Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Kiểm tra 1 tiết (Chủ đề 13). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Kiểm tra kiến thức của HS chủ đề 13, đánh giá năng lực học tập của HS. Thấy ưu, nhược điểm của HS giúp GV tìm nguyên nhân, điều chỉnh và đề ra phương án giải quyết giúp HS học tập tốt.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
3. Thái độ
Phát huy tính tự giác, tích cực của HS.
4. Năng lực, phẩm chất
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ , NL tính toán, NL phân tích, NL vận dụng, NL tri thức sinh học,.
Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
Ma trận, đề, đáp án biểu điểm.
2. Học sinh
Ôn tập kiến thức của chủ đề 13.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ma trận chi tiết
Chủ đề/ Chuẩn KTKN Các mức độ cần đánh giá
Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Thấp cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Bài 60. Lai giống vật nuôi, cây trồng(3 tiết)
- Nêu được các biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống; ưu thế lai.
- Hiểu được một số phương pháp tạo ưu thế lai.
- Phân tích được vai trò của phương pháp tự thụ.
- Ứng dụng hiện tượng thoái hoá giống trong thực tiễn cuộc sống. Câu
1, 2
0,8đ
8%
Câu 3, 4
0,8đ
8% Câu 5
0,4đ
4% Câu
6
0,4đ
4%
4
2,4đ
24%
Bài 61: Công nghệ tế bào (3 tiết)
- Biết được phương thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Biết bộ phận nào của cây thường sử dụng để nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Biết phương pháp lai tế bào
- Hiểu kĩ thuật nuôi cấy mô sẹo.
- Phân tích được vai trò và triển vọng của công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống. Câu
7,8
0,8đ
8%
Câu
9,10
0,8đ
8%
Câu
11,
12
0,8đ
8% 6
2,4đ
24%
Bài 62: Công nghệ gen (3 tiết)
- Biết vai trò của kĩ thuật gen.
- Biết trong kĩ thuật gen, thể truyền được sử dụng là phân tử ADN của virut vi khuẩn.
- Hiểu công dụng của hooc môn insulin.
- Hiểu được đâu là lĩnh vực của công nghệ sinh học.
- Phân tích được vai trò và triển vọng của công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống.
- Giải thích được quan điểm của bản thân về sử dụng thực phẩm biến đổi gen. Câu
13,
14
0,8đ
8%
Câu
15,
16
0,8đ
8% Câu
17
0,4đ
4%
Câu
18
0,4đ
4%
6
2,4đ
24%
Bài 63: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống và các phương pháp chọn lọc (3 tiết)
- Nêu được một số tác nhân gây đột biến.
- Trình bày được các biện pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lí, hóa học.
- Phân biệt được các hình thức chọn lọc.
- Trình bày được một số thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật.
- Phân tích được vai trò chọn lọc trong chọn giống. Nêu được một số ứng dụng của chọn lọc trong thực tiễn.
- Giải thích được quan điểm của bản thân về sử dụng thực phẩm biến đổi gen. Câu
19,
20,
21
1,2đ
12% Câu
22,
23
0,8đ
8% Câu
24
0,4đ
4% Câu
25
0,4đ
4% 7
2,8đ
28%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ 9
3,6đ
36% 8
3,2đ
32%
5
2đ
20%
3
1,2đ
12% 25
10
100%
2. Bảng mô tả
CHỦ ĐỀ CÂU MÔ TẢ
Chủ đề 13
Ứng dụng di truyền 1 Nhận biết: Nêu được các biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống.
2 Nhận biết: Nêu được các biểu hiện ưu thế lai.
3 Thông hiểu: Hiểu được một số phương pháp tạo ưu thế lai.
4 Thông hiểu: Hiểu được một số phương pháp tạo ưu thế lai.
5 Vận dụng: Phân tích được vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống.
6 Vận dụng: Ứng dụng hiện tượng thoái hoá giống trong thực tiễn cuộc sống.
7 Nhận biết: Biết được phương thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
8 Nhận biết: Biết bộ phận nào của cây thường sử dụng để nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
9 Thông hiểu: Biết phương pháp lai tế bào
10 Thông hiểu: Hiểu kĩ thuật nuôi cấy mô sẹo.
11 Vận dụng: Phân tích được vai trò và triển vọng của công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống
12 Vận dụng: Phân tích được vai trò và triển vọng của công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống
13 Nhận biết: Biết vai trò của kĩ thuật gen.
14 Nhận biết: Biết trong kĩ thuật gen, thể truyền được sử dụng là phân tử ADN của virut vi khuẩn.
15 Thông hiểu: Hiểu công dụng của hooc môn insulin.
16 Thông hiểu: Hiểu được đâu là lĩnh vực của công nghệ sinh học.
17 Vận dụng: Phân tích được vai trò và triển vọng của công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống.
18 Vận dụng: Giải thích được quan điểm của bản thân về sử dụng thực phẩm biến đổi gen.
19 Nhận biết: Nêu được một số tác nhân gây đột biến.
20 Nhận biết: Trình bày được các biện pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lí, hóa học.
21 Nhận biết: Phân biệt được các hình thức chọn lọc.
22 Thông hiểu: Trình bày được một số thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật.
23 Thông hiểu: Trình bày được một số thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật.
24 Vận dụng: Phân tích được vai trò chọn lọc trong chọn giống. Nêu được một số ứng dụng của chọn lọc trong thực tiễn.
25 Vận dụng: Giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: Tại sao ít gây đột biến trong chọn giống vật nuôi?
IV. ĐỀ BÀI
Câu 1: Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống:
A. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ.
B. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ.
C. Con lai có sức sống kém dần.
D. Con lai có thu hoạch cao hơn bố mẹ.
Câu 2 : Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi thực hiện phép lai giữa:
A. Các cá thể khác loài.
B. B.Các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
C. Các cá thể được sinh ra từ một cặp bố mẹ.
D. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.
Câu 3: Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào?
A. Cho con lai F1 lai hữu tính với nhau.
B. Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép.
C. Lai kinh tế giữa 2 dòng thuần khác nhau.
D. Cho F1 lai với P.
Câu 4: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 vì:
A. Kết hợp các đặc tính di truyền của bố, mẹ.
B. Các cơ thể lai luôn ở trạng thái dị hợp.
C. Biểu hiện các tính trạng tốt của bố.
D. Biểu hiện các tính trạng tốt của mẹ.
Câu 5: Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng vẫn được sử dụng trong chọn giống vì :
A. Để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.
B. Tao ra giống mới để góp phần phát triển chăn nuôi và trồng trọt.
C. Là một biện pháp quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi, trồng trọt.
D. Tạo ra nhiều biến dị và tổ hợp đột biến mới.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây hiện tượng thoái hóa giống xảy ra?
A. Cà chua tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ.
B. Đậu Hà Lan tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ.
C. Ngô tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ.
D. Chim bồ câu thường xuyên giao phối gần.
Câu 7: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương thức được ứng dụng nhiều để tạo ra giống ở:
A-Vật nuôi . B-Vi sinh vật.
C-Cây trồng. DCon người.
Câu 8: Để nhân giống vô tính ở cây trồng người ta sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây?
A. Đỉnh sinh trưởng. B. Bộ phận rễ.
C. Bộ phận than. D. Cành, lá.
Câu 9: Lai tế bào là phương pháp:
A. Lai tế bào xô ma của hai loài. B.Ghép và gây kết hợp hai giao tử khác loài.
C. Lai tế bào sinh dục của 2 loài. D.Ghép hai hợp tử của hai loài.
Câu 10: Trong môi trường dinh dưỡng đặc dùng để nuôi cấy mô sẹo ở hoạt động nhận giống vô tính thực vật, người ta bổ sung vào đó chất nào dưới đây?
A. Chất kháng thể. B. Hooc môn sinh trưởng.
C.Vitamin. D.Enzim.
Câu 11: Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta áp dụng phương pháp nào?
A. Vi nhân giống. C. Gây đột biến dòng tế bào xôma.
B. Sinh sản hữu tính. D. Gây đột biến gen
Câu 12: Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp:
A. Gây đột biến gen. C. Nhân bản vô tính.
B. Gây đột biến dòng tế bào xôma. D. Sinh sản hữu tính.
Câu 13: kĩ thuật gen được ứng dụng để:
A. Kích thích nhân đôi gen và AND.
B.Tạo ra các dạng đột biến gen.
C. Chuyển một đoạn ADN của tế bào cho sang tế bào nhận.
D.Chuyển NST của tế bào nhận vào NST của tế bào cho.
Câu 14: Trong kĩ thuật gen, thể truyền được sử dụng là phân tử ADN của:
A. Động vật. B.Thực vật.
C. Người. D.Vi khuẩn hoặc vi rút.
Câu 15: hooc môn insulin dùng để:
A. Làm thể truyền trong kĩ thuật gen. B. Chữa bệnh đái tháo đường.
C. Sản xuất chất kháng sinh từ xạ khuẩn. D.Điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ.
Câu 16: Hoạt động nào sau đây không phải là lĩnh vực của công nghệ sinh học?
A.Công nghệ sinh học xử lí môi trường và công nghệ gen.
B-Công nghệ lên men và công nghệ enzim.
C.Công nghệ tế bào và công nghệ chuyển nhân, chuyển phôi.
D.Công nghệ hoá chất.
Câu 17: Đối tượng vi sinh vật thường được sử dụng làm tế bào nhận để tạo ra các sản phẩm sinh học trong công nghệ gen là:
A. virut . B. vi khuẩn.
C. thực khuẩn. D. nấm mốc.
Câu 18: Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu mà không bị bỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
A. gen sản sinh ra etilen đã được hoạt hóa.
B. cà chua này là thể đột biến.
C. cà chua này đã được chuyển gen kháng virut.
D. gen sản sinh ra etilen đã bị bất hoạt.
Câu 19:Người ta có thể sử dụng tác nhân hóa học để gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi bằng cách:
A. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên các tế bào gan.
B. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên các tế bào não.
C. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên các tế bào máu.
D. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên tinh hoàn và buồng trứng.
Câu 20: Tia nào sau đây có khả năng xuyên sâu qua các mô?
A. Tia hồng ngoại, tia X, tia tử ngoại.
B. Tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta.
C. Tia X, tia tử ngoại, tia gamma.
D. Tia tử ngoại, tia anpha, tia bêta.
Câu 21: Hai phương pháp chủ yếu được sử dụng trong chọn lọc giống là:
A. Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
B. Chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt.
C.Chọn lọc chủ định và chọn lọc không có chủ định.
D. Chọn lọc qui mô lớn và chọn lọc qui mô nhỏ.
Câu 22: Trong chọn giống vi sinh vật, để tạo ra những loại vắcxin phòng bệnh cho người và gia súc, người ta chọn:
A. Các thể đột biến tạo ra các chất có hoạt tính cao.
B. Các thể đột biến sinh trưởng mạnh.
C. Các thể đột biến giảm sức sống (yếu so với dạng ban đầu).
D. Các thể đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng.
Câu 23: Người ta có thể sử dụng tác nhân hóa học để gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi bằng cách:
A. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên các tế bào gan.
B. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên các tế bào não.
C. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên các tế bào máu.
D. Dùng hóa chất với nồng độ thích hợp tác động lên tinh hoàn và buồng trứng.
Câu 24: Trong chăn nuôi vịt đẻ trứng, người ta chọn trong đàn những con cái có đặc điểm:
A. Đầu to, cổ ngắn, phía sau của thân nở.
B. Đầu nhỏ, cổ dài, phía sau của thân nở.
C. Chân thấp, ăn nhiều, tăng trọng nhanh.
D. Cổ dài, đầu to, chân nhỏ, thân ngắn.
Câu 25: Đối với vật nuôi, phương pháp chọn giống đột biến chỉ được sử dụng hạn chế với một số nhóm động vật bậc thấp, khó áp dụng với nhóm động vật bậc cao là vì:
A. Do cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ chết sinh vật khi xử lí bằng tác nhân lí hóa học.
B. Do không có tác nhân gây đột biến đối với động vật bậc cao.
C. Do động vật bậc cao có sức sống yếu nên không bị ảnh hưởng của các tác nhân gây đột biến.
D. Do động vật bậc cao có sức sống mãnh liệt nên không bị ảnh hưởng của các tác nhân gây đột biến
V. ĐÁP ÁN
1C 2B 3B 4A 5A 6C 7C 8A 9A 10B
11A 12C 13C 14D 15B 16D 17B 18D 19D 20B
21B 22C 23D 24B 25A
VI. THỐNG KÊ KẾT QUẢ SỐ ĐIỂM
VII NHẬN XÉT
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................