Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 21: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Mô tả được nguyên tắc cấu tạo prôtêin và các bậc cấu trúc hoá học của prôtêin.
Trình bày được các chức năng cơ bản của prôtêin và nêu được các ví dụ minh hoạ.
Giải thích được vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù.
Trình bày được mối quan hệ giữa gen, mARN và prôtêin; nêu được bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
Giải thích được sự chi phối của thông tin di truyền tren gen( Phân tử ADN) đối với sự biểu hiện của tính trạng.
2. Kĩ năng
Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, tư duy trừu tượng.
3. Thái độ
Tích cực tìm tòi và vận dụng kiến thức, giải được các bài tập liên quan.
4. Năng lực, phẩm chất
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
Năng lực chuyên biệt: NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tính toán, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Cấu trúc của prôtêin
Chức năng của prôtêin
Tổng hợp prôtêin
Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
Bài soạn, Hình 20.1 - 20.5.
Giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh
Nghiên cứu trước bài học.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp DH
Phương pháp DH: Dạy học theo nhóm , nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, mảnh ghép, đặt câu hỏi.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân:
+ Trả lời các câu hỏi thứ 2,3 trong phần HĐ khởi động SHDH trang 108.
HS: Hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện 1 – 2 HS báo cáo, các HS khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động
+ Lòng trắng trứng gà từ trong suốt chuyển thành trắng đục sau khi luộc vì prôtêin bị biến tính.
+ Trình tự nuclêôtit của ARN bổ sung với một mạch của ADN tổng hợp ra nó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 1: Chức năng của prôtêin
GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi:
+ Nghiên cứu thông tin trang 110.
+ Trả lời các câu hỏi trong SHDH mục II trang 110.
HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện 1-2 cặp báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
II. CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN
Prôtêin tham gia thực hiện các chức năng trong cơ thể: – Cấu tạo: Histôn là thành phần cấu tạo nên chất nhiễm sắc, cấu thành nên NST.
– Cấu tạo: Kêratin chiếm tỉ lệ lớn trong móng, lông, tóc, sừng.
– Miễn dịch: Kháng thể tham gia bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh.
– Điều hoà: Hoocmôn prôlactin làm kích thích tuyến vú, tăng tiết sữa; hoocmôn tirôxin do tuyến giáp tiết ra giúp quá trình trao đổi chất, phối hợp hoạt động.
– Xúc tác:Enzim amilaza xúc tác quá trình phân giải tinh bột thành đường; enzim ADN-pôlimeraza xúc tác quá trình nhân đôi ADN.
– Dự trữ: Khi cơ thể thiếu hụt lipit và gluxit, prôtêin bị phân giải để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Hoạt động 2: Tổng hợp prôtêin
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Quan sát hình 20.4( Bài 20).
+ Trả lời các câu hỏi trong SHDH mục III trang 110.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. III. TỔNG HỢP PRÔTÊIN
- Quá trình tổng hợp prôtêin diễn ra ở tế bào chất, tại ribôxôm.
– Nếu số lượng nuclêôtit trên mARN mang thông tin quy định sự tổng hợp chuỗi axit amin gồm 1500 nuclêôtit thì chuỗi pôlipeptit được tổng hợp có (1500 : 3) – 1 = 499 axit amin (trừ bộ ba kết thúc).
– Mối quan hệ giữa mARN và prôtêin: mARN mang thông tin quy định trình tự axit amin trên phân tử prôtêin.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, DH hợp tác
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, động não, kĩ thuật trình bày một phút
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Trả lời câu hỏi 4,5 trong phần HĐ luyện tập .
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập
Bài 4: Nguyên tắc trong quá trình tổng hợp ADN và tổng hợp chuỗi axit amin là yếu tố quyết định nhất đến mối liên hệ giữa gen và tính trạng: nguyên tắc bổ sung.
Bài 5: Một đoạn mARN có trình tự nuclêôtit như sau:
A–U–G–G–A–X–G–A–U–X–G–U–X–A–X–G–A–G–X–A–A–
a) Trình tự nuclêôtit của gen quy định đoạn mARN đó:
T–A–X–X–T–G–X–T–A–G–X–A–G–T–G–X–T–X–G–T–T–
A–T–G–G–A–X–G–A–T–X–G–T–X–A–X–G–A–G–X–A–A–
b) Số axit amin được tổng hợp: 7 axit amin
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân,
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà hoạt động cá nhân nghiên cứu trả lời câu hỏi 2 trong phần HĐ vận dụng trang 113.
+ Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp.
HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân
2. Phương pháp: dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà HĐ cá nhân nghiên cứu trả lời 2 ở phần HĐ tìm tòi mở rộng trang 113.
+ Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp.
HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi E. Hoạt động tìm tòi mở rộng