Giải SBT Toán 11 chân trời Bài 3 Các công thức lượng giác

Giải chi tiết sách bài tập Toán 11 tập 1 Chân trời bài 3 Các công thức lượng giác. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Bài 1: Không dùng máy tính cầm tay. Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) $sin\frac{19\pi}{24}cos\frac{37\pi}{24}$;

b) $cos\frac{41\pi}{12}-cos\frac{13\pi}{12}$;

c) $\frac{tan\frac{\pi}{7}+tan\frac{3\pi}{28}}{1+tan\frac{6\pi}{7}tan\frac{3\pi}{28}}$;

Trả lời:

a) $sin\frac{19\pi}{24}cos\frac{37\pi}{24} =\frac{1}{2}[sin(\frac{19\pi}{24}-\frac{37\pi}{24})+sin(\frac{19\pi}{24}+\frac{37\pi}{24})]$

$=\frac{1}{2}[sin(-\frac{3\pi}{4})+sin\frac{7\pi}{3}]=\frac{1}{2}(-sin\frac{3\pi}{4}+sin\frac{\pi}{3})$

$=\frac{1}{2}(-\frac{\sqrt{2}}{2}+\frac{\sqrt{3}}{2})=\frac{\sqrt{3}-\sqrt{2}}{4}$

b) $cos\frac{41\pi}{12}-cos\frac{13\pi}{12}=-2sin\frac{\frac{41\pi}{12}+\frac{13\pi}{12}}{2}sin\frac{\frac{41\pi}{12}-\frac{13\pi}{12}}{2}=-2sin\frac{9\pi}{4}sin\frac{7\pi}{6}$

$=2sin\frac{\pi}{4}sin\frac{\pi}{6}=2.\frac{\sqrt{2}}{2}.\frac{1}{2}=\frac{\sqrt{2}}{2}$.

c) $\frac{tan\frac{\pi}{7}+tan\frac{3\pi}{28}}{1+tan\frac{6\pi}{7}tan\frac{3\pi}{28}}=\frac{tan\frac{\pi}{7}+tan\frac{3\pi}{28}}{1+tan(\pi-\frac{\pi}{7}).tan\frac{3\pi}{28}}=\frac{tan\frac{\pi}{7}+tan\frac{3\pi}{28}}{1-tan\frac{\pi}{7}.tan\frac{3\pi}{28}}$

$=tan(\frac{\pi}{7}+\frac{3\pi}{28})=tan\frac{\pi}{4}=1$.

Bài 2: Cho $cos\alpha =\frac{11}{61}$ và $-\frac{\pi}{2} < \alpha < 0$, tính giá trị của các biểu thức sau:

a) $sin(\frac{\pi}{6}-\alpha)$

b) $cot(\alpha+\frac{\pi}{4})$

c) $cos(2\alpha+\frac{\pi}{3})$

d) $tan(\frac{3\pi}{4}-2\alpha)$

Trả lời:

a) Vì $-\frac{\pi}{2}<\alpha<0$ nên $sin\alpha < 0$.

Do đó, $sin\alpha=-\sqrt{1-cos^{2}\alpha}=-\sqrt{1-(\frac{11}{61})^{2}}=-\frac{60}{61}$

Suy ra

$sin(\frac{\pi}{6}-\alpha)=sin\frac{\pi}{6}cos\alpha-cos\frac{\pi}{6}sin\alpha=\frac{1}{2}.\frac{11}{61}-\frac{\sqrt{3}}{2}.(-\frac{60}{61})=\frac{11+60\sqrt{3}}{122}$ 

b) Ta có $tan\alpha=\frac{sin\alpha}{cos\alpha}=\frac{-\frac{60}{61}}{\frac{11}{61}}=-\frac{60}{11}$.

Do đó $cot(\alpha+\frac{\pi}{4})=\frac{1}{tan(\alpha+\frac{\pi}{4})}=\frac{1-tan\alpha.tan\frac{\pi}{4}}{tan\alpha+tan\frac{\pi}{4}}=\frac{1-(-\frac{60}{11}).1}{(-\frac{60}{11})+1}=-\frac{71}{49}$

c) Ta có: $cos2\alpha=2cos^{2}\alpha-1=2.(\frac{11}{61})^{2}-1=-\frac{3479}{3721}$

$sin2\alpha=2sin\alpha.cos\alpha=2.(-\frac{60}{61}).\frac{11}{61}=-\frac{1320}{3721}$

Suy ra: 

$cos(2\alpha+\frac{\pi}{3})=cos2\alpha.cos\frac{\pi}{3}-sin2\alpha.sin\frac{\pi}{3}=-\frac{3479}{3721}.\frac{1}{2}-(-\frac{1320}{3721}).\frac{\sqrt{3}}{2}$

$=\frac{-3479+1320\sqrt{3}}{7442}$

d) Ta có $tan2\alpha=\frac{sin2\alpha}{cos2\alpha}=\frac{-\frac{1320}{3721}}{-\frac{3479}{3721}}=\frac{1320}{3479}$

Suy ra: $tan(\frac{3\pi}{4}-2\alpha)=\frac{tan\frac{3\pi}{4}-tan2\alpha}{1+tan\frac{3\pi}{4}.tan2\alpha}=\frac{-1-\frac{1320}{3479}}{1+(-1).\frac{1320}{3479}}=-\frac{4799}{2159}$

Bài 3: Rút gọn các biểu thức sau:

a) $sinxcos^{5}x- cosxsin^{5}x$;

b) $\frac{sin3xcos2x+sinxcos6x}{sin4x}$;

c) $\frac{cosx-cos2x+cos3x}{sinx-sin2x+sin3x}$;

d) $\frac{2sin(x+y)}{cos(x+y)+cos(x-y)}-tany$

Trả lời:

a) $sinxcos^{5}x -cosxsin^{5}x = sinxcosx(cos^{4}x-sin^{4}x)$

$=\frac{1}{2}sin2x(cos^{2}x-sin^{2}x)(cos^{2}x+sin^{2}x)$

$=\frac{1}{2}sin2xcos2x=\frac{1}{4}sin4x$

b) $\frac{sin3xcos2x+sinxcos6x}{sin4x}=\frac{\frac{1}{2}(sinx+sin5x)+\frac{1}{2}[sin(-5x)+sin7x]}{sin4x}$

$=\frac{sinx+sin5x-sin5x+sin7x}{2sin4x}=\frac{sinx+sin7x}{2sin4x}$

$=\frac{2sin4xcos3x}{2sin4x}=cos3x.$

c) $\frac{cosx-cos2x+cos3x}{sinx-sin2x+sin3x}=\frac{(cosx+cos3x)-cos2x}{(sinx+sin3x)-sin2x}$

$=\frac{2cos2xcosx-cos2x}{2sin2xcosx-sin2x}$

$=\frac{cos2x(2cosx-1)}{sin2x(2cosx-1)}=\frac{cos2x}{sin2x}=cot2x$

d) $\frac{2sin(x+y)}{cos(x+y)+cos(x-y)}-tany =\frac{2(sinxcosy+cosxsiny)}{2cosxcosy}-tany$

$=\frac{sinx}{cosx}+\frac{siny}{cosy}-tany=tanx+tany-tany=tanx$.

Bài 4: Chứng minh các đẳng thức lượng giác sau:

a) $4cosxcos(\frac{\pi}{3}-x)cos(\frac{\pi}{3}+x)=cos3x$;

b) $\frac{sin2xcosx}{(1+cosx)(1+cos2x)}=tan\frac{x}{2}$;

c) $sinx(1 + 2cos2x + 2cos4x + 2cos6x) = sin7x$;

d) $\frac{sin^{2}3x}{sin^{2}x}-\frac{cos^{2}3x}{cos^{2}x}=8cos2x$

Trả lời:

a) $4cosxcos(\frac{\pi}{3}-x)cos(\frac{\pi}{3}+x) =2cosx(cos2x+cos\frac{2\pi}{3})$

$=2cosxcos2x+2cosxcos\frac{2\pi}{3}$

$=cosx+cos3x+2cosx.(-\frac{1}{2})$

$=cosx+cos3x+2cosx.(-\frac{1}{2})$

$=cosx+cos3x-cosx=cos3x$

b) $\frac{sin2xcosx}{(1+cosx)(1+cos2x)}=\frac{(2sinxcosx)cosx}{(1+2cos^{2}\frac{x}{2}-1)(1+2cos^{2}x-1)}$

$=\frac{2sinxcos^{2}x}{4cos^{2}\frac{x}{2}cos^{2}x}$

$=\frac{sinx}{2cos^{2}\frac{x}{2}}=\frac{2sin\frac{x}{2}cos\frac{x}{2}}{2cos^{2}\frac{x}{2}}=\frac{sin\frac{x}{2}}{cos\frac{x}{2}}=tan\frac{x}{2}$.

c) sinx(1 + 2cos2x + 2cos4x + 2cos6x)

= sinx + 2sinxcos2x + 2sinxcos4x + 2sinxcos6x

= sinx + [sin(‒x) + sin3x] + [sin(‒3x) + sin5x] + [sin(‒5x) + sin7x]

= sinx + (‒sinx + sin3x) + (‒sin3x + sin5x) + (‒sin5x + sin7x)

= sin7x.

d) $\frac{sin^{2}3x}{sin^{2}x}-\frac{cos^{2}3x}{cos^{2}x}=\frac{sin^{2}3xcos^{2}x-cos^{2}3xsin^{2}x}{sin^{2}xcos^{2}x}$

$=\frac{(sin3xcosx)^{2}-(cos3xsinx)^{2}}{sin^{2}xcos^{2}x}$

$=\frac{(sin3xcosx+cos3xsinx)(sin3xcosx-cos3xsinx)}{\frac{1}{4}sin^{2}2x}$

$=\frac{4sin4xsin2x}{sin^{2}2x}=\frac{4(2sin2xcos2x)sin2x}{sin^{2}2x}$

$=\frac{8sin^{2}2xcos2x}{sin^{2}2x}=8cos2x$.

Bài 5: Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến x:

a) $sin^{2}x+cos(\frac{\pi}{3}+x)cos(\frac{\pi}{3}+x)$

b) $cos(x-\frac{\pi}{3})cos(x+\frac{\pi}{4})+cos(x+\frac{\pi}{6})cos(x+\frac{3\pi}{4})$.

Trả lời:

a) $sin^{2}x+cos(\frac{\pi}{3}-x)cos(\frac{\pi}{3}+x)$

$=sin^{2}x+\frac{1}{2}(cos2x+cos\frac{2\pi}{3})$

$=sin^{2}x+\frac{1}{2}(1-2sin^{2}x-\frac{1}{2})=\frac{1}{4}$

Vậy giá trị của biểu thức $sin^{2}x+cos(\frac{\pi}{3}-x)cos(\frac{\pi}{3}+x)$ không phụ thuộc vào giá trị của x.

b) $cos(x-\frac{\pi}{3})cos(x+\frac{\pi}{4})+cos(x+\frac{\pi}{6})cos(x+\frac{3\pi}{4})$

$=\frac{1}{2}[cos\frac{7\pi}{12}+cos(2x-\frac{\pi}{12})]+\frac{1}{2}[cos\frac{7\pi}{12}+cos(2x+\frac{11\pi}{12})]$

$=\frac{1}{2}[cos(2x-\frac{\pi}{12})+cos(2x-\frac{\pi}{12}+π)]+cos\frac{7\pi}{12}$

$=\frac{1}{2}[cos(2x-\frac{\pi}{12})-cos(2x-\frac{\pi}{12})]+cos\frac{7\pi}{12}=cos\frac{7\pi}{12}$.

Vậy giá trị của biểu thức $cos(x-\frac{\pi}{3})cos(x+\frac{\pi}{4})+cos(x+\frac{\pi}{6})cos(x+\frac{3\pi}{4})$ không phụ thuộc vào giá trị của x.

Bài 6: Cho tam giác ABC, chứng minh rằng:

a) cosAcosB ‒ sinAsinB + cosC = 0;

b) $cos\frac{B}{2}sin\frac{C}{2}+sin\frac{B}{2}cos\frac{C}{2}=cos\frac{A}{2}$.

Trả lời:

Vì tổng số đo ba góc của một tam giác bằng $180^{o}$ nên $\hat{A} + \hat{B} + \hat{C} = 180^{o}$.

Suy ra $\frac{\hat{A}+\hat{B}+\hat{C}}{2}=90^{o}$, hay $\frac{B}{2}+\frac{C}{2}=90^{o}-\frac{A}{2}$

a) cosAcosB ‒ sinAsinB + cosC

= cos(A + B) + cosC

= $cos(180^{o}- C) + cosC$

= ‒cosC + cosC = 0.

b) $cos\frac{B}{2}sin\frac{C}{2}+sin\frac{B}{2}cos\frac{C}{2}=sin(\frac{B}{2}+\frac{C}{2})=sin(90^{o}-\frac{A}{2})=cos\frac{A}{2}$.

Bài 7: Cho $sin\alpha + cos\alpha = m$. Tìm m để $sin2\alpha=-\frac{3}{4}$

Trả lời:

Ta có $sin\alpha+cos\alpha=\sqrt{2}(\frac{\sqrt{2}}{2}sin\alpha+\frac{\sqrt{2}}{2}cos\alpha)=\sqrt{2}sin(\alpha+\frac{\pi}{4})$

Vì $-1\leq sin(\alpha+\frac{\pi}{4}) \leq 1$ nên $-\sqrt{2} \leq sin\alpha +cos\alpha \leq \sqrt{2}$. Suy ra $-\sqrt{2} \leq m \leq \sqrt{2}$

Ta lại có $(sin\alpha+cos\alpha)^{2}=sin^{2}\alpha+2sin\alpha.cos\alpha+cos^{2}\alpha=1+sin2\alpha$

Suy ra $sin2\alpha=(sin\alpha+cos\alpha)^{2}-1=m^{2}-1$

Khi đó, $sin2\alpha =-\frac{3}{4}$ hay $m^{2}-1=-\frac{3}{4}$, suy ra $m=\frac{1}{2}$ hoặc $m=-\frac{1}{2}$ (thoả mãn điều kiện).

Vậy $m=\frac{1}{2}$ hoặc $m=-\frac{1}{2}$

Bài 8: Cho $sin\alpha=\frac{3}{5}$, $cos\beta=\frac{12}{13}$ và $0^{o} < \alpha, \beta < 90^{o}$. Tính giá trị của biểu thức $sin(\alpha + \beta)$ và $cos(\alpha-\beta)$.

Trả lời:

Vì $0^{o}<\alpha < 90^{o}$ nên $cos\alpha > 0$. Do đó, $cos\alpha=\sqrt{1-sin^{2}\alpha}=\sqrt{1-(\frac{3}{5})^{2}}=\frac{4}{5}$

Vì $0^{o}< \beta < 90^{o}$ nên $sin\beta > 0$. Do đó, $sin\beta=\sqrt{1-cos^{2}\beta}=\sqrt{1-(\frac{12}{13})^{2}}=\frac{5}{13}$.

Khi đó, $sin(\alpha+\beta)=sin\alpha.cos\beta+cos\alpha.sin\beta=\frac{3}{5}.\frac{12}{13}+\frac{4}{5}.\frac{5}{13}=\frac{56}{65}$

$cos(\alpha-\beta)=cos\alpha.cos\beta+sin\alpha.sin\beta=\frac{4}{5}.\frac{12}{13}+\frac{3}{5}.\frac{5}{13}=\frac{63}{65}$

Bài 9: Không sử dụng máy tính cầm tay, tính giá trị của các biểu thức sau:

a) $sin6^{o}cos12^{o}cos24^{o}cos48^{o}$;

b) $cos68^{o}cos78^{o}+ cos22^{o}cos12^{o}+ cos190^{o}$.

Trả lời:

a) Đặt $A = sin6^{o}cos12^{o}cos24^{o}cos48^{o}$. Ta có:

$cos6^{o}.A = cos6^{o}.sin6^{o}.cos12^{o}.cos24^{o}.cos48^{o}$

$=\frac{1}{2}sin12^{o}.cos12^{o}.cos24^{o}.cos48^{o}$

$=\frac{1}{4}sin24^{o}.cos24^{o}.cos48^{o}$

$=\frac{1}{8}sin48^{o}.cos48^{o}$

$=\frac{1}{16}sin96^{o}=\frac{1}{16}cos6^{o}$

Suy ra $A=\frac{1}{16}$

b) $cos68^{o}.cos78^{o}+ cos22^{o}cos12^{o}+ cos190^{o}$

$= cos(90^{o}-22^{o})cos(90^{o}-12^{o}) + cos22^{o}.cos12^{o}+ cos(180^{o}+ 10^{o})$

$= sin22^{o}.sin12^{o}+ cos22^{o}.cos12^{o}+ cos10^{o}$

$= (sin22^{o}.sin12^{o}+ cos22^{o}.cos12^{o}) + cos10^{o}$

$= cos(22^{o}- 12^{o}) + cos10^{o}$

$= cos10^{o}- cos10^{o}= 0$.

Bài 10: Phương trình dao động điều hòa của một vật tại thời điểm t giây được cho bởi công thức $x(t) = Acos(\omega t + \varphi)$, trong đó x(t) (cm) là li độ của một vật tại thời điểm t giây, A là biên độ dao động (A > 0) và $\varphi \in [-\pi; \pi]$ là pha ban đầu của dao động.Xét hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là:

$x_{1}(t)=3cos(\frac{\pi}{4}t+\frac{\pi}{3})$ (cm) và $x_{2}(t)=3cos(\frac{\pi}{4}t-\frac{\pi}{6})$ (cm).

a) Xác định phương trình dao động tổng hợp $x(t) = x_{1}(t) + x_{2}(t)$.

b) Tìm biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp trên.

Trả lời:

a) Ta có $x(t)=x_{1}(t)+x_{2}(t)=3cos(\frac{\pi}{4}t+\frac{\pi}{3})+3cos(\frac{\pi}{4}t-\frac{\pi}{6})$

$=3.2cos\frac{(\frac{\pi}{4}t+\frac{\pi}{3})+(\frac{\pi}{4}t-\frac{\pi}{6})}{2}.cos\frac{(\frac{\pi}{4}t+\frac{\pi}{3})-(\frac{\pi}{4}t-\frac{\pi}{6})}{2}$

$=6cos\frac{\frac{\pi}{2}t+\frac{\pi}{6}}{2}cos\frac{\frac{\pi}{2}}{2}=3\sqrt{2}cos(\frac{\pi}{4}t+\frac{\pi}{12})$

Vậy phương trình của dao động tổng hợp là $x(t)=3\sqrt{2}cos(\frac{\pi}{4}t+\frac{\pi}{12})$

b) Dao động tổng hợp trên có biên độ là $A=3\sqrt{2}$ cm và pha ban đầu là $\varphi=\frac{\pi}{12}$

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT toán 11 tập 1 sách Chân trời, Giải SBT toán 11 CTST tập 1, Giải SBT toán 11 tập 1 Chân trời bài 3 Các công thức lượng giác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác