Giải SBT Toán 11 chân trời Bài 2 Giá trị lượng giác của một góc lượng giác

Giải chi tiết sách bài tập Toán 11 tập 1 Chân trời bài 2 Giá trị lượng giác của một góc lượng giác. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài 1: Tính các giá trị lượng giác của góc $\alpha$ nếu:

a) $sin\alpha =-\frac{4}{5}$ và $\pi < \alpha <\frac{3\pi}{3}$

b) $cos\alpha =\frac{11}{61}$ và $0 < \alpha < \frac{\pi}{2}$

c) $tan\alpha =-\frac{15}{8}$ và $-90^{o} < \alpha < 90^{o}$

d) $cot\alpha =-2,4$ và $-180^{o} < \alpha < 0^{o}$

Trả lời:

a) Ta có $cos^{2}\alpha=1-sin^{2}\alpha=1-(-\frac{4}{5})^{2}=\frac{9}{25}$. Vì $\pi < \alpha <\frac{3\pi}{2}$ nên $cos\alpha < 0.$

Do đó $cos\alpha=-\frac{3}{5}$

Suy ra $tan\alpha=\frac{sin\alpha}{cos\alpha}=\frac{-\frac{4}{5}}{-\frac{3}{5}}=\frac{4}{3}$ và $cot\alpha=\frac{1}{tan\alpha}=\frac{1}{\frac{4}{3}}=\frac{3}{4}$

b) Ta có $sin^{2}\alpha=1-cos^{2}\alpha=1-(\frac{11}{61})^{2}=(\frac{60}{61})^{2}$. Vì $0<\alpha<\frac{\pi}{2}$ nên $sin\alpha > 0$.

Do đó $sin\alpha=\frac{60}{61}$

Suy ra $tan\alpha=\frac{sin\alpha}{cos\alpha}=\frac{\frac{60}{61}}{\frac{11}{61}}=\frac{60}{11}$

c) Ta có $cot\alpha=\frac{1}{tan\alpha}=\frac{1}{-\frac{15}{8}}=-\frac{8}{15}$; $\frac{1}{cos^{2}\alpha}=1+tan^{2}\alpha=1+(-\frac{15}{8})^{2}=\frac{289}{64}$

Suy ra $cos^{2}\alpha=\frac{64}{289}$ Vì $-90^{o}<\alpha<90^{o}$ nên $cos\alpha>0$. Do đó $cos\alpha=\frac{8}{17}$.

Suy ra $sin\alpha=tan\alpha cos\alpha =-\frac{15}{8}.\frac{8}{17}=-\frac{15}{17}$

d) $tan\alpha=-\frac{5}{12},sin\alpha=-\frac{5}{13},cos\alpha=\frac{12}{13}$

Ta có $tan\alpha=\frac{1}{cot\alpha}=\frac{1}{-2,4}=-\frac{5}{12};\frac{1}{sin^{2}\alpha}=1+cot^{2}\alpha=1+(-2,4)^{2}=\frac{676}{100}$

Suy ra $sin^{2}\alpha=\frac{100}{676}$. Vì $-180^{o}< \alpha < 0^{o}$ nên $sin\alpha <0$. Do đó $sin\alpha=-\frac{5}{13}$

Suy ra $cos\alpha=cot\alpha sin\alpha=-2,4.(-\frac{5}{13})=\frac{12}{13}$

Bài 2: Biểu diễn các giá trị lượng giác sau qua các giá trị lượng giác của góc có số đo từ 0 đến $\frac{\pi}{4}$ (hoặc từ $0^{o}$ đến $45^{o}$).

a) $sin(-1693^{o})$;

b) $cos\frac{1003\pi}{3}$;

c) $tan885^{o}$;

d) $cot(-\frac{53\pi}{10})$.

Trả lời:

a) $sin(-1693^{o}) = -sin(1693^{°})$

$=-sin(4.360^{o}+ 180^{o}+ 73^{o})$

$= sin73^{o}$

$= cos(90^{o}- 73^{o}) = cos17^{o}$.

b) $cos\frac{1003\pi}{3}=cos(334\pi+\frac{\pi}{3})=cos\frac{\pi}{3}=sin\frac{\pi}{6}$

c) $tan885^{o}= tan(180^{o}.4 + 165^{o}) = tan165^{o}= tan(180^{o}-15^{o})= -tan15^{o}$

d) $cot(-\frac{53\pi}{10})=-cot(\frac{53\pi}{10})=-cot(\frac{50\pi}{10}+\frac{3\pi}{10})$

$=-cot(5\pi+\frac{3\pi}{10})=-cot(\frac{3\pi}{10})$

$=-cot(\frac{\pi}{2}-\frac{\pi}{5})=-tan(\frac{\pi}{5})$

Bài 3Cho $\pi<\alpha<\frac{3\pi}{2}$. Xác định dấu của các giá trị lượng giác sau:

a) $cos(\alpha + \pi)$;

b) $sin(\frac{\pi}{2}-\alpha)$

c) $tan(\alpha+\frac{3\pi}{2})$;

d) $cot(\alpha−\frac{\pi}{2})$;

e) $cos(2\alpha+\frac{\pi}{2})$;

g) $sin(\pi -2\alpha)$.

Trả lời:

a) $cos(\alpha +\pi) = -cos\alpha> 0$ vì $\pi<\alpha<\frac{3\pi}{2}$

b) $sin(\frac{\pi}{2}-\alpha)=cos\alpha<0$ vì $\pi<\alpha<\frac{3\pi}{2}$

c) $tan(\alpha+\frac{3\pi}{2})=-cot\alpha<0$ vì $\pi<\alpha<\frac{3\pi}{2}$

d) $cot(\alpha -\frac{\pi}{2})=-tan\alpha < 0$ vì $\pi <2\alpha < \frac{3\pi}{2}$

e) $cos(2\alpha +\frac{\pi}{2})=-sin2\alpha <0$ vì $2\pi <2\alpha <3\pi$

g) $sin(\pi -2\alpha)=sin2\alpha > 0$ vì $2\pi <2\alpha <3\pi$

Bài 4: Biết $sin\alpha=\frac{3}{5}$ và $\frac{\pi}{2}<\alpha<\pi$. Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) $A=\frac{3sin\alpha}{2cos\alpha-tan\alpha}$

b) $B=\frac{cot^{2}\alpha-sin\alpha}{tan\alpha+2cos\alpha}$

Trả lời:

Vì $sin\alpha=\frac{3}{5}$ và $\frac{\pi}{2}<\alpha<\pi$ nên $cos\alpha =-\frac{4}{5}, tan\alpha=-\frac{3}{4}$ và $cot\alpha=-\frac{4}{3}$

a) $A=\frac{3.\frac{3}{5}}{2.(-\frac{4}{5})-(-\frac{3}{4})}=\frac{\frac{9}{5}}{-\frac{8}{5}+\frac{3}{4}}=\frac{\frac{9}{5}}{-\frac{17}{20}}=-\frac{36}{17}$

b) $B=\frac{(-\frac{4}{3})^{2}-\frac{3}{5}}{-\frac{3}{4}+2.(-\frac{4}{5})}=\frac{\frac{16}{9}-\frac{3}{5}}{-\frac{3}{4}-\frac{8}{5}}=\frac{\frac{53}{45}}{-\frac{47}{20}}=-\frac{212}{423}$

Bài 5: Chứng minh các đẳng thức lượng giác sau:

a) $sin^{4}x+cos^{4}x=1-2sin^{2}xcos^{2}x$

b) $\frac{1+cotx}{1-cotx}=\frac{tanx+1}{tanx-1}$

c) $\frac{sin\alpha +cos\alpha}{sin^{3}\alpha}=\frac{1-cot^{4}\alpha}{1-cot\alpha}$

d) $\frac{tan^{2}\alpha+cos^{2}\alpha-1}{cot^{2}\alpha+sin^{2}\alpha - 1}=tan^{6}\alpha$

Trả lời:

a) $sin^{4}x+cos^{4}x$

$=(sin^{2}x+cos^{2}x)^{2}-2sin^{2}xcos^{2}$

$=1-2sin^{2}xcos^{2}x$

b) $\frac{1+cotx}{1-cotx}=\frac{1+\frac{1}{tanx}}{1-\frac{1}{tanx}}=\frac{\frac{tanx+1}{tanx}}{\frac{tanx-1}{tanx}}=\frac{tanx+1}{tanx-1}$

c) $\frac{sin\alpha +cos\alpha}{sin^{3}\alpha}$

$=\frac{1}{sin^{2}\alpha}+\frac{cos\alpha}{sin\alpha}.\frac{1}{sin^{2}\alpha}$

$=(1+cot^{2}\alpha)+cot\alpha(1+cot^{2}\alpha)$

$=(1+cot\alpha)(1+cot^{2}\alpha$

$=\frac{(1-cot^{2}\alpha)(1+cot^{2}\alpha)}{1-cot\alpha}$

$=\frac{1-cot^{4}\alpha}{1-cot\alpha}$

d) $\frac{tan^{2}\alpha+cos^{2}\alpha-1}{cot^{2}\alpha+sin^{2}\alpha - 1}$

$=\frac{tan^{2}\alpha-sin^{2}\alpha}{cot^{2}\alpha-cos^{2}\alpha}$

$=\frac{\frac{sin^{2}\alpha}{cos^{2}\alpha}-sin^{2}\alpha}{\frac{cos^{2}\alpha}{sin^{2}\alpha}-cos^{2}\alpha}$

$=\frac{sin^{2}\alpha(\frac{1}{cos^{2}\alpha}-1)}{cos^{2}\alpha(\frac{1}{sin^{2}\alpha}-1)}$

$=tan^{2}\alpha.\frac{tan^{2}\alpha}{cot^{2}\alpha}$

$=tan^{6}\alpha$

Bài 6: Chứng minh các đẳng thức sau:

a) $sin^{2}605^{o}+sin^{2}1645^{o}+cot^{2}25^{o}=\frac{1}{cos^{2}65^{o}}$

b) $\frac{sin530^{o}}{1+sin640^{o}}=\frac{1}{sin10^{o}}+cot10^{o}$

Trả lời:

a) $sin605^{o} = sin(3.180^{o}+ 65^{o}) = -sin65^{o}$.

$sin1645^{o}= sin(9.180^{o}+ 25^{o}) = -sin25^{o}= -sin(90^{o}-65^{o})=-cos65^{o}$.

$cot25^{o}= cot(90^{o}- 65^{o}) = tan65^{o}$.

$sin^{2}605^{o}+ sin^{2}1645^{o}+ cot^{2}25^{o}$

$= (-sin65^{o})^{2} + (-cos65^{o})^{2} + (tan65^{o})^{2}$

$= 1 + tan^{2}65^{o}$

$=\frac{1}{cos^{2}65^{o}}$

b) $sin530^{o}= sin(3.180^{o}-10^{o}) = sin10^{o}$.

$sin640^{o}= sin(4.180^{o}- 80^{o}) = -sin80^{o}= -sin(90^{o}-10^{o}) = -cos10^{o}$.

$\frac{sin530^{o}}{1+sin640^{o}}=\frac{sin10^{o}}{1-cos10^{o}}=\frac{sin^{2}10^{o}}{sin10^{o}(1-cos10^{o})}$

$=\frac{1-cos^{2}10^{o}}{sin10^{o}(1-cos10^{o})}=\frac{(1+cos10^{o})(1-cos10^{o})}{sin10^{o}(1-cos10^{o})}$

$=\frac{1+cos10^{o}}{sin10^{o}}=\frac{1}{sin10^{o}}+cot10^{o}$

Bài 7: Rút gọn các biểu thức sau:

a) $cos(\alpha+\pi)+sin(\alpha+\frac{5\pi}{2}-tan(\alpha+\frac{\pi}{2})tan(\pi-\alpha)$

b) $cos(\frac{\pi}{2}-\alpha)sin(\beta+\pi)-sin(2\pi-\alpha)cos(\beta-\frac{\pi}{2})$.

Trả lời:

a) $cos(\alpha+\pi)+sin(\alpha+\frac{5\pi}{2})-tan(\alpha+\frac{\pi}{2})tan(\pi-\alpha)$

$=-cos\alpha+sin(\alpha+\frac{\pi}{2})-tan[\pi-(\alpha+\frac{\pi}{2})]tan\alpha$

$=-cos\alpha+sin[\pi-(\alpha+\frac{\pi}{2})]-tan(\frac{\pi}{2}-\alpha)tan\alpha$

$=-cos\alpha+sin(\frac{\pi}{2}-\alpha)-cot\alpha tan\alpha$

$=-cos\alpha +cos\alpha-1=-1$

b) $cos(\frac{\pi}{2}-\alpha)sin(\beta+\pi)-sin(2\pi-\alpha)cos(\beta-\frac{\pi}{2})$

$=sin\alpha(-sin\beta)-sin(-\alpha)cos(\frac{\pi}{2}-\beta)$

$=-sin\alpha sin\beta+sin\alpha sin\beta=0$.

Bài 8: Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) $sin17^{o}.sin197^{o}+sin73^{o}cos163^{o}$

b) $\frac{1}{1-tan145^{o}}+\frac{1}{1+tan55^{o}}$

Trả lời:

a) Ta có:

$sin197^{o}= sin(180^{o}+ 17^{o}) = -sin17^{o}$.

$sin73^{o}= sin(90^{o}-17^{o}) = cos17^{o}$

$cos163^{o}= cos(180^{o}-17^{o}) = -cos17^{o}$.

Suy ra:

$sin 17^{o}.sin197^{o}+ sin73^{o}.cos163^{o}$

$= sin 17^{o}.(-sin17^{o}) + cos17^{o}.(-cos17^{o})$

$=-(sin217^{o}+ cos217^{o}) = -1$.

b) $\frac{1}{1-tan145^{o}}+\frac{1}{1+tan55^{o}}$

$=\frac{1}{1+cot55^{o}}+\frac{1}{1+tan55^{o}}$

$=\frac{1}{1+\frac{1}{tan55^{o}}}+\frac{1}{1+tan55^{o}}$

$=\frac{tan55^{o}}{1+tan55^{o}}+\frac{1}{1+tan55^{o}}$

$=\frac{tan55^{o}+1}{1+tan55^{o}}=1$

Bài 9: 

a) Cho $tan\alpha + cot\alpha = 2$. Tính giá trị của biểu thức $tan3\alpha +cot3\alpha$.

b) Cho $sin\alpha+cos\alpha=\frac{1}{4}$. Tính giá trị của $sin\alpha cos\alpha$.

c) Cho $sin\alpha+cos\alpha=\frac{1}{2}$. Tính giá trị của biểu thức $sin3\alpha + cos3\alpha$.

Trả lời:

a) $tan^{3}\alpha + cot^{3}\alpha = (tan\alpha + cot\alpha)^{3}-3tan\alpha cot\alpha (tan\alpha + cot\alpha)$

$= (tan\alpha + cot\alpha)^{3}-3 (tan\alpha + cot\alpha)$ (*)

Thay $tan\alpha + cot\alpha = 2$ vào biểu thức (*) ta có: $2^{3}-3.2 = 2$.

b) $(sin\alpha + cos\alpha)^{2} = sin^{2}\alpha + cos^{2}\alpha + 2 sin\alpha cos\alpha= 1 + 2 sin\alpha cos\alpha$.

Do đó $sin\alpha cos\alpha=\frac{1}{2}[(sin\alpha +cos\alpha)^{2}-1]=\frac{1}{2}[(\frac{1}{4})^{2}-1]=-\frac{15}{32}$

c) $sin^{3}\alpha + cos^{3}\alpha$

$= (sin\alpha + cos\alpha)(sin^{2}\alpha- sin\alpha cos\alpha + cos^{2}\alpha)$

$= (sin\alpha + cos\alpha)(1- sin\alpha cos\alpha)$

Mà $sin\alpha cos\alpha =\frac{1}{2}[(sin\alpha +cos\alpha)^{2}-1]=\frac{1}{2}[(\frac{1}{2})^{2}-1]=-\frac{3}{8}$, nên

$sin^{3}\alpha+cos^{3}\alpha=\frac{1}{2}.[1-(-\frac{3}{8})]=\frac{1}{2}.\frac{11}{8}=\frac{11}{16}$

Bài 10: Cho tanx = 2. Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) $\frac{3sinx-4cosx}{5sinx+2cosx}$;

b) $\frac{sin^{3}x-2cos^{3}x}{2sinx+3cosx}$.

Trả lời:

Vì tanx xác định nên $cosx \neq 0$. Chia tử và mẫu của phân thức cho luỹ thừa thích hợp của cosx để biểu diễn biểu thức theo tanx.

a) $\frac{3sinx-4cosx}{5sinx+2cosx}=\frac{3.\frac{sinx}{cosx}-4}{5.\frac{sinx}{cosx}+2}=\frac{3.2-4}{5.2+2}=\frac{1}{6}$

b) $\frac{sin^{3}x+2cos^{3}x}{2sinx+3cosx}=\frac{\frac{sin^{3}x}{cos^{3}x}+2}{(2\frac{sinx}{cosx}+3).\frac{1}{cos^{2}x}}=\frac{tan^{3}x+2}{(2tanx+3)(tan^{2}x+1)}$

$=\frac{2^{3}+2}{(2.2+3)(2^{2}+1)}=\frac{2}{7}$

Bài 11: Độ dài của ngày từ lúc Mặt Trời mọc đến lúc Mặt Trời mọc ở một thành phố X trong ngày thứ t của năm được tính xấp xỉ bởi công thức:

$d(t)=4sin[\frac{2\pi}{365}(t-80)]+12$ với $t \in \mathbb{Z}$ và $1\leq t \leq 365$.

Thành phố X vào  ngày 31 tháng 1 có bao nhiêu giờ có Mặt Trời chiếu sáng? Làm tròn kết quả đến hàng phần mười.

Trả lời:

Thay t = 31 vào công thức trên ta có:

$d(31)=4sin[\frac{2\pi}{365}(31-80)]+12 \approx 9,01$ (giờ)

Vậy thành phố X vào  ngày 31 tháng 1 có 9,01 giờ có Mặt Trời chiếu sáng.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT toán 11 tập 1 sách Chân trời, Giải SBT toán 11 CTST tập 1, Giải SBT toán 11 tập 1 Chân trời bài 2 Giá trị lượng giác của một góc lượng giác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác