Giải SBT Toán 11 chân trời Bài 5 Phương trình lượng giác cơ bản
Giải chi tiết sách bài tập Toán 11 tập 1 Chân trời bài 5 Phương trình lượng giác cơ bản. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài 1: Giải các phương trình lượng giác sau:
a) $sin(3x+\frac{\pi}{6})=\frac{\sqrt{3}}{2}$
b) $cos(2x-30^{o}) = -1$;
c) $3sin(-2x + 17^{o}) = 4$;
d) $cos(3x-\frac{7\pi}{12})=cos(-x+\frac{\pi}{4})$;
e) $\sqrt{3}tan(x-\frac{\pi}{4})-1=0$
g) $cot(\frac{x}{3}+\frac{2\pi}{5})=cot\frac{\pi}{5}$
Trả lời:
a) $sin(3x+\frac{\pi}{6})=\frac{\sqrt{3}}{2}$
$\Leftrightarrow sin(3x+\frac{\pi}{6})=sin\frac{\pi}{3}$
$\Leftrightarrow 3x+\frac{\pi}{6}=\frac{\pi}{3}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $3x+\frac{\pi}{6}=\frac{\pi}{3}+k2\pi , k \in \mathbb{Z}$
$x=\frac{\pi}{18}+k\frac{2\pi}{3},k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{\pi}{6}+k\frac{2\pi}{3},k \in \mathbb{Z}$
Vậy phương trình có nghiệm là $x=\frac{\pi}{18}+k\frac{2\pi}{3}, k \in \mathbb{Z}$ và $x = \frac{\pi}{6}+k\frac{2\pi}{3},k \in \mathbb{Z}$
b) $cos(2x -30^{o}) = -1$
$\Leftrightarrow 2x – 30^{o}= 180^{o}+k360^{o}(k \in \mathbb{Z})$
$\Leftrightarrow 2x = 210^{o} + k360^{o} (k\in \mathbb{Z})$
$\Leftrightarrow x = 105^{o} + k180^{o} (k \in \mathbb{Z})$
Vậy phương trình có nghiệm là $x = 105^{o} + k180^{o}(k\in \mathbb{Z})$.
c) $3sin(-2x + 17^{o}) = 4$
$\Leftrightarrow sin(-2x+17^{o})=\frac{4}{3}$
Do $\frac{4}{3}>1$ nên phương trình vô nghiệm.
d) $cos(3x-\frac{7\pi}{12})=cos(-x+\frac{\pi}{4})$
$\Leftrightarrow 3x-\frac{7\pi}{12}=-x+\frac{\pi}{4}+k2\pi,k \in \mathbb{Z}$ hoặc $3x-\frac{7\pi}{12}=-(-x+\frac{\pi}{4})+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
$\Leftrightarrow x=\frac{5\pi}{24}+k\frac{\pi}{2},k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{\pi}{6}+k\pi, k\in \mathbb{Z}$
Vậy phương trình có nghiệm là $x=\frac{5\pi}{24}+k\frac{\pi}{2},k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{\pi}{6}+k\pi, k\in \mathbb{Z}$
e) $\sqrt{3}tan(x-\frac{\pi}{4})-1=0$
$\Leftrightarrow tan(x-\frac{\pi}{4})=\frac{1}{\sqrt{3}}$
$\Leftrightarrow tan(x-\frac{\pi}{4})=tan\frac{\pi}{6}$
$\Leftrightarrow x-\frac{\pi}{4}=\frac{\pi}{6}+k\pi, k\in \mathbb{Z}$
$\Leftrightarrow x=\frac{5\pi}{12}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$
Vậy phương trình có nghiệm là $x=\frac{5\pi}{12}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$
g) $cot(\frac{x}{3}+\frac{2\pi}{5})=cot\frac{\pi}{5}$
$\Leftrightarrow \frac{x}{3}+\frac{2\pi}{5}=\frac{\pi}{5}+k\pi,k \in \mathbb{Z}$
$\Leftrightarrow x=-\frac{3\pi}{5}+k3\pi, k\in \mathbb{Z}$
Vậy phương trình có nghiệm là $x=-\frac{3\pi}{5}+k3\pi,k \in \mathbb{Z}$
Bài 2: Giải các phương trình lượng giác sau:
a) $cos(2x + 10^{o}) = sin(50^{o}- x)$;
b) $8sin^{3}x + 1 = 0$;
c) $(sinx + 3)(cotx - 1) = 0$;
d) $tan(x -30^{o}) - cot50^{o}= 0$.
Trả lời:
a) $cos(2x + 10^{o}) = sin(50^{o}- x)$
$\Leftrightarrow cos(2x + 10^{o}) = cos(x + 40^{o})$
$\Leftrightarrow 2x + 10^{o}= x + 40^{o}+ k360^{o}, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $2x + 10^{o}= -x – 40^{o}+ k360^{o}, k \in \mathbb{Z}$
$\Leftrightarrow x = 30^{o}+ k360^{o}, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=-\frac{1}{3}.50^{o}+k120^{o},k \in \mathbb{Z}$.
Vậy phương trình có các nghiệm là $x = 30^{o}+ k360^{o}, k \in \mathbb{Z}$ và $x=-\frac{1}{3}.50^{o}+k120^{o}, k \in \mathbb{Z}$
b) $8sin^{3}x + 1 = 0$
$\Leftrightarrow sin^{3}x=-\frac{1}{8} \Leftrightarrow sinx=-\frac{1}{2}$
$\Leftrightarrow x=-\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\pi-(-\frac{\pi}{6})+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}$
$\Leftrightarrow x=-\frac{\pi}{6}+k2\pi,k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\frac{7\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
Vậy phương trình có các nghiệm là $ x=-\frac{\pi}{6}+k2\pi,k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\frac{7\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
c) (sinx + 3)(cotx ‒ 1) = 0
$\Leftrightarrow sinx + 3 = 0$ hoặc cotx ‒ 1 = 0
$\Leftrightarrow sinx = -3$ hoặc cotx = 1
Phương trình sinx = ‒3 vô nghiệm.
Phương trình cotx = 1 có nghiệm là $x=\frac{\pi}{4}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$
Vậy phương trình có các nghiệm là $x=\frac{\pi}{4}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$
d) $tan(x - 30^{o})- cot50^{o}= 0$
$\Leftrightarrow tan(x - 30^{o}) = cot50^{o}$
$\Leftrightarrow tan(x - 30^{o}) = tan40^{o}$
$\Leftrightarrow x – 30^{o}= 40^{o}+ k180^{o}, k \in \mathbb{Z}$
$\Leftrightarrow x = 70^{o}+ k180^{o}, k \in \mathbb{Z}$
Vậy phương trình có các nghiệm là $x = 70^{o}+ k180^{o}, k \in \mathbb{Z}$
Bài 3: Giải các phương trình lượng giác sau:
a) $cos(x+\frac{\pi}{4})+cos(\frac{\pi}{4}-x)=0$;
b) $2cos^{2}x + 5sinx - 4 = 0$;
c) $cos(3x-\frac{\pi}{4})+2sin^{2}x-1=0$.
Trả lời:
a) $cos(x+\frac{\pi}{4})+cos(\frac{\pi}{4}-x)=0$
$ \Leftrightarrow cos(x+\frac{\pi}{4})=-cos(\frac{\pi}{4}-x) \Leftrightarrow cos(x+\frac{\pi}{4})=cos(\frac{3\pi}{4}+x)$
$\Leftrightarrow x+\frac{\pi}{4}=\frac{3\pi}{4}+x+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x+\frac{\pi}{4}=-\frac{3\pi}{4}-x+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
$ \Leftrightarrow x=-\frac{\pi}{2}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$
Vậy phương trình có các nghiệm là $x=-\frac{\pi}{2}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$
b) $2cos^{2}x + 5sinx - 4 = 0$
$ \Leftrightarrow 2(1 – sin^{2}x) + 5sinx - 4 = 0$
$ \Leftrightarrow -2sin^{2}x + 5sinx - 2 = 0$
$ \Leftrightarrow sinx = 2$ hoặc $sinx=\frac{1}{2}$
$ \Leftrightarrow x=\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\frac{5\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
Vậy phương trình có các nghiệm $x=\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{5\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
c) $cos(3x-\frac{\pi}{4})+2sin^{2}x-1=0$
$ \Leftrightarrow cos(3x-\frac{\pi}{4})=1-2sin^{2}x \Leftrightarrow cos(3x-\frac{\pi}{4})=cos2x$
$\Leftrightarrow 3x-\frac{\pi}{4}=2x+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $3x-\frac{\pi}{4}=-2x+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
$\Leftrightarrow x=\frac{\pi}{4}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\frac{\pi}{20}+k\frac{2\pi}{5}, k \in \mathbb{Z}$
Vậy phương trình có các nghiệm là $ x=\frac{\pi}{4}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{\pi}{20}+k\frac{2\pi}{5}, k \in \mathbb{Z}$
Bài 4: Tìm tập xác định của hàm số lượng giác $y=\frac{sinx-2cos3x}{sinx+sin(2x-\frac{\pi}{3})}$.
Trả lời:
Hàm số xác định khi và chỉ khi $sinx+sin(2x-\frac{\pi}{3})\neq 0$
Ta có
$sinx+sin(2x-\frac{\pi}{3})=0$
$ \Leftrightarrow sinx=-sin(2x-\frac{\pi}{3})$
$ \Leftrightarrow sinx = sin(-2x+\frac{\pi}{3})$
$x=-2x+\frac{\pi}{3}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\pi+2x-\frac{\pi}{3}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
$ \Leftrightarrow x=\frac{\pi}{9}+k\frac{2\pi}{3}, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=-\frac{2\pi}{3}+k2\pi, k\in \mathbb{Z}$
Do đó $sinx+sin(2x-\frac{\pi}{3}) \neq 0$ khi và chỉ khi $x \neq \frac{\pi}{9}+k\frac{2\pi}{3}, k \in \mathbb{Z}$ và $x \neq -\frac{2\pi}{3}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
Vậy tập xác định của hàm số là D = $\mathbb{R}$∖{$\frac{\pi}{9}+k\frac{2\pi}{3};-\frac{2\pi}{3}+k2\pi | k \in \mathbb{Z}$}
Bài 5: Tìm các nghiệm của mỗi phương trình sau trong khoảng $(-\pi; \pi)$
a) $sin(3x-\frac{\pi}{3})=1$
b) $2cos(2x-\frac{3\pi}{4})=\sqrt{3}$
c) $tan(x+\frac{\pi}{9})=tan\frac{4\pi}{9}$.
Trả lời:
a) $sin(3x-\frac{\pi}{3})=1$
$ \Leftrightarrow 3x-\frac{\pi}{3}=\frac{\pi}{2}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
$ \Leftrightarrow x=\frac{5\pi}{18}+k\frac{2\pi}{3}, k \in \mathbb{Z}$
Với k = ‒1, ta có: $x=\frac{5\pi}{18}-1.\frac{2\pi}{3}=-\frac{7\pi}{18}$
Với k = 0, ta có: $x=\frac{5\pi}{18}+0.\frac{2\pi}{3}=\frac{5\pi}{18}$
Với k = 1, ta có: $x=\frac{5\pi}{18}+1.\frac{2\pi}{3}=\frac{17\pi}{18}$
Do phương trình có nghiệm thuộc $(-\pi; \pi)$ nên $x \in (-\frac{7\pi}{18};\frac{5\pi}{18};\frac{17\pi}{18})$
b) $2cos(2x-\frac{3\pi}{4})=\sqrt{3}$
$ \Leftrightarrow cos(2x-\frac{3\pi}{4})=\frac{\sqrt{3}}{2}$
$ \Leftrightarrow cos(2x-\frac{3\pi}{4})=cos\frac{\pi}{6}$
$ \Leftrightarrow 2x-\frac{3\pi}{4}=\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $2x-\frac{3\pi}{4}=-\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
$ \Leftrightarrow x=\frac{11\pi}{24}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\frac{7\pi}{24}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$
Với k = ‒1, ta có $x=\frac{11\pi}{24}+(-1).\pi=-\frac{13\pi}{24}$ hoặc $x=\frac{7\pi}{24}+(-1).\pi=\frac{-17\pi}{24}$
Với k = 0, ta có $x=\frac{11\pi}{24}+0.\pi=\frac{11\pi}{24}$ hoặc $x=\frac{7\pi}{24}+0.\pi=\frac{7\pi}{24}$
Với k = 1, ta có $x=\frac{11\pi}{24}+1.\pi=\frac{35\pi}{24}$ hoặc $x=\frac{7\pi}{24}+1.\pi=\frac{31\pi}{24}$
Do phương trình có nghiệm thuộc $(-\pi; \pi)$ nên $x \in (-\frac{17\pi}{24};-\frac{13\pi}{24};\frac{7\pi}{24};\frac{11\pi}{24})$
c) $tan(x+\frac{\pi}{9})=tan\frac{4\pi}{9}$
$ \Leftrightarrow x+\frac{\pi}{9}=\frac{4\pi}{9}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$
$ \Leftrightarrow x=\frac{\pi}{3}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$
Với x = ‒1, ta có: $x=\frac{\pi}{3}+(-1).\pi=\frac{-2\pi}{3}$
Với x = 0, ta có: $x=\frac{\pi}{3}+0.\pi=\frac{\pi}{3}$
Với x = ‒1, ta có: $x=\frac{\pi}{3}+1.\pi=\frac{4\pi}{3}$
Do phương trình có nghiệm thuộc $(-\pi; \pi)$ nên $x \in (-\frac{2\pi}{3}; \frac{\pi}{3})$
Bài 6: Tìm hoành độ các giao điểm của đồ thị các hàm số sau:
a) $y=sin(2x-\frac{\pi}{3})$ và $y=sin(\frac{\pi}{4}-x)$
b) $y=cos(3x-\frac{\pi}{4})$ và $y=cos(x+\frac{\pi}{6})$.
Trả lời:
a) Hoành độ các giao điểm của đồ thị 2 hàm số là nghiệm của phương trình: $sin(2x-\frac{\pi}{3})=sin(\frac{\pi}{4}-x)$
$ \Leftrightarrow 2x-\frac{\pi}{3}=\frac{\pi}{4}-x+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $2x-\frac{\pi}{3}=\pi - (\frac{\pi}{4}-x)+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
$ \Leftrightarrow x=\frac{7\pi}{36}+k\frac{2\pi}{3}, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\frac{13\pi}{12}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
Vậy hoành độ các giao điểm của đồ thị 2 hàm số là: $x=\frac{7\pi}{36}+k\frac{2\pi}{3}, k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{13\pi}{12}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
b) Hoành độ các giao điểm của đồ thị 2 hàm số là nghiệm của phương trình:
$cos(3x-\frac{\pi}{4})=cos(x+\frac{\pi}{6})$
$ \Leftrightarrow 3x-\frac{\pi}{4}=x+\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $3x-\frac{\pi}{4}=-(x+\frac{\pi}{6})+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
$ \Leftrightarrow x=\frac{5\pi}{24}+k\pi, k\in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\frac{\pi}{48}+k\frac{\pi}{2}, k \in \mathbb{Z}$
Vậy hoành độ các giao điểm của đồ thị 2 hàm số là: $x=\frac{5\pi}{24}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{\pi}{48}+k\frac{\pi}{2},k \in \mathbb{Z}$.
Bài 7: Tìm hoành độ các giao điểm của đồ thị hàm số $y=sin3x-cos(\frac{3\pi}{4}-x)$ với trục hoành.
Trả lời:
Hoành độ các giao điểm của đồ thị hàm số $y=sin3x-cos(\frac{3\pi}{4}-x)$ với trục hoành là nghiệm của phương trình:
$sin3x-cos(\frac{3\pi}{4}-x)=0$
$\Leftrightarrow sin3x=cos(\frac{3\pi}{4}-x)$
$\Leftrightarrow sin3x=cos(\frac{\pi}{2}+\frac{\pi}{4}-x)$
$\Leftrightarrow sin3x=sin(x-\frac{\pi}{4})$
$\Leftrightarrow 3x=x-\frac{\pi}{4}+k2\pi,k \in \mathbb{Z}$ hoặc $3x=\pi -(x-\frac{\pi}{4})+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
$\Leftrightarrow x=-\frac{\pi}{8}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{5\pi}{16}+k\frac{\pi}{2},k \in \mathbb{Z}$
Vậy hoành độ các giao điểm của đồ thị hàm số $y=sin3x-cos(\frac{3\pi}{4}-x)$ với trục hoành là $x=-\frac{\pi}{8}+k\pi,k \in \mathbb{Z}$ và $x=\frac{5\pi}{16}+k\frac{\pi}{2}, k \in \mathbb{Z}$
Bài 8: Theo định luật khúc xạ ánh sáng, khi một tia sáng được chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt không đồng chất thì tỉ số $\frac{sini}{sinr}$, với i là góc tới và r là góc khúc xạ, là một hằng số phụ thuộc vào chiết suất của hai môi trường. Biết rằng khi góc tới là $45^{o}$ thì góc khúc xạ là bao nhiêu? Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm.
Trả lời:
Vì $\frac{sin45^{o}}{sin30^{o}}=\frac{sin60^{o}}{sinr}$ nên $sinr=\frac{sin60^{o}.sin30^{o}}{sin45^{o}}=\frac{\sqrt{6}}{4}$
Suy ra $r=37,76^{o}$
Bài 9: Một quả bóng được ném xiên một góc $\alpha (0^{o} \leq \alpha \leq 90^{o})$ từ mặt đất với tốc độ $v_{0}$ (m/s). Khoảng cách theo phương ngang từ vị trí ban đầu của quả bóng đến vị trí bóng chạm đất được tính bởi công thức $d=\frac{v^{2}_{0}sin2\alpha}{10}$.
a) Tính khoảng cách d khi bóng được ném đi với tốc độ ban đầu 10m/s và góc ném là $30^{o}$ so với phương ngang.
b) Nếu tốc độ ban đầu của bóng là 10m/s thì cần ném bóng với góc bao nhiêu độ để khoảng cách d là 5 m?
Trả lời:
a) Khoảng cách d khi bóng được ném đi với tốc độ ban đầu 10m/s và góc ném là $30^{o}$ so với phương ngang là:
$d=\frac{10^{2}sin2.30^{o}}{10}=5\sqrt{3} \approx 8,66$ (m)
b) $d=\frac{v^{2}_{0}sin2\alpha}{10}$ nên $sin2\alpha=\frac{10d}{v^{2}_{0}}$
Nếu tốc độ ban đầu của bóng là 10m/s thì cần ném bóng với góc bao nhiêu độ để khoảng cách d là 5 m là:
$sin2\alpha=\frac{10d}{v^{2}_{0}}=\frac{10.5}{10^{2}}=\frac{1}{2}$
$\Leftrightarrow 2\alpha =30^{o}$ hoặc $2\alpha=150^{o}$
$\alpha = 15^{o}$ hoặc $\alpha=75^{o}$
Bài 10: Chiều cao h(m) của một cabin trên vòng quay vào thời điểm t giây sau khi bắt đầu chuyển động được cho bởi công thức $h(t)=30+20sin(\frac{\pi}{25}t+\frac{\pi}{3})$
a) Cabin đạt độ cao tối đa là bao nhiêu?
b) Sau bao nhiêu giây thì cabin đạt độ cao 40 m lần đầu tiên?
Trả lời:
a) Cabin đạt độ cao tối đa khi $sin(\frac{\pi}{25}t+\frac{\pi}{3})=1$
Khi đó độ cao của cabin là h = 30 + 20.1 = 50 (m).
b) Thời gian để cabin đạt độ cao 40 m lần đầu tiênlà nghiệm của phương trình:
$30+20sin(\frac{\pi}{25}t+\frac{\pi}{3})=40$
$\Leftrightarrow sin(\frac{\pi}{25}t+\frac{\pi}{3})=\frac{1}{2}$
$\Leftrightarrow sin(\frac{\pi}{25}t+\frac{\pi}{3})=sin\frac{\pi}{6}$
$\Leftrightarrow \frac{\pi}{25}t+\frac{\pi}{3}=\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $\frac{\pi}{25}t+\frac{\pi}{3}=\pi-\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$
$\Leftrightarrow t=-\frac{25}{6}+k50, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $t=\frac{25}{2}+k50, k \in \mathbb{Z}$
⦁ Xét $t=-\frac{25}{6}+k50, k \in \mathbb{Z}$ ta có:
$-\frac{25}{6}+k50>0 \Leftrightarrow k>\frac{1}{12}, k \in \mathbb{Z}$ nên k = 1. Do đó t = 44,8 s.
⦁ Xét $t=\frac{25}{2}+k50,k \in \mathbb{Z}$ ta có:
$t=\frac{25}{2}+k50>0 \Leftrightarrow k>-\frac{1}{4}, k \in \mathbb{Z}$ nên k = 0. Do đó t = 12,5 s.
Do 12,5 < 44,8 nên sau 12,5 giây thì cabin đạt độ cao 40 m lần đầu tiên.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận