Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Luyện tập sinh học với môi trường (T4). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 66: LUYỆN TẬP SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG (T4)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hệ thống kiến thức về sinh vật và môi trường đã học ở KHTN 8.
Hệ thống kiến thức về quần thể, quần xã sinh vật, đã học ở KHTN 8.
Hệ thống kiến thức về hệ sinh thái, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn đã học ở KHTN 8.
Hệ thống kiến thức về bảo vệ môi trường sống, bảo tồn thiên nhiên hoang dã đã học ở KHTN 8.
2. Kĩ năng
Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh và khái quát hoá, suy luận.
3. Thái độ
Quan tâm tìm hiểu về thế giới sống. Say mê, thích tìm hiểu thông tin và giải thích các hiện tượng có liên quan.
4. Năng lực, phẩm chất
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động cá nhân trên lớp và công việc được giao về nhà theo nhóm; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động tập thể (nhóm đôi, nhóm nhỏ 4- 6HS).
Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Môi trường và các nhân tố sinh thái
Hệ sinh thái: Quần thể sinh vật, quần xã sinh vật, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn
Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh thái.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
Bài soạn, máy chiếu, các hình trong bài.
Giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh
Nghiên cứu trước bài học.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp DH
Phương pháp DH: Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi sau:
+ Trong một cái ao tự nhiên có những quần thể sinh vật nào?
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động
Quần thể sinh vật tôm, quần thể sinh vật cá chép, quần thể sinh vật nhện nước,...
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 3: Quần xã sinh vật
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Trả lời các câu hỏi trong phần II.2.
+ Hoàn thành bảng 66.4
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
II. HỆ SINH THÁI
2. Quần xã sinh vật
Sự khác nhâu giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật
Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật
- Gồm nhiều cá thể cùng loài.
- Độ đa dạng thấp
- Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ cùng loài chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền. - Gồm nhiều quần thể.
- Độ đa dạng cao.
- Mối quan hệ giữa các quần thể là quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng.
Bảng 66.4
Phong phú, mật độ, địa điểm bắt gặp, quan trọng, có nhiều hơn hẳn.
Quần xã sinh vật: Là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một không gian xác định, chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, cặp đôi
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bài tập sau:
Hãy lấy ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
- Kể tên các loài trong quần xã đó.
- Các loài đó có liên quan với nhau như thế nào?
- Nêu khu vực phân bố của quần xã sinh vật.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập
- Ví dụ về quần xã ao tự nhiên
- Có vì con này có thể cung cấp thức ăn cho con khác
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trả lời câu hỏi sau:
+ Tìm hiểu thành phần của một hệ sinh thái nơi em ở.
HS: Về nhà hoàn thành nhiệm vụ GV giao. D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu đọc sách báo, Internet về “Dấu chân sinh thái” viết bài báo cáo chia sẻ với thầy cô cùng các bạn.
HS: Về nhà hoàn thành nhiệm vụ GV giao. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng