Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 12: Cơ chế xác định giới tính. Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...............
Ngày dạy: .................
Tiết số: .................
BÀI 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
+ Học sinh mô tả được một số NST giới tính
+ Trình bày được cơ chế NST xác định ở người
+ Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hoá giới tính
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
+ Phát triển tư duy lí luận (phân tích và so sánh)
3. Thái độ: Yêu thích môn học
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to H 12.1 ; 12.2 ( SGK)
2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cưu bài mới
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày quá trình phát sinh giao tử của động vật?
? Sự thụ tinh là gì?
? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV tiến hành 1 cuộc khảo sát nhỏ với câu hỏi: Gia đình các em thích sinh con trai hay con gái hơn. Cuộc khảo sát tiến hành với tất cả thành viên trong lớp. GV thống kê kết quả lên bảng.
- Trường hợp tỉ lệ sinh con trai nhiều hơn => trọng nam khinh nữ => có nhiều tác hại
- Trường hợp tỉ lệ sinh con trai bằng hoặc ít hơn tỉ lệ sinh con gái => tư tưởng tiến bộ tuy nhiên ở 1 số vùng khác vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ => tác hại
-Trong dân gian chúng ta thấy có một số người phụ nữ sinh con một bề. Trong cuộc sống họ gặp rất nhiều lời phiền toái (nhất là sinh toàn con gái). Vậy theo các em có phải lỗi là ở người mẹ không? Tại sao ? Để trả lời câu hỏi này chúng ta nghiên cứu bài mới $ 12…
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Nêu đựoc một số đặc điểm của NST giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính
B1: GV yêu cầu HS quan sát H 8.2 bộ NST ruồi dấm nêu những điểm giống và khác nhau ở bộ NST ruồi đực và cái
Từ điểm giống và khác nhau ở bộ NST của ruồi giấm GV phân tích điểm NST thường – NST giới tính
- Các nhóm quan sát kĩ hình nêu được đặc điểm:
+ Giống nhau:
Số lượng: 8 NST
Hình dạng: 1 cặp hình hạt, 2 cặp chữ V
+ Khác nhau:
Con đực: 1 chiếc hình que
1 chiếc hình móc
Con cái: 1 cặp hình que
B2: GV yêu cầu HS quan sát H 12.1 cặp NST nào là NST giới tính
+ NST giới tính có ở TB nào ?
- HS quan sát kĩ hình nêu được cặp NST số 23 khác nhau giữa nam và nữ
B3: GV đưa ví dụ ở người
44A + XX nữ
44A + XY nam
- So sánh điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính ?
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung
- HS nêu điểm khác nhau về hình dạng, số lượng, chức năng.
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Giải thích được cơ chế xác định NST giới tính và tỷ lệ đực/cái của mỗi loài sinh vật liên hệ thực tế việc sinh con trai /gái
B1: GV giới thiệu ví dụ cơ chế xác định giới tính ở người
- Yêu cầu quan sát H 12.2. thảo luận.
? Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân
? Sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng nào tạo ra hợp tử phát triển thành con trai hay con gái
- HS quan sát kĩ hình, thảo luận thống nhất ý kiến: qua giảm phân
+ Mẹ sinh ra 1 loại trứng 22A + X
+ Bố sinh ra loại tinh trùng 22A + X và 22A + Y
+ Sự thụ tinh giữa trứng với:
- Tinh trùng X XX (con gái)
- Tinh trùng Y XY (con trai)
B2: GV gọi một HS lên trình bày trên tranh cơ chế NST xác định giới tính ở người
- 1 HS lên trình bày, lớp theo dõi bổ sung.
B3: GV phân tích các khái niệm đồng giao tử, dị giao tử và sự thay đổi tỉ lệ nam, nữ theo lứa tuổi.
- Vì sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra ~ 1 : 1 ?
? Tỉ lệ này đúng trong điều kiện nào ?
? Sinh con trai hay gái do người mẹ đúng không ?
Hoạt động 3:
Mục tiêu: Nêu được các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính
B1: GV giới thiệu: bên cạnh NST giới tính có các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.
- HS nêu được các yếu tố
+ hooc môn
+ Nhiệt độ, cường độ ánh sáng .
- 1 vài HS phát biểu lớp bổ sung.
- HS lấy ví dụ để phân tích
B2: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính ?
Sự hiểu biết về cơ chế xác định giới tính có ý nghĩa như thế nào trong sản xuất? I.Nhiễm sắc thể giới tính
(10ph)
- Ở TB lưỡng bội:
+ có các cặp NST thường (A)
+ 1 cặp NST giới tính:
- Tương đồng XX
- Không tương đồng XY
NST giới tính mang gen qui định:
+ Tính đực cái
+ Tính trạng liên quan giới tính
II. Cơ chế NST xác định giới tính:
- Cơ chế NST xác định giới tính ở người :
P. (44A+XX) x (44A+XY)
22A+X
GP 22A+X 22A+Y
F1: (44A+XX) (gái)
(44A+XY) (trai)
-Tỷ lệ Đực/ cái xấp xỉ 1/1 ở đa số các loài.
- Sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh là cơ chế xác định giới tính
III.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính(10ph)
- Ảnh hưởng của môi trường trong: do rối loạn tiết hooc môn sinh dục biến đổi giới tính
- Ảnh hưởng của môi trường ngoài: nhiệt độ, nồng độ CO2 ; ánh sáng
- Ý nghĩa: Chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực, cái phù hợp với mục đích sản xuất
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
1.Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài trong SGK
2.Hoàn thành bảng sau:
Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính
NST giới tính NST thường
1) Tồn tại một cặp trong TB lưỡng bội
2) Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY)
3) Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể. 1)Tồn tại với số cặp lớn hơn một trong tế bào lưỡng bội
2) Luôn tồn tại thành cặp tương đồng
3) Mang gen qui định tính trạng thường của cơ thể
Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
1. Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ có đúng không?
- Là hoàn toàn không đúng. Giải thích bằng cơ chế sinh con trai con gái ở người.
2. Trong thực tế chăn nuôi người ta còn có thể điều chỉnh tỉ lệ đực, cái bằng những cách nào?
- Nhờ tác dụng của hoocmon hoặc tác động đến hoàn cảnh thụ tinh, điều kiện phát triển của hợp tử.
3. Cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ bằng nhau vì:
- Đàn ông có 2 loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau.
- 2 loại tinh trùng trên tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau.
- Hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau.
- Số lượng cá thể thống kê lớn.
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1:1?
a.Số giao tử đực bằng số giao tử cái.
b.Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương.
c. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.
d. Xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực với giao tử cái tương đương.
Câu 2: Ở các loài sinh sản hữu tính, NST giới tính có đặc điểm:
a.Có nhiều cặp trong nhân tế bào sinh dưỡng.
b. Luôn gồm 2 chiếc tương đồng trong nhân tế bào sinh dưỡng
c. Mang gen quy định tính trạng giới tính và một số tính trạng thường.
d.Chỉ có 1 cặp không tương đồng trong tế bào sinh dưỡng.
Câu 3: Câu nào đúng khi nói về quá trình tạo giao tử ở người:
a. Người nữ tạo ra hai loại trứng X, Y.
b. Người nam chỉ tạo 1 loại tinh trùng X.
c. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y.
d. Người nam tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y.
Câu 4: Cặp NST giới tính ở người, động vật có vú, ruồi giấm:
a. Ở giới đực là XX, giới cái là XY
b. Giới đực là XY, Giới cái là XX
c. Giới đực là XO, giới cái là XY
d. Giới đực là XX, giới cái là XO
Câu 5: Cặp NST giới tính ở chim, ếch nhái, bò sát, dâu tây:
a. Ở giới đực là XX, giới cái là XY
b. Giới đực là XY, Giới cái là XX
c. Giới đực là XO, giới cái là XY
d. Giới đực là XX, giới cái là XO
4. Dặn dò: (1 phút)
Học bài theo nội dung SGK
Đọc mục “Em có biết”
Soạn và chuẩn bị trước bài 13: Di truyền liên kết
* Rút kinh nghiệm bài học: