Giải SBT Toán 11 chân trời Bài tập cuối chương I

Giải chi tiết sách bài tập Toán 11 tập 1 Chân trời Bài tập cuối chương I. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Trên đường tròn lượng giác, góc lượng giác $\frac{13\pi}{7}$ có cùng điểm biểu diễn với góc lượng giác nào sau đây?

A. $\frac{6\pi}{7}$

B. $\frac{20\pi}{7}$

C. $-\frac{\pi}{7}$.

D. $\frac{19\pi}{14}$.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

$-\frac{\pi}{7}=\frac{13\pi}{7} + (-1).2\pi$

Bài 2: Điểm biểu diễn trên đường tròn lượng giác của góc lượng giác có số đo $-830^{o}$ thuộc góc phần tư thứ mấy?

A. Góc phần tư thứ I.

B. Góc phần tư thứ II.

C. Góc phần tư thứ III.

D. Góc phần tư thứ IV.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bài 3: Trong các khẳng định sai, khẳng định nào là sai?

A. $cos(\pi - x) = -cosx$.

B. $sin(\frac{\pi}{2}-x)=-cosx$

C. $tan(\pi + x) = tanx$.

D. $cos(\frac{\pi}{2}-x)=sinx$.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

$sin(\frac{\pi}{2}-x)=cosx$

Bài 4: Cho $cos\alpha =\frac{1}{3}$. Trong các đẳng thức sau, đẳng thức nào không thể xảy ra?

A. $sin\alpha=-\frac{2\sqrt{2}}{3}$

B. $cos2\alpha=\frac{2\sqrt{2}}{9}$

C. $cot\alpha=\frac{\sqrt{2}}{4}$

D. $cos\frac{\alpha}{2}=\frac{\sqrt{6}}{3}$

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

$cos2\alpha=2cos^{2}\alpha -1 = (\frac{1}{3})^{2}-1=\frac{-7}{9}$

Bài 5: Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số lẻ?

A. y = tanx ‒ 2cotx.

B. $y=sin\frac{5\pi -x}{2}$.

C. $3sin^{2}x + cos2x$.

D. $y=cot(2x+\frac{\pi}{5})$

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Ta có: f(x) = tanx – 2cotx

f(-x) = tan(-x) – 2cot(-x) = -tanx + 2cotx = -(tanx – 2cot2x) = -f(x)

Bài 6: Trong các hàm số sau, hàm số nào nghịch biến trên khoảng $(0;\frac{\pi}{2})$?

A. y =sinx.

B. y = ‒cotx.

C. y = tanx.

D. y = cosx.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Bài 7: Cho $sin\alpha =-\frac{3}{5}$ và $cos\alpha=\frac{4}{5}$. Trong các đẳng thức sau, đẳng thức nào đúng?

A. $sin(\alpha+\frac{\pi}{4})=\frac{\sqrt{2}}{10}$.

B. $sin2\alpha=-\frac{12}{25}$.

C. $tan(2\alpha+\frac{\pi}{4})=-\frac{31}{17}$.

D. $cos(\alpha+\frac{\pi}{3})=\frac{3+4\sqrt{3}}{10}$

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

$sin(\alpha +\frac{\pi}{4})$

$=sin\alpha cos\frac{\pi}{4} + cos\alpha sin\frac{\pi}{4}$

$ =-\frac{3}{5}.\frac{\sqrt{2}}{2} + \frac{4}{5}.\frac{\sqrt{2}}{2}$

$=\frac{\sqrt{2}}{10}$

Bài 8: Cho $sin\alpha=\frac{\sqrt{15}}{4}$ và $cos\beta=\frac{1}{3}$. Giá trị của biểu thức $sin(\alpha + \beta)sin(\alpha - \beta)$ bằng

A. $\frac{7}{12}$

B. $\frac{1}{12}$

C. $\frac{\sqrt{15}}{12}$

D. $\frac{7}{144}$

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

$sin(\alpha + \beta)sin(\alpha - \beta)$

$=\frac{1}{2}.(cos2\beta - cos2\alpha)$

$=\frac{1}{2}.(2cos^{2}\beta -1 – 1 + 2sin^{2}\alpha)$

$=\frac{1}{2}(2.\frac{1}{9} -2 + 2.\frac{15}{16})$

$=\frac{7}{144}$

Bài 9: Số nghiệm của phương trình $sin(2x+\frac{\pi}{3})=\frac{1}{2}$ trên đoạn $[0; 8\pi]$ là:

A. 14.

B. 15.

C. 16.

D. 17.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

$sin(2x+\frac{\pi}{3})=\frac{1}{2}$

$\Leftrightarrow sin(2x+\frac{\pi}{3})=sin\frac{\pi}{6}$

$\Leftrightarrow 2x+\frac{π}{3}=\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $2x+\frac{\pi}{3}=\pi-\frac{\pi}{6}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

$\Leftrightarrow x=- \frac{\pi}{12}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $x=\frac{\pi}{4}+k\pi, k\in \mathbb{Z}$

Trường hợp 1: $x=-\frac{\pi}{12}+k\pi (k\in \mathbb{Z})$ và $x \in [0; 8\pi]$

Suy ra $0 \leq -\frac{\pi}{12}+k\pi \leq 8\pi$

$\Leftrightarrow \frac{1}{12} \leq k \leq \frac{97}{12}$

Mà $k \in \mathbb{Z}$ nên $k \in  {1; 2; …; 8}$

Do đó trong trường hợp này, phương trình có 8 nghiệm trên đoạn $[0; 8\pi]$.

Trường hợp 2: $x=\frac{\pi}{4}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$ và $x \in [0; 8\pi]$

Suy ra $0 \leq \frac{\pi}{4}+k\pi \leq 8\pi$

$\Leftrightarrow \frac{-1}{4} \leq k \leq \frac{31}{4}$

Mà $k \in \mathbb{Z}$ nên $k \in {0; 1; 2; …; 7}$

Do đó trong trường hợp này, phương trình có 8 nghiệm trên đoạn $[0; 8\pi]$.

Vậy số nghiệm của phương trình $sin(2x+\frac{\pi}{3})=\frac{1}{2}$ trên đoạn $[0; 8\pi]$ là: 8 + 8 =16 nghiệm.

Bài 10: Số nghiệm của phương trình $tan(\frac{\pi}{6}-x)=tan\frac{3\pi}{8}$ trên đoạn $[-6\pi; \pi]$ là:

A. 7.

B. 8.

C. 9.

D. 10.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

$tan(\frac{\pi}{6}-x)=tan\frac{3\pi}{8}$

$\Leftrightarrow \frac{\pi}{6}-x=\frac{3\pi}{8}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$

$\Leftrightarrow x=-\frac{5\pi}{24}+k\pi, k \in \mathbb{Z}$

Do nghiệm của phương trình nằm trên đoạn $[-6\pi; \pi]$ nên ta có:

$-6\pi \leq -\frac{5\pi}{24}+k\pi \leq \pi$

$\Leftrightarrow -\frac{139}{24} \leq k \leq \frac{29}{24}$

Mà $k \in \mathbb{Z}$ nên $k \in {-5; -4; -3; -2; -1; 0; 1}$

Vậy phương trình $tan(\frac{\pi}{6}-x)=tan\frac{3\pi}{8}$ có 7 nghiệm trên đoạn $[-6\pi; \pi]$.

TỰ LUẬN

Bài 1: Cho $sin\alpha=\frac{3}{4}$ với $\frac{\pi}{2}<\alpha<\pi$. Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) $sin2\alpha$;

b) $cos(\alpha+\frac{\pi}{3})$;

c) $tan(2\alpha -\frac{\pi}{4})$.

Trả lời:

a) Vì $\frac{\pi}{2}<\alpha<\pi$ nên $cos\alpha=-\sqrt{1-sin^{2}\alpha}=-\sqrt{1-(\frac{3}{4})^{2}}=-\frac{\sqrt{7}}{4}$

Ta có: $sin2\alpha = 2sin\alpha cos\alpha$

$=2.\frac{3}{4}.(-\frac{\sqrt{7}}{4})=-\frac{3\sqrt{7}}{8}$

b) $cos(\alpha+\frac{\pi}{3})=cos\alpha cos\frac{\pi}{3}-sin\alpha sin\frac{\pi}{3}$

$=\frac{-\sqrt{7}}{4}.\frac{1}{2}-\frac{3}{4}.\frac{\sqrt{3}}{2}=\frac{-\sqrt{7}-3\sqrt{3}}{8}$

c) $\frac{sin\alpha}{cos\alpha}=\frac{\frac{3}{4}}{-\frac{\sqrt{7}}{4}}=-\frac{3}{\sqrt{7}}$

$tan(2\alpha-\frac{\pi}{4})=\frac{tan2\alpha-tan\frac{\pi}{4}}{1+tan2\alpha tan\frac{\pi}{4}}$

Mà $tan2\alpha=\frac{2tan\alpha}{1-tan^{2}\alpha}=\frac{2\frac{sin\alpha}{cos\alpha}}{1-(\frac{sin\alpha}{cos\alpha})^{2}}=\frac{2.\frac{-3}{\sqrt{7}}}{1-(\frac{-3}{\sqrt{7}})^{2}}=3\sqrt{7}$

Nên $tan(2\alpha-\frac{\pi}{4})=\frac{tan2\alpha -tan\frac{\pi}{4}}{1+tan2\alpha tan\frac{\pi}{4}}=\frac{3\sqrt{7}-1}{1+3\sqrt{7}.1}=\frac{3\sqrt{7}-1}{3\sqrt{7}+1}$

Bài 2: Chứng minh rằng các hàm số dưới đây là hàm số tuần hoàn và xét tính chẵn, lẻ của mỗi hàm số đó.

a) $y=3sinx+2tan\frac{x}{3}$;

b) $y=cosxsin\frac{\pi -x}{2}$.

Trả lời:

a) Tập xác định của hàm số $y=3sinx+2tan\frac{x}{3}$ là D=$\mathbb{R}$∖{$\frac{3\pi}{2}+k3\pi | k\in \mathbb{Z}$}

Vì $x \pm 6\pi \in$ D với mọi $x \in D$ và $3sin(x+6\pi)+2tan\frac{x+6\pi}{3}=3sinx+2tan(\frac{x}{3}+2\pi)=3sinx+2tan\frac{x}{3}$ nên hàm số là hàm số tuần hoàn.

Vì ‒x $\in$ D với mọi x $\in$ D và $3sin(-x)+2tan(-\frac{x}{3})=-3sinx-2tan\frac{x}{3}=-(3sinx+2tan\frac{x}{3})$

Nên hàm số $y=3sinx+2tan\frac{x}{3}$ là hàm số lẻ.

b) Hàm số $y=cosxsin\frac{\pi-x}{2}$ có tập xác định là .

Vì $x \pm 4\pi \in \mathbb{R}$ với mọi $x \in \mathbb{R}$ và $cos(x+4\pi)sin\frac{\pi - (x+4\pi)}{2}==cosx sin(\frac{\pi -x}{2}-2\pi)=cosx sin\frac{\pi-x}{2}$

nên hàm số là hàm số tuần hoàn.

Vì $-x \in \mathbb{R}$ với mọi $x \in \mathbb{R}$ và $cos(-x)sin\frac{\pi+x}{2}=cosxsin(\pi - \frac{\pi-x}{2})=cosxsin\frac{\pi-x}{2}$

Nên hàm số $y=cosxsin\frac{\pi-x}{2}$ là hàm số chẵn.

Bài 3: Chứng minh các đẳng thức lượng giác sau:

a) $sin^{2}(x+\frac{\pi}{8})-sin^{2}(x-\frac{\pi}{8})=\frac{\sqrt{2}}{2}sin2x$;

b) $sin^{2}y + 2cosxcosycos(x - y) = cos^{2}x + cos^{2}(x - y)$

Trả lời:

a) $sin^{2}(x+\frac{\pi}{8})-sin^{2}(x-\frac{\pi}{8})$

$=(sin(x+\frac{\pi}{8})+sin(x-\frac{\pi}{8}))(sin(x+\frac{\pi}{8})-sin(x-\frac{\pi}{8}))$

$=(2sinxcos\frac{\pi}{8})(2cosxsin\frac{\pi}{8})$

$=(2sinxcosx)(2cos\frac{\pi}{8}sin\frac{\pi}{8})$

$=sin2xsin\frac{\pi}{4}=\frac{\sqrt{2}}{2}sin2x$

b) $sin^{2}y + 2cosxcosycos(x -y) = cos^{2}x + cos^{2}(x - y)$.

$=2cosxcosycos(x - y) - cos^{2}(x - y) = cos^{2}x -sin^{2}y$

$=cos(x-y)(2cosxcosy-cos(x-y))$

$=cos(x-y)cosxcosy-sinxsiny$

$=cos(x-y)cos(x+y)=\frac{1}{2}(cos2y+cos2x)$

$=\frac{1}{2}(1-2sin^{2}y+2cos^{2}x-1)=cos^{2}x-sin^{2}y$

Bài 4: Giải các phương trình lượng giác sau:

a) $cos(2x-\frac{\pi}{3})+sinx=0$;

b) $cos^{2}(x+\frac{\pi}{4})=\frac{2+\sqrt{3}}{4}$;

c) $cos(3x+\frac{\pi}{6})+2sin^{2}x=1$

Trả lời:

a) $cos(2x-\frac{\pi}{3})+sinx=0$

$ \Leftrightarrow cos(2x-\frac{\pi}{3})=-sinx$

$ \Leftrightarrow cos(2x-\frac{\pi}{3})=-cos(\frac{\pi}{2}-x)$

$ \Leftrightarrow cos(2x-\frac{\pi}{3})=cos(\frac{\pi}{2}+x)$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}2x-\frac{\pi}{3}=\frac{\pi}{2}+x+k2\pi\\ 2x-\frac{\pi}{3}=\frac{-\pi}{2}-x+k2\pi\end{matrix}\right.$

$ \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=\frac{5\pi}{6}+k\frac2\pi\\ 3x=-\frac{\pi}{6}+k2\pi\end{matrix}\right. (k \in \mathbb{Z})$

$ \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=\frac{5\pi}{6}+k\frac2\pi\\ x=-\frac{\pi}{18}+k\frac{2\pi}{3}\end{matrix}\right. (k \in \mathbb{Z})$

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là $x=\frac{5\pi}{6}+k\frac2\pi$; $x=-\frac{\pi}{18}+k\frac{2\pi}{3}$ $(k \in \mathbb{Z})$.

b) $cos^{2}(x+\frac{\pi}{4})=\frac{2+\sqrt{3}}{4}$

$\Leftrightarrow \frac{1+cos(2x+\frac{\pi}{2})}{2}=\frac{2+\sqrt{3}}{4}$

$\Leftrightarrow 1+cos(2x+\frac{\pi}{2})=\frac{2+\sqrt{3}}{2}$

$\Leftrightarrow cos(2x+\frac{\pi}{2})=\frac{\sqrt{3}}{2}$

$ \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}2x+\frac{\pi}{2}=\frac{\pi}{6}+k2\pi\\ 2x+\frac{\pi}{2}=-\frac{\pi}{6}+k2\pi\end{matrix}\right. (k \in \mathbb{Z})$

$ \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=-\frac{\pi}{6}+k\pi\\ x=-\frac{\pi}{3}+k\pi\end{matrix}\right. (k \in \mathbb{Z})$

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là $x=-\frac{\pi}{6}+k\pi$; $x=-\frac{\pi}{3}+k\pi (k \in \mathbb{Z})$

c) $cos(3x+\frac{\pi}{6})+2sin^{2}x=1$

$\Leftrightarrow cos(3x+\frac{\pi}{6})+1-cos2x=1$

$\Leftrightarrow cos(3x+\frac{\pi}{6})-cos2x=0$

$\Leftrightarrow cos(3x+\frac{\pi}{6})=cos2x$

$ \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}3x+\frac{\pi}{6}=-2x+k2\pi\\ 3x+\frac{\pi}{6}=-2x+k2\pi\end{matrix}\right. (k \in \mathbb{Z})$

$ \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=-\frac{\pi}{6}+k2\pi\\ 5x=-\frac{\pi}{6}+k2\pi\end{matrix}\right. (k \in \mathbb{Z})$

$ \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=-\frac{\pi}{6}+k2\pi\\ x=-\frac{\pi}{30}+k\frac{2\pi}{5}\end{matrix}\right. (k \in \mathbb{Z})$

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là $x=-\frac{\pi}{6}+k2\pi$; $x=-\frac{\pi}{30}+k\frac{2\pi}{5} (k \in \mathbb{Z})$

Bài 5: Vận tốc $v_{1}$ (cm/s) của con lắc đơn thứ nhất và vận tốc $v_{2}$ (cm/s) của con lắc đơn thứ hai theo thời gian t (giây) được cho bởi công thức:

$v_{1}(t)=-4cos(\frac{2t}{3}+\frac{\pi}{4})$ và $v_{2}(t)=2sin(2t+\frac{\pi}{6})$

Xác định các thời điểm t mà tại đó:

a) Vận tốc của con lắc đơn thứ nhất bằng 2 cm/s;

b) Vận tốc của con lắc đơn thứ nhất gấp 2 lần vận tốc của con lắc đơn thứ 2.

Trả lời:

a) Thời điểm t mà tại đó vận tốc của con lắc đơn thứ nhất bằng 2 cm/s là nghiệm của phương trình:

$-4cos(\frac{2t}{3}+\frac{\pi}{4})=2$

$\Leftrightarrow cos(\frac{2t}{3}+\frac{\pi}{4})=-\frac{1}{2}$

$\Leftrightarrow cos(\frac{2t}{3}+\frac{\pi}{4})=\frac{cos2\pi}{3}$

$\Leftrightarrow \frac{2t}{3}+\frac{\pi}{4}=\frac{2\pi}{3}+k2\pi, k\in \mathbb{Z}$ hoặc $\frac{2t}{3}+\frac{\pi}{4}=-\frac{2\pi}{3}+k2\pi, k \in \mathbb{Z}$

$\Leftrightarrow t=\frac{13\pi}{8}+k3\pi, k \in \mathbb{Z}$ hoặc $t=\frac{5\pi}{8}+k3\pi, k\in \mathbb{Z}$

b) Thời điểm t mà tại vận tốc của con lắc đơn thứ nhất gấp 2 lần vận tốc của con lắc đơn thứ 2 là nghiệm của phương trình:

$-4cos(\frac{2t}{3}+\frac{\pi}{4})=2.2sin(2t+\frac{\pi}{6})$

$\Leftrightarrow -cos(\frac{2t}{3}+\frac{\pi}{4})=sin(2t+\frac{\pi}{6})$

$\Leftrightarrow t=\frac{19\pi}{16}+k\frac{3\pi}{2},k \in \mathbb{Z}$ và $t=\frac{13\pi}{32}+k\frac{3\pi}{4}, k \in \mathbb{Z}$

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT toán 11 tập 1 sách Chân trời, Giải SBT toán 11 CTST tập 1, Giải SBT toán 11 tập 1 Chân trời Bài tập cuối chương I

Bình luận

Giải bài tập những môn khác