Giáo án PTNL bài 25: Thường biến

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 25: Thường biến. Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài 25: Thường biến
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ............... Ngày dạy: ................. Tiết số: ................. Bài 25: THƯỜNG BIẾN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: + Học sinh trình bày được khái niệm thường biến + Phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến về hai phương diện khả năng di truyền và sự biểu hiện kiểu hình + Trình bày được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt + Trình bày được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng. 2. Kĩ năng: + Rèn kĩ năng hoạt động nhóm + Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. - Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: Tranh thường biến ở lá cây rau mác. 2. HS: - HS chuẩn bị trước 1 tuần: Mỗi nhóm ươm mầm 2 củ khoai lang, một củ ở nơi có đầy đủ ánh sáng, độ ẩm. Một củ ở trong tối, có độ ẩm. - Phiếu học tập: Tìm hiểu sự biến đổi kiểu hình. Đối tượng quan sát Điều kiện môi trường Mô tả kiểu hình tương ứng H 25: Lá cây rau mác Mọc trong nước Trên mặt nước Trong không khí VD1: Cây rau dừa nước Mọc trên bờ Mọc ven bờ Mọc trên mặt nước VD2: Luống xu hào Trồng đúng qui định Không đúng qui định III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. (2’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Phân biệt hiện tượng di truyền và biến dị? Nêu tên các loại biến dị di truyền mà em đã học? - Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS. 3. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3’) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. B1: GV yêu cầu HS quan sát các mẫu vật và cho biết mầm khoai mọc ở nơi có ánh sáng và trong bóng tối khác nhau như thế nào? HS: Mầm khoai mọc ngoài sáng có màu xanh. Mọc trong tối có màu vàng. B2:GV: Cùng 1 kiểu gen nếu sống ở các môi trường khác nhau sẽ có sự khác nhau về kiểu hình. Để hiểu thêm về 1 loại biến dị nữa là biến dị không di truyền, bài học hôm nay chúng ta sẽ xét. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Chúng ta đã biết kiểu gen qui định tính trạng. Trong thực tế người ta gặp hiện tượng một kiểu gen cho nhiều kiểu hình khác nhau khi sống trong điều kiện môi trường khác nhau. Hoạt động 1: SỰ BIẾN ĐỔI KIỂU HÌNH DO TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG Mức độ cần đạt:Hình thành khái niệm thường biến, phân biệt thường biến và đột biến Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1: GV yêu cầu HS quan sát tranh thường biến, tìm hiểu các ví dụ hoàn thành phiếu học tập. B2: GV chốt lại đáp án đúng B3: GV phân tích kĩ ví dụ ở hình 25 ? Nhận xét kiểu gen của cây rau mác mọc trong 3 môi trường ? Tại sao lá cây rau mác có sự biến đổi kiểu hình B4: GV yêu cầu HS thảo luận ? Sự biến đổi kiểu hình trong các ví dụ trên do nguyên nhân nào ? Thường biến là gì? Phân biệt với đột biến(về khái niệm, khả năng di truyền, ý nghĩa) - Các nhóm đọc kĩ thông tin trong các ví dụ, thảo luận thống nhất ý kiến điền vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm lên làm trên bảng, các nhóm khác bổ sung - HS sử dụng kết quả phiếu học tập để trả lời + Kiểu gen giống nhau + Sự biến đổi kiểu hình dẽ thích nghi với điều kiện sống Lá hình dải: Tránh sóng ngầm Phiến rộng: nổi trên mặt nước Lá hình mác: Tránh gió mạnh - Do tác động của môi trường sống. -HS phân biệt ghi vào bảng phu. I.Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường: - Thường biến: là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường . - Phân biệt thường biến và đột biến : Thường biến Đột biến - Những biến đổi ở KH do ảnh hưởng TT của MT. - Không DT. - Phát sinh đồng loạt theo1 hướng xác định tương ứng v i ĐKiện của môi trường - Do biến đổi cơ sở vật chất DT (ADN, NST) - DT qua các thế hệ - Xuất hiện với tầng số thấp,1 cách ngẫu nhiên thường có hại Hoạt động 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GEN, MÔI TRƯỜNG VÀ KIỂU HÌNH Mức độ cần đạt: HS thấy được sự biểu hiện ra kiểu hình của một kiểu gen phụ thuộc vào cả kiểu gen và môi trường. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1: GV yêu cầu HS thảo luận: ? Sự biểu hiện ra kiểu hình của một kiểu gen phụ thuộc những yếu tố nào ? Nhận xét mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình ? Những tính trạng laọi nào chịu ảnh hưởng của môi trường - Tính dễ biến dị của tính trạng số lượng liên quan đến năng suất có lợi ích và tác hại gì trong sản xuất ? Từ các ví dụ mục 1 và thông tin ở mục 2, các nhóm thảo luận nêu được: + Biểu hiện kiểu hình là do tương tác giữa kiểu gen và môi trường + Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung + Đúng qui trình năng suất tăng + Sai qui trình năng suất giảm. II. Mối quan hệ giữa kiểu gen , môi trường và kiểu hình: - Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kểu gen và môi trường. - Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. - Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường. Hoạt động 3: MỨC PHẢN ỨNG Mức độ cần đạt: Nêu được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1: GV thông báo: Mức phản ứng đề cập đến giới hạn thường biến của tính trạng số lượng. B2: GV yêu cầu học sinh tìm hiểu ví dụ SGK. + Sự khác nhau giữa năng suất bình quân và năng suất tối đa của giống DR2 do đâu? + Giới hạn năng suất do giống hay do kĩ thuật chăm sóc qui định? + Mức phản ứng là gì ? - HS đọc kĩ ví dụ SGK, vận dụng kiến thức ở mục 2 nêu được : + Do kĩ thuật chăm sóc + Do kiểu hình qui định B3: HS tự rút ra kết luận. III.Mức phản ứng: - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi trường khác nhau. - Mức phản ứng do kiểu gen qui định. Kết luận chung: HS đọc kết luận trong SGK HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (3’) (Hình thành kĩ năng mới). - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. GV yêu cầu HS khoanh tròn vào câu trả lời đúng: Câu 1: Thường biến là: A. Sự biến đổi xảy ra trên NST . B. Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền. C. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN. D. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen. Câu 2: Nguyên nhân gây ra thường biến là: A. Tác động trực tiếp của môi trường sống. B. Biến đổi đột ngột trên phân tử AND. C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST. D. Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtit trên gen. Câu 3: Biểu hiện dưới đây là của thường biến: A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21. B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người. C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X. D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường. HOẠT ĐỘNG 4, 5: VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG (3’) Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 1. Hoàn thành bảng sau: Thường biến Đột biến 1. ............................................... 2. Không di truyền 3. ............................................... 4. Thường biến có lợi cho sinh vật 1. Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN , NST ) 2. .................................................. 3. Xuất hiện ngẫu nhiên 4. .................................................. 2. Ông cha ta tổng kết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Theo em tổng kết trên đúng hay sai? Tại sao? 3. Hãy lựa chọn trường hợp nào là thường biến, trường hợp nào là đột biến: Người ra nắng bị đen da; heo được nuôi trong điều kiện tốt thì da lông mượt; heo có vành tai bị xẻ thùy và bàn chân dị dạng; bò có 6 chân; người có bàn tay 6 ngón. 4. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ. (1’) - Học bài theo nội dung SGK - Làm các bài tập trong SGK - Sưu tầm tranh ảnh về các đột biến ở vật nuôi, cây trồng. * Rút kinh nghiệm bài học:

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Giáo án PTNL sinh học 9 bài 25 thường biến, giáo án phát triển năng lực sinh học 9 bài 25 thường biến, giáo án sinh học 9 hay bài 25 thường biến giáo án PTNL , giáo án sinh học 9 chi tiết bài 25 thường biến, giáo án PTNL sinh học 9 bài 25 thường biến

Tải giáo án:

 

 

Giải bài tập những môn khác