen đồng hợp vì vậy số cặp gen dị hợp giảm( 0.25 điểm) - Không thể dùng con lai F1 để làm giống :Vì ở F1 các cặp gen dị hợp có tỉ lệ cao nhất sau đó giảm dần (0.25 điểm) Câu 2( 1đ): Nêu khái niệm quần xã sinh vật ? Lấy 2 ví dụ về quần xã sinh vật ở địa phương em ? Đáp án - Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian có điều kiện sinh thái tương tự nhau( gọi là sinh cảnh) (0.5 điểm) - Ví dụ + Một đầm sen (0.25 điểm) + Một hồ cá tự nhiên (0.25 điểm) * Rút kinh nghiệm…………………………………………………………………………

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Giáo án PTNL sinh học 9 bài Kiểm tra học kì II, giáo án phát triển năng lực sinh học 9 bài Kiểm tra học kì II, giáo án sinh học 9 hay bài Kiểm tra học kì II giáo án PTNL , giáo án sinh học 9 chi tiết bài Kiểm tra học kì II, giáo án PTNL sinh học 9 bài Kiểm tra học kì II

Tải giáo án:

 

 

Giải bài tập những môn khác