Giải siêu nhanh toán 11 chân trời bài 3: Hàm số liên tục

Giải siêu nhanh bài 3: Hàm số liên tục toán 11 chân trời sáng tạo. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.

1. HÀM SỐ LIÊN TỤC TẠI MỘT ĐIỂM

Bài 1: Cho hàm số y...

Đáp án:

$f(x)  = \lim_{x\rightarrow 1^{-}}{1}=1$

$\lim_{x\rightarrow 1^{+}}{f(x)}=\lim_{x\rightarrow 1^{+}}{(1+x)}=2$

=> Không tồn tại giới hạn f(x) .
$f(x)  = \lim_{x\rightarrow 2^{-}}{(1+x)}=3$

$\lim_{x\rightarrow 2^{+}}{f(x)}=\lim_{x\rightarrow 2^{+}}{(5-x)}=3$

=> Tồn tại giới hạn $\lim_{x\rightarrow 2}{f(x)}=3$

Vậy $f(2)=\lim_{x\rightarrow 2}{f(x)}$

Bài 2: Xét tính liên tục của hàm số...

Đáp án: 

a) $\lim_{x\rightarrow 3}{f(x)}=\lim_{x\rightarrow 3}{(1-x^{2})}=-8=f(3)$

Vậy hàm số liên tục tại $x_{0}=3$
b) $\lim_{x\rightarrow 1^{-}}{f(x)}=\lim_{x\rightarrow 1^{-}}{(-x)}=-1$

$\lim_{x\rightarrow 1^{+}}{f(x)}=\lim_{x\rightarrow 1^{+}}{(x^{2}+1)}=2$
=> $\lim_{x\rightarrow 1^{-}}{f(x)} \neq \lim_{x\rightarrow 1^{+}}{f(x)}$ nên không tồn tại giới hạn $\lim_{x\rightarrow 1}{f(x)}$

Vậy hàm số không liên tục tại $x_{0}=1$

2. HÀM SỐ LIÊN TỤC TRÊN MỘT KHOẢNG, TRÊN MỘT ĐOẠN

Bài 1: Cho hàm số y...

Đáp án: 

a) $\forall x_{0} \in (1; 2)$, ta có 

$\lim_{x\rightarrow x_{0}}{f(x)}= \lim_{x\rightarrow x_{0}}{(x+1)}=x_{0}+1=f(x_{0})$

Vậy hàm số liên tục tại $\forall x_{0} \in (1; 2)$.
b) $\lim_{x\rightarrow 2^{-}}{f(x)}= \lim_{x\rightarrow 2^{-}}{(x+1)}=3=f(2)$

c) $\lim_{x\rightarrow 1^{+}}{f(x)}= \lim_{x\rightarrow 1^{+}}{(x+1)}=2$

Vậy với k=2 thì $\lim_{x\rightarrow 1^{+}}{f(x)}=k$

Bài 2: Xét tính liên tục của hàm số...

Đáp án: 

$\forall x_{0} \in (1; 2)$, ta có:

$\lim_{x\rightarrow x_{0}}{f(x)}= \lim_{x\rightarrow x_{0}}{(\sqrt{x-1}+\sqrt{2-x})}$

= $\lim_{x\rightarrow x_{0}}{\sqrt{x-1}}+\lim_{x\rightarrow x_{0}}{\sqrt{2-x}}$

= $\sqrt{x_{0}-1}+\sqrt{2-x_{0}}$

= $f(x_{0})$

=> Hàm số liên tục tại mọi điểm $x_{0}\in (1; 2)$.

$\lim_{x\rightarrow 1^{+}}{f(x)}= \lim_{x\rightarrow 1^{+}}{(\sqrt{x-1}+\sqrt{2-x})}$

= $\lim_{x\rightarrow 1^{+}}{\sqrt{x-1}}+\lim_{x\rightarrow 1^{+}}{\sqrt{2-x}}$

= 1

= $f(1)$

Tương tự ta có: $\lim_{x\rightarrow 2^{-}}{f(x)}=f(2)$

Vậy, hàm số liên tục trên [1; 2].

Bài 3: Tại một xưởng sản xuất bột đá thạch anh, giá...

Đáp án: 

a) Với k=0, $\lim_{x\rightarrow x_{0}}{P(x)}=P(x_{0})$, $\forall x_{0} \in (0; +\infty)$, $x_{0}\neq 400$.

$\lim_{x\rightarrow 400^{-}}{P(x)}= \lim_{x\rightarrow 400^{-}}{(4,5x)}=1800$

$\lim_{x\rightarrow 400^{+}}{P(x)}= \lim_{x\rightarrow 400^{+}}{(4x)}=1600$

=> $\lim_{x\rightarrow 400^{-}}{P(x)} \neq \lim_{x\rightarrow 400^{+}}{P(x)}$

=> P(x) không liên tục tại $x_{0}=400$

b) $\lim_{x\rightarrow 400^{-}}{P(x)}= \lim_{x\rightarrow 400^{-}}{(4,5x)}=1800=P(400)$

$\lim_{x\rightarrow 400^{+}}{P(x)}= \lim_{x\rightarrow 400^{+}}{(4x+k)}=1600+k$

Để P(x) liên tục tại x=400, ta phải có 1600+k=1800 

=> k=200.

3. TÍNH LIÊN TỤC CỦA HÀM SỐ SƠ CẤP

Bài 1: Cho hai hàm số y...

Đáp án: 

a) $f(x)=\frac{1}{x-1}$ ; $D = (-\infty; 1) \cup (1; +\infty)$
$g(x)=\sqrt{4-x}$; $D = (-\infty; 4]$

b) Với $x_{0}\neq 1$, 

$\lim_{x\rightarrow x_{0}}{f(x)}= \lim_{x\rightarrow x_{0}}{\frac{1}{x-1}}$

= $\frac{1}{\lim_{x\rightarrow x_{0}}{(x-1)}}$

= $\frac{1}{x_{0}-1}$

= $f(x_{0})$

=> f(x) liên tục trên các khoảng $(-\infty; 1)$ và $(1; +\infty)$

Tương tự, y=g(x)=$\sqrt{4-x}$ liên tục trên khoảng $(-\infty; 4]$.

$\lim_{x\rightarrow x_{0}}{g(x)}= \lim_{x\rightarrow x_{0}}{\sqrt{4-x}}$

= $\sqrt{4-x_{0}}$

= $g(x_{0})$; $x_{0}\in (-\infty; 4)$

=> $\lim_{x\rightarrow 4^{-}}{g(x)}=g(4)$

Bài 2: Xét tính liên tục của hàm số y...

Đáp án: 

$y=\sqrt{x^{2}-4}$ là hàm số căn thức, $D = (-\infty; -2]\cup [2; +\infty)$. 

=> Hàm số liên tục trên các khoảng $(-\infty; -2]$ và $[2; +\infty)$.

Bài 3: Cho hàm số f(x)...

Đáp án: 

y=f(x)= $\frac{x^{2}-2x}{x}$ là hàm phân thức xác định khi $x\neq 0$ nên f(x) liên tục tại $\forall x\neq 0$ 

Ta có: Để hàm số y=f(x) liên tục trên R thì hàm số y=f(x) phải liên tục tại điểm x = 0

=> $\lim_{x\rightarrow 0}{\frac{x^{2}-2x}{x}}= \lim_{x\rightarrow 0}{(x-2)}=-2$

Vậy a=-2 thì hàm số y=f(x) liên tục trên R

Bài 4: Một hãng taxi đưa ra giá cước...

Đáp án: 

Hàm số T(x) xác định trên các khoảng (0; 0,7),(0,7; 20) và $(20; +\infty)$ nên hàm số liên tục trên khoảng đó

+) Xét hàm số liên tục tại x = 0,7.

$\lim_{x\rightarrow 0,7^{-}}{T(x)}= \lim_{x\rightarrow 0,7^{-}}{10000}=10000=T(0; 7)$

$\lim_{x\rightarrow 0,7^{+}}{T(x)}= \lim_{x\rightarrow 0,7^{+}}{[10000+(x-0,7).14000]}=10000$

=> $\lim_{x\rightarrow 0,7^{-}}{T(x)}=\lim_{x\rightarrow 0,7^{+}}{T(x)}= T(0,7)$

=> T(x) liên tục tại x=0,7.

+) Xét hàm số liên tục tại x = 20

$\lim_{x\rightarrow 20^{-}}{T(x)}= \lim_{x\rightarrow 20^{-}}{[10000+(x-0,7).14000]}=280200=T(20)$

$\lim_{x\rightarrow 20^{+}}{T(x)}= \lim_{x\rightarrow 20^{+}}{[280200+(x-20).12000]}=280200$

=> $\lim_{x\rightarrow 20^{-}}{T(x)}= \lim_{x\rightarrow 20^{+}}{T(x)}=T(20)$

=> T(x) liên tục tại x=20.

Vậy T(x) liên tục trên $(0; +\infty)$

4. TỔNG, HIỆU, TÍCH, THƯƠNG CỦA HÀM SỐ LIÊN TỤC

Bài 1: Cho hai hàm số y...

Đáp án: 

$\lim_{x\rightarrow 2}{ f(x)}=f(2)$, $\lim_{x\rightarrow 2}{ g(x)}=g(2)$

Ta có : $\lim_{x\rightarrow 2}{ [f(x)+g(x)]}=\lim_{x\rightarrow 2}{ f(x)}+\lim_{x\rightarrow 2}{ g(x)}=f(2)+g(2)$

=> y=f(x)+g(x) liên tục tại điểm x=2.

Bài 2: Xét tính liên tục của hàm số...

Đáp án: 

a) D = R. 

$y=\sqrt{x^{2}+1}$ và y=3-x xác định trên R nên các hàm số liên tục trên R.

b) $D=(-\infty; 0)\cup (0; +\infty)$ 

Hàm số $y=\frac{x^{2}-1}{x}$ là phân thức hữu tỉ nên liên tục trên các khoảng $(-\infty; 0)$ và $(0; +\infty)$

Hàm số y=cosx là hàm lượng giác liên tục trên R nên hàm số liên tục trên các khoảng $(-\infty; 0)$ và $(0; +\infty)$

=> Hàm số đã cho liên tục trên khoảng $(-\infty; 0)$ và $(0; +\infty)$

Bài 3: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho đường tròn (C) tâm O, bán kính bằng 1...

Đáp án: 

a) Diện tích tam giác ONP là:

$S(x)=2.S_{OMN}=2.\frac{1}{2}.OM.MN=x.\sqrt{1-x^{2}}$ với -1<x<1.

b) ĐKXĐ: $-1\leq x\leq 1$

Hàm số liên tục trên (-1; 1)

Vì hàm số y=x và $y=\sqrt{1-x^{2}}$ đều liên tục trên (-1; 1)

c) $\lim_{x\rightarrow 1^{-}}{S(x)}=\lim_{x\rightarrow 1^{-}}{x\sqrt{1-x^{2}}}=0$

$\lim_{x\rightarrow 1^{+}}{S(x)}=\lim_{x\rightarrow 1^{+}}{(-x\sqrt{1-x^{2}})}=0$

=> $\lim_{x\rightarrow 1^{-}}{S(x)}=\lim_{x\rightarrow 1^{+}}{S(x)}=0$

5. BÀI TẬP CUỐI SGK 

Bài 1: Xét tính liên tục của hàm số...

Đáp án: 

a) $\lim_{x\rightarrow 0^{-}}{f(x)}=\lim_{x\rightarrow 0^{-}}{1-x}=1$

$\lim_{x\rightarrow 0^{+}}{f(x)}=\lim_{x\rightarrow 0^{+}}{(x^{2}+1)}=1$

=> $\lim_{x\rightarrow 0}{f(x)}$ =f(0) = 1 

Vậy hàm số liên tục tại x = 0

b) $\lim_{x\rightarrow 1^{-}}{f(x)}= \lim_{x\rightarrow 1^{-}}{x}=1$

$\lim_{x\rightarrow 1^{+}}{f(x)}= \lim_{x\rightarrow 1^{+}}{(x^{2}+2)}=3$

$\lim_{x\rightarrow 1^{-}}{f(x)} \neq \lim_{x\rightarrow 1^{+}}{f(x)}$

=> Không tồn tại $\lim_{x\rightarrow 1}{f(x)}$

Vây hàm số không liên tục tại x=1.

Bài 2: Cho hàm số...

Đáp án: 

Hàm số liên tục trên từng khoảng $(-\infty; -2)$ và $(-2; +\infty)$
Ta có: $\lim_{x\rightarrow -2}{f(x)}$

= $\lim_{x\rightarrow -2}{\frac{x^{2}-4}{x+2}}$

= $\lim_{x\rightarrow -2}{(x-2)}$

=-4. 

Để hàm số liên tục tại x=-2 

=> f(-2)= $\lim_{x\rightarrow -2}{f(x)}$ ⬄ a=-4.

Bài 3: Xét tính liên tục của hàm số sau..

Đáp án: 

a) $D = R∖{\pm 2}$ 

Hàm số liên tục tại trên các khoảng $(-\infty; -2)$, (-2; 2) và $(2; \infty)$

b) D = [-3; 3].

Hàm số liên tục trên đoạn [-3; 3].

c) $D = R∖ {\frac{\pi}{2}+k\pi, k \in Z}$

Hàm số liên tục tại mọi điểm $x\neq \frac{\pi}{2}+k\pi$ với $k \in Z$.

Bài 4: Cho hàm số...

Đáp án: 

Hàm số y=f(x).g(x) có $D = [1; +\infty)$.

Ta có: Hàm số y=f(x).g(x) đều liên tục trên D

=> y=f(x).g(x) liên tục trên $[1; +\infty)$. 

=> y= $\frac{f(x)}{g(x)}$ liên tục trên $(1; +\infty)$.

Bài 5: Một bãi đậu xe ô tô đưa ra giá...

Đáp án: 

+) Với $x \in (0; 2)$ ta có: C(x) = 60 000 nên hàm số liên tục trên (0; 2).

+) Với $x \in (2; 4)$ ta có: C(x) = 100 000 nên hàm số liên tục trên (2; 4).

+) Với $x \in (4; 24)$ ta có: C(x) = 200 000 nên hàm số liên tục trên (4; 24).

Tại x = 2, $\lim_{x\rightarrow 2^{-}}{C(x)}=60000 \neq \lim_{x\rightarrow 2^{+}}{C(x)}=100000$ 

Tại x = 4, $\lim_{x\rightarrow 4^{-}}{C(x)}=100000 \neq \lim_{x\rightarrow 4^{+}}{C(x)}=200000$ 

=> Hàm số gián đoạn tại các điểm 2; 4 và liên tục tại các điểm còn lại của khoảng (0; 24]

Bài 6: Lực hấp dẫn do Trái đất tác dụng lên một đơn vị khối lượng ở khoảng cách r tính từ tâm của nó là...

Đáp án: 

Hàm số liên tục trên các khoảng (0; R) và $(R; +\infty)$
$\lim_{r\rightarrow R^{-}}{ F(r)}=\lim_{r\rightarrow R^{-}}{\frac{ GMr}{R^{3}}}=\frac{ GMR}{R^{3}}=\frac{ GM}{R^{2}}$

$\lim_{r\rightarrow R^{+}}{ F(r)}=\lim_{r\rightarrow R^{+}}{\frac{ GM}{r^{2}}}=\frac{ GM}{R^{2}}$

$F(R)=\frac{GM}{R^{2}}$

=> $\lim_{r\rightarrow R^{+}}{ F(r)}= \lim_{r\rightarrow R^{-}}{ F(r)}=F(R)$, nên hàm số liên tục tại r=R.
Do đó hàm số liên tục trên $(0; +\infty)$

 

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo, giải toán 11 CTST, giải bài tập sách giáo khoa toán 11 chân trời sáng tạo, Giải SGK bài 3: Hàm số liên tục

Bình luận

Giải bài tập những môn khác