Giải SBT Toán 11 chân trời Bài 3 Hàm số liên tục
Giải chi tiết sách bài tập Toán 11 tập 1 Chân trời bài 3 Hàm số liên tục. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài 1: Dùng định nghĩa, xét tính liên tục của hàm số;
a) $f(x)=x^{3}-3x+2$ tại điểm x = -2
b) $f(x)=\sqrt{3x+2}$ tại điểm x = 0
Trả lời:
a) Tập xác định của hàm số là D = $\mathbb{R}$, chứa điểm ‒2.
Ta có:
$f(-2) = (-2)^{3}-3.(-2) + 2 = 0$;
$\lim_{x\to -2}f(x)=\lim_{x\to -2}(x^{3}-3x+2)=(-2)^{3}-3.(-2) + 2 = 0$.
Suy ra $\lim_{x\to -2}f(x)=f(-2)$
Vậy hàm số liên tục tại điểm x = ‒2.
b) Tập xác định của hàm số là $D = [-\frac{2}{3};+\infty)$, chứa điểm 0.
Ta có:
$f(0)=\sqrt{3.0+2}=\sqrt{2}$
$\lim_{x\to 0}f(x)=\lim_{x\to 0}\sqrt{3x+2}=\sqrt{\lim_{x\to 0}(3x+2)}$
$=\sqrt{3\lim_{x\to 0}x+2}=\sqrt{3.0+2}=\sqrt{2}$
Suy ra $\lim_{x\to 0}f(x)=f(0)$
Vậy hàm số liên tục tại điểm x = 0.
Bài 2: Xét tính liên tục của mỗi hàm số sau tại điểm x = 2
a) $f(x)= \left\{\begin{matrix}6-2x, x \geq 2\\2x^{2}-6, x<2\end{matrix}\right.$
b) $f(x)= \left\{\begin{matrix}\frac{x^{2}-4}{x-2}, x \neq 2\\0, x=2\end{matrix}\right.$
Trả lời:
a) Tập xác định của hàm số là $\mathbb{R}$, chứa điểm 2.
Ta có:
$\lim_{x\to 2^{+}}f(x)=\lim_{x\to 2^{+}}(6-2x)=6-2.2=2$
$\lim_{x\to 2^{-}}f(x)=\lim_{x\to 2^{-}}(2x^{2}-6)=2.(-2)^{2}-6=2$
$f(2) = 6 - 2.2 = 2$.
Suy ra $\lim_{x\to 2^{+}}f(x)=\lim_{x\to 2^{-}}f(x)=f(2)$
Vậy hàm số liên tục tại điểm x = 2.
b) Tập xác định của hàm số là D = $\mathbb{R}$, chứa điểm 2.
Ta có:
$\lim_{x\to 2}f(x)=\lim_{x\to 2}\frac{x^{2}-4}{x-2}=\lim_{x\to 2}\frac{(x-2)(x+2)}{x-2}$
$=\lim_{x\to 2}(x+2)=2+2=4$
f(2) = 0
Suy ra $\lim_{x\to 2} \neq f(2)$
Vậy hàm số không liên tục tại điểm x = 2.
Bài 3: Xét tính liên tục của hàm số:
a) $f(x)=|x+1|$ tại điểm x = -1
b) $g(x)= \left\{\begin{matrix}\frac{|x-1|}{x-1}, x \neq 1\\1, x=1\end{matrix}\right.$ tại điểm x = 1
Trả lời:
a) Tập xác định của hàm số là $\mathbb{R}$, chứa điểm ‒1.
Ta có:
$\lim_{x\to -1^{+}}|x+1|=\lim_{x\to -1^{+}}(x+1)=-1+1=0$
$\lim_{x\to -1^{-}}|x+1|=\lim_{x\to -1^{-}}[-(x+1)]=\lim_{x\to -1^{-}}(-x-1)=1-1=0$
$f(-−1)=|-1+1|=0$
Suy ra $\lim_{x\to -1^{+}}f(x)=\lim_{x\to -1^{-}}f(x)=f(-1)$
Vậy hàm số liên tục tại x = ‒1.
b) Tập xác định của hàm số là D = $\mathbb{R}$, có chứa điểm 1.
Ta có:
$\lim_{x\to 1^{+}}g(x)=\lim_{x\to 1^{+}}\frac{|x-1|}{x-1}=\lim_{x\to 1^{+}}\frac{x-1}{x-1}=\lim_{x\to 1^{+}}1=1$
$\lim_{x\to 1^{-}}g(x)=\lim_{x\to 1^{-}}\frac{|x-1|}{x-1}=\lim_{x\to 1^{-}}\frac{1-x}{x-1}=\lim_{x\to 1^{-}}(-1)=-1$
Suy ra $\lim_{x \to 1^{+}}g(x) \neq \lim_{x \to 1^{-}}g(x)$
Vậy hàm số không liên tục tại điểm x = ‒1.
Bài 4: Cho hàm số $f(x)= \left\{\begin{matrix}\frac{\sqrt{x+2}-2}{x-2}, x \neq 2\\a, x=2\end{matrix}\right.$
Tìm giá trị của tham số a để hàm số y = f(x) liên tục tại x = 2
Trả lời:
Ta có:
$\lim_{x\to 2}f(x)=\lim_{x\to 2}\frac{\sqrt{x+2}-2}{x-2}=\lim_{x\to 2}\frac{(\sqrt{x+2}-2)(\sqrt{x+2}+2)}{(x-2)(\sqrt{x+2}+2)}$
$=\lim_{x\to 2}\frac{x+2-4}{(x-2)(\sqrt{x+2}+2)}=\lim_{x\to 2}\frac{1}{\sqrt{x+2}+2}=\frac{1}{4}$
Hàm số liên tục tại x = 2 khi và chỉ khi $\lim_{x\to 2}f(x)=f(2)$ Hay $a=\frac{1}{4}$
Vậy $a=\frac{1}{4}$ là giá trị cần tìm.
Bài 5: Xét tính liên tục của các hàm số sau:
a) $f(x)=x^{3}-x^{2}+2$
b) $f(x)=\frac{x+1}{x^{2}-4x}$
c) $f(x)=\frac{2x-1}{x^{2}-x+1}$
d) $f(x)=\sqrt{x^{2}-2x}$
Trả lời:
a) f(x) là hàm đa thức có tập xác định là $\mathbb{R}$ nên nó liên tục trên $\mathbb{R}$
b) Ta có: $x^{2}- 4x \neq 0 \Leftrightarrow x \neq 0$ và $x \neq 4$.
f(x) là hàm số phân thức có tập xác định D = $\mathbb{R}$∖{0; 4} nên nó liên tục trên các khoảng $(-\infty; 0), (0; 4)$ vqr45à $(4; +\infty)$.
c) Ta có: $x^{2}-x+1=(x-\frac{1}{2})^{2}+\frac{3}{4}>0, \forall x \in \mathbb{R}$
f(x) là hàm số phân thức có tập xác định $\mathbb{R}$ nên nó liên tục trên $\mathbb{R}$.
d) Ta có: $x^{2}-2x \geq 0 \Leftrightarrow x \leq 0$ và $x \geq 2$
f(x) là hàm số phân thức có tập xác định D = $(-\infty; 0] \cup [2; +\infty)$ nên nó liên tục trên các khoảng $(-\infty; 0]$ và $[2; +\infty)$.
Bài 6: Xét tính liên tục của các hàm số sau:
a) $f(x)=\frac{tanx}{\sqrt{1-x^{2}}}$
b) $f(x)=\frac{1}{sinx}$
Trả lời:
a) Điều kiện: $1- x^{2} > 0 \Leftrightarrow -1 < x < 1$.
Hàm số $y=\sqrt{1-x^{2}}$ xác định và liên tục trên (‒1; 1).
Hàm số y = tanx xác định và liên tục trên các khoảng $(-\frac{\pi}{2}+k\pi;\frac{\pi}{2}+k\pi)$ (với $k \in \mathbb{Z}$)
Do $(-1;1) \subset (-\frac{\pi}{2};\frac{\pi}{2})$ nên hàm số y = tanx xác định và liên tục trên (‒1; 1).
Suy ra, hàm số $f(x)=\frac{tanx}{\sqrt{1-x^{2}}}$ liên tục trên (‒1; 1).
b) Điều kiện: $sinx \neq 0 \Leftrightarrow x \neq k\pi (k \in \mathbb{Z})$
Do đó hàm số liên tục trên các khoảng $(k\pi;(k+1)\pi)$ với $k \in \mathbb{Z}$.
Bài 7: Cho hai hàm số $f(x)=x-1$ và $g(x)=x^{2}-3x+2$. Xét tính liên tục của các hàm số:
a) $y=f(x).g(x)$
b) $u=\frac{f(x)}{g(x)}$
c) $y=\frac{1}{\sqrt{f(x)+g(x)}}$
Trả lời:
a) Ta có $y = f(x).g(x) = (x-1)(x^{2}-3x + 2)$
Hàm số trên là hàm đa thức có tập xác định là $\mathbb{R}$ nên nó liên tục trên $\mathbb{R}$.
b) Ta có $y=\frac{f(x)}{g(x)}=\frac{x-1}{x^{2}-3x+2}$
Ta có: $x^{2}-3x + 2 \neq 0 \Leftrightarrow x \neq 1$ và $x \neq 2$.
Hàm số trên là hàm số phân thức có tập xác định D = $\mathbb{R}$∖{1; 2} nên nó liên tục trên các khoảng $(-\infty; 1), (1; 2)$ và $(2; +\infty)$.
c) Ta có $y=\frac{1}{\sqrt{f(x)+g(x)}}=\frac{1}{\sqrt{x-1+x^{2}-3x+2}}$
$=\frac{1}{\sqrt{x^{2}-2x+1}}=\frac{1}{\sqrt{(x-1)^{2}}}$
Ta có: $(x -1)^{2}> 0 \Leftrightarrow x \neq 1$
Hàm số trên là hàm phân thức có tập xác định D = $\mathbb{R}$\{1} nên nó liên tục trên các khoảng $(-\infty; 1)$ và $(1; +\infty)$.
Bài 8: Cho hai hàm số $f(x)= \left\{\begin{matrix}2-x, x<1\\x^{2}+x, x \geq 1\end{matrix}\right.$ và $g(x)= \left\{\begin{matrix}2x-x^{2}, x<1\\-x^{2}+a, x \geq 1\end{matrix}\right.$
Tìm giá trị của tham số a sao cho hàm số h(x) = f(x) + g(x) liên tục tại x = 1
Trả lời:
Ta có: $h(x)=f(x)+g(x)= \left\{\begin{matrix}2+x-x^{2}, x<1\\x+a, x \geq 1\end{matrix}\right.$
$\lim_{x\to 1^{-}}h(x)=\lim_{x\to 1^{-}}(2+x-x^{2})=2+1-1^{2}=2$
$\lim_{x \to 1^{+}}h(x)=\lim_{x \to 1^{+}}(x+a)=1+a$
$h(1)=1+a$
Hàm số h(x) liên tục tại x = 1 khi và chỉ khi $\lim_{x\to 1^{-}}h(x)=\lim_{x\to 1^{+}}h(x)=h(1)$
$\Leftrightarrow 2=1+a \Leftrightarrow a=1$
Vậy a = 1.
Bài 9: Cho hàm số $y=f(x)= \left\{\begin{matrix}x^{2}+ax+b, |x|<2\\x(2-x), |x| \geq 2\end{matrix}\right.$
Tìm giá trị của các tham số a và b sao cho hàm số y = f(x) liên tục trên $\mathbb{R}$
Trả lời:
Ta có: $y=f(x)= \left\{\begin{matrix}x^{2}+ax+b, |x|<2\\x(2-x), |x| \geq 2\end{matrix}\right.$
Suy ra: $y=f(x)= \left\{\begin{matrix}x^{2}+ax+b, -2<x<2\\x(2-x), x \leq -2;x \geq 2\end{matrix}\right.$
$\lim_{x\to -2^{-}}f(x)=\lim_{x\to -2^{-}}[x(2-x)]=-2.(2+2)=-8=f(-2)$
$\lim_{x\to -2^{+}}f(x)=\lim_{x\to -2^{+}}(x^{2}+ax+b)=4-2a+b$
$\lim_{x\to 2^{-}}f(x)=\lim_{x\to 2^{-}}(x^{2}+ax+b)=4+2a+b$
$\lim_{x\to 2^{+}}f(x)=\lim_{x\to 2^{+}}[x(2-x)]=2.(2-2)=0=f(2)$
Hàm số liên tục tại x = ‒2 và x = 2 khi và chỉ khi
$\left\{\begin{matrix}\lim_{x\to -2^{-}}f(x)=\lim_{x\to -2^{+}}f(x)=f(-2)\\ \lim_{x\to 2^{-}}f(x)=\lim_{x\to 2^{+}}f(x)=f(2)\end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 4-2a+b=-8\\4+2x+b=0\end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} -2a+b=-12\\2x+b=-4\end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=2\\b=-8\end{matrix}\right.$
Vậy a = 2, b = ‒8 là các giá trị cần tìm.
Bài 10: Chứng minh rằng phương trình:
a) $x^{3}+2x-1=0$ có nghiệm thuộc khoảng (-1;1)
b) $\sqrt{x^{2}+x}+x^{2}=1$ có nghiệm thuộc khoảng (0;1)
Trả lời:
a) Xét hàm số $f(x) = x^{3} + 2x – 1$ xác định trên khoảng (‒1; 1) và có:
$f(-1) = (-1)^{3} + 2.(-1) - 1 = -4$.
$f(1) = 1^{3} + 2.1 - 1 = 2$.
Do f(‒1).f(1) < 0 nên phương trình f(x) = 0 có nghiệm thuộc (‒1; 1).
b) Xét hàm số $f(x)=\sqrt{x^{2}+x}+x^{2}-1$ xác định trên khoảng (0; 1) và có:
$f(0)=\sqrt{0^{2}+0}+0^{2}-1=-1$
$f(1)=\sqrt{1^{2}+1}+1^{2}-1=\sqrt{2}$
Do f(0).f(1) < 0nên phương trình f(x) = 0 hay $\sqrt{x^{2}+x}+x^{2}=1$ có nghiệm thuộc (0; 1).
Bài 11: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho đường tròn (C): $x^{2}+(y-1)^{2}=1$. Với mỗi số thực m, gọi Q(m) là số giao điểm của đường thẳng d: y = m với đường trong (C). Viết công thức xác định hàm số $y=Q(m)$. Hàm số này không liên tục tại các điểm nào?
Trả lời:
Ta có: $Q(m)=\left\{\begin{matrix}0; (m < 0, m>2)\\1; (m = 0; m =2)\\2; (0<m<2)\end{matrix}\right.$
Ta có $\lim_{m\to 0^{-}}Q(m)=0;\lim_{m\to 0^{+}}Q(m)=2;f(0)=1$
nên $\lim_{m\to 0^{-}}Q(m) \neq \lim_{m\to 0^{+}}Q(m) \neq f(0)$
Do đó hàm số y = Q(m) không liên tục tại m = 0.
Tương tự ta cũng có hàm số y = Q(m) không liên tục tại m = 2.
Vậy hàm số không liên tục tại các điểm m = 0 và m = 2.
Bài 12: Cho nửa đường tròn đường kính AB = 2. Đường thẳng d thay đổi luôn đi qua A, cắt nửa đường tròn tại C và tạo với đường thẳng AB góc $\alpha ( 0< \alpha <\frac{\pi}{2})$
Kí hiệu diện tích tam giác ABC là $S(\alpha)$ (phụ thuộc vào $\alpha$). Xét tính liên tục của hàm số $S(\alpha)$ trên khoảng $(0;\frac{\pi}{2})$ và tính các giới hạn $\lim_{\alpha \to 0^{+}}S(\alpha), \lim_{\alpha \to \frac{\pi}{2}}S(\alpha)$
Trả lời:
Do tam giác ABC vuông tại C nên với $\alpha \in (0;\frac{\pi}{2})$ ta có:
$AC = AB.cos\alpha = 2cos\alpha$;
$BC = AB.sin\alpha = 2sin\alpha$;
$S(\alpha)=\frac{1}{2}AC.BC=\frac{1}{2}.2cos\alpha.2sin\alpha=sin2\alpha$
Do hàm số $y = sin2\alpha$ đều liên tục trên $\mathbb{R}$, mà $(0;\frac{\pi}{2}) \subset \mathbb{R}$ nên hàm số $y = S(\alpha)$ liên tục trên khoảng $(0;\frac{\pi}{2})$.
Khi đó:
$\lim_{\alpha \to 0^{+}}S(\alpha)=\lim_{\alpha \to 0^{+}}sin2\alpha=0$;
$\lim_{\alpha \to (\frac{\pi}{2})^{-}}S(\alpha)=\lim_{\alpha \to (\frac{\pi}{2})^{-}}sin2\alpha=0$.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận