Giải siêu nhanh toán 11 chân trời bài 1: Dãy số

Giải siêu nhanh bài 1: Dãy số toán 11 chân trời sáng tạo. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

 1. DÃY SỐ LÀ GÌ?

Bài 1: Cho hàm số...

Đáp án:

u(1)=1; u(2)=4; u(50)=2500; u(100)=10000

Bài 2: Cho hàm số...

Đáp án:

v(1)=2.1=2; v(2)=4; v(3)=6; v(4)=8; v(5)=10

Bài 3: Cho dãy số...

Đáp án:

a) Đây là dãy số vô hạn do hàm số u xác định trên tập hợp các số nguyên dương

b) $u_{1}=1^{3}=1$

$u_{2}=8$

$u_{3}=27$

$u_{4}=64$

$u_{5}=125$

Bài 4: Cho 5 hình tròn theo thứ tự có bán kính...

Đáp án:

a) $S_{1}=\pi . 1^{2}=\pi$

$S_{2}=4\pi$

$S_{3}=9\pi$

$S_{4}=16\pi$

$S_{5}=25\pi$

b) Số hạng đầu $S_{1}= \pi$; số hạng cuối $S_{5}=25\pi$

2. CÁCH XÁC ĐỊNH DÃY SỐ

Bài 1: Cho các dãy...

Đáp án:

$a_{1}=0; a_{2}=1; a_{3}=2; a_{4}=3$

$b_{1}=2; b_{2}=4; b_{3}=6; b_{4}=8$

$c_{1}=1; c_{2}=2; c_{3}=3; c_{4}=4$

$d_{1}=2\pi; d_{2}=4\pi; d_{3}=6\pi; d_{4}=8\pi$

Bài 2: Cho dãy số...

Đáp án:

a) $u_{2}=2.u_{1}=2.3$

$u_{3}=2.u_{2}=2^{2}.3$

$u_{4}=2.u_{3}=2^{3}.3$

b) $u_{n}=2^{n-1}.3$

Bài 3: Một chồng cột gỗ được xếp thành các lớp...

Đáp án:

a) Ta có:

u_{1} = 14 = 13 + 1

u_{2} = 15 = 13 + 2

=> $u_{n}=13+n$

b) Công thức truy hồi: $u_{1}=14 u_{n}=u_{n-1}+1 $

3. DÃY SỐ TĂNG, DÃY SỐ GIẢM

Bài 1: Cho hai dãy số...

Đáp án:

a) $a_{n}=3n+1; a_{n+1}=3(n+1)+1=3n+4$

$a_{n+1} - a_{n}=3n+4 - 3n - 1=3>0$

=> $a_{n}<a_{n+1}$

b) $b_{n}=-5n; b_{n+1}=-5(n+1)=-5n-5$

$b_{n+1} - b_{n}=-5n-5 +5n = -5<0$

=> $b_{n}>b_{n+1}$

Bài 2: Xét tính tăng, giảm của các dãy số sau... 

Đáp án:

a) Ta có: $u_{n}=\frac{2n-1}{n+1}=2-\frac{3}{n+1}<u_{n+1}=2-\frac{3}{n+2}$, $\forall$ n $\in N^{*}$

=> $u_{n+1} - u_{n}>0$

Vậy $(u_{n})$ là dãy số tăng

b) Ta nhận thấy các số hạng của dãy ($x_{n}$) đều là số dương. Ta lập tỉ số hai số hạng liên tiếp của dãy:

$\frac{x_{n+1}}{x_{n}}=\frac{n+2}{4(n+1)}<1$,  $\forall$ n $\in N^{*}$

=> $x_{n+1}<x_{n}$, $\forall$ n $\in N^{*}$

Vậy ($x_{n}$) là dãy số giảm

c) Ta có: $t_{1}=-1; t_{2}=4; t_{3}=-9$

=> $t_{1}<t_{2}, t_{2}>t_{3}$

Vậy ($t_{n}$) không là dãy số tăng, cũng không là dãy số giảm.

Bài 3: Một chồng gỗ được xếp thành các lớp, hai lớp liên tiếp hơn kém nhau 1 cột...

Đáp án:

a) Ta có: $u_{1}=25; u_{2}=24 = u_{1} – 1$

=> $u_{n}=26-n>u_{n+1}=26-n-1=25-n$

Vậy dãy số ($u_{n}$) là dãy số giảm

b) Ta có: $v_{1}=14; v_{2}=15 = v_{1} + 1$

=> $v_{n}=13+n<v_{n+1}=13+n+1=14+n$

Vậy dãy số ($v_{n}$) là dãy số tăng.

4. DÃY SỐ BỊ CHẶN

Bài 1: Cho dãy số...

Đáp án:

$\forall$ n $\in N^{*}$

1 > 0; n > 0 => $\frac{1}{n} > 0$

Mà $n \geq 1$ => $\frac{1}{n} \leq 1$

=> $0<u_{n}\leq1$

Bài 2: Xét tính bị chặn của các dãy số sau...

Đáp án:

a) Ta có $-1\leq cos\frac{\pi}{n}\leq1$

=>$ -1\leq a_{n}\leq1$.

Vậy $a_{n}$ bị chặn.

b) Ta có $\frac{n}{n+1}=1-\frac{1}{n+1}$

Do n + 1 > 0 => $1 > \frac{1}{n+1} >0$

Vậy $b_{n}$ bị chặn.

5. GIẢI BÀI TẬP CUỐI SGK

Bài 1: Tìm $u_{2}$

Đáp án:

$u_{2}=\frac{1}{2}; u_{3}=\frac{1}{3}$.

=> $u_{n}=\frac{1}{n}$.

Bài 2: Cho dãy số...

Đáp án:

Ta có: $u_{1}=\frac{1}{1.2}=\frac{1}{2}$

$u_{2}=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}=\frac{2}{3}$

$u_{3}=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+\frac{1}{3.4}=\frac{3}{4}$

Công thức số hạng tổng quát: $u_{n}=\frac{n}{n+1}$

Bài 3: Xét tính tăng, giảm của dãy...

Đáp án:

$y_{n}=\sqrt{n+1}-\sqrt{n}=\frac{n+1-n}{\sqrt{n+1}+\sqrt{n}}=\frac{1}{\sqrt{n+1}+\sqrt{n}}$;  $y_{n+1}=\frac{1}{\sqrt{n+2}+\sqrt{n+1}}$

Ta có: $y_{n+1}=\frac{1}{\sqrt{n+2}+\sqrt{n+1}}$ < $y_{n}=\frac{1}{\sqrt{n+1}+\sqrt{n}}$, $\forall$ n $\in N^{*}$

Hay $y_{n+1} - y_{n}<0$

Vậy ($y_{n}$) là dãy số giảm.

Bài 4: Xét tính bị chặn của các dãy số sau...

Đáp án:

a) $-1\leq a_{n}\leq 2$, $\forall$ n $\in N^{*}$

Vậy dãy số ($a_{n}$) bị chặn.

b) $u_{n}=\frac{6n-4}{n+2}>\frac{6-4}{n+2}=\frac{2}{n+2}>0$, $\forall$ n $\in N^{*}$

=> ($u_{n}$) bị chặn dưới.

$u_{n}=\frac{6n-4}{n+2}=\frac{6n+12-16}{n+2}=6-\frac{16}{n+2}<6$, $\forall$ n $\in N^{*}$

=> ($u_{n}$) bị chặn trên.

Vậy dãy số ($u_{n}$) bị chặn.

Bài 5: Cho dãy...

Đáp án:

+) $u_{n+1}-u_{n}=\frac{2n+1}{n+2}-\frac{2n-1}{n+1}=\frac{3}{(n+2)(n+1)}>0$, $\forall$ n $\in N^{*}$

=> $u_{n+1}>u_{n}$, $\forall$ n $\in N^{*}$

Vậy ($u_{n}$) là dãy số tăng.

+) $u_{n}>\frac{2-1}{n+1}=\frac{1}{n+1}>0$, $\forall$ n $\in N^{*}$

=> ($u_{n}$) bị chặn dưới.

$u_{n}=\frac{2n-1}{n+1}=\frac{2n+2-3}{n+1}=2-\frac{3}{n+1}<2$, $\forall$ n $\in N^{*}$

=> ($u_{n}$) bị chặn trên.

Vậy dãy số ($u_{n}$) bị chặn.

Bài 6: Cho dãy số...

Đáp án:

Ta có $u_{n+1}-u_{n}=\frac{a(n+1)+2}{n+2}-\frac{an+2}{n+1}=\frac{a-2}{(n+2)(n+1)}$

a) Để ($u_{n}$) là dãy số tăng <=> $\frac{a-2}{(n+2)(n+1)}>0$ <=> $a>2$

b) ($u_{n}$) là dãy số giảm khi và chỉ khi <=> $\frac{a-2}{(n+2)(n+1)}<0$ <=> $a<2$

Bài 7: Trên lưới ô vuông, mỗi ô cạnh 1 đơn vị, người ta vẽ 8 hình vuông và tô màu khác nhau như Hình 3...

Đáp án:

Ta có dãy số: 1; 1; 2; 3; 5; 8; 13; 21.

$u_{3}=2=u_{2}+u_{1}$

$u_{4}=3=u_{3}+u_{2}$

Nhận xét: Kể từ số hạng thứ ba, mỗi số hạng của dãy bằng tổng của hai số hạng liền trước.

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo, giải toán 11 CTST, giải bài tập sách giáo khoa toán 11 chân trời sáng tạo, Giải SGK bài 1: Dãy số

Bình luận

Giải bài tập những môn khác