Giải siêu nhanh toán 11 chân trời bài 2: Cấp số cộng

Giải siêu nhanh bài 2: Cấp số cộng toán 11 chân trời sáng tạo. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.

 1. CẤP SỐ CỘNG

Bài 1: Tìm điểm giống nhau của các dãy số sau...

Đáp án:

Trong cùng một dãy số, số liền sau bằng tổng của số liền trước với một số không đổi.

Bài 2: Chứng minh mỗi dãy số sau là cấp số cộng. Xác định công sai...

Đáp án:

a) Dãy số trên là cấp số cộng với d = 4.

b) $u_{n+1}=9(n+1)-9=9n-9+9=u_{n}+9$

 ($u_{n}$) là cấp số cộng có d = 9

c) $v_{n+1}=a(n+1)-b=an-b+a=v_{n}+a$

 ($v_{n}$)  là cấp số cộng có d = a.

Bài 3: Số đo ba góc của một tam giác vuông lập thành cấp số cộng. Tìm số đo ba góc đó

Đáp án:

3 góc của tam giác lập thành cấp số cộng và tổng là $180^{\circ}$, gọi 3 góc đó là:

$a+(a+d)+(a+2d)=180^{\circ}$

<=> $3a+3d=180^{\circ}$

<=> $a+d=60^{\circ}$ 

Do tam giác đó là tam giác vuông nên có 1 góc bằng $90^{\circ}$

=> $a+2d=90^{\circ}$

Ta có: $a+d=60^{\circ}$ và $a+2d=90^{\circ}$ 

<=> $a=30^{\circ}$ và $d=30^{\circ}$

Vậy số đo 3 góc là $30^{\circ}; 60^{\circ}; 90^{\circ}$

Bài 4: Mặt cắt của một tổ ong có hình lưới tạo bởi các ô hình lục giác đều...

Đáp án:

Số ô trên các vòng là: $u_{1}=6; u_{2}=12; u_{3}=18$

Ta thấy $u_{n+1}=u_{n}+6$

Vậy các ô trên vòng tạo thành cấp số cộng có d = 6.

2. SỐ HẠNG TỔNG QUÁT CỦA CẤP SỐ CỘNG

Bài 1: Cho cấp số cộng...

Đáp án:

$u_{2}-u_{1}=d$

$u_{3}-u_{1}=2d$

$u_{4}-u_{1}=3d$

.....

$u_{n}-u_{1}=(n-1)d$

Bài 2: Tìm số hạng tổng quát của các cấp số cộng sau...

Đáp án:

a) $a_{n}=5+(n-1).(-5)=-5n+10$

b) $b_{10}=b_{1}+9d$ <=> $20=2+9d$ <=> $d=2$

=> Số hạng tổng quát: $b_{n}=2+(n-1).2=2n$

Bài 3: Tìm số hạng tổng quát của cấp số cộng...

Đáp án:

$c_{4}=c_{1}+3d$ <=> $c_{1}+3d=80$

$c_{6}=c_{1}+5d$ <=> $c_{1}+5d=40$

Ta có: $c_{1}+3d=80$ và $c_{1}+5d=40$ <=> $c_{1}=140$ và $d=-20$

=> $c_{n}=140+(n-1).(-20)=-20n+160$

3. TỔNG CỦA N SỐ HẠNG ĐẦU TIÊN CỦA CẤP SỐ CỘNG

Bài 1: Cho cấp số cộng...

Đáp án:

a)

$u_{1}+u_{n}=u_{1}+u_{1}+(n-1)d=2u_{1}+(n-1)d$

$u_{2}+u_{n-1}=u_{1}+d+u_{1}+(n-2)d=2u_{1}+(n-1)d$

$u_{3}+u_{n-2}=u_{1}+2d+u_{1}+(n-3)d=2u_{1}+(n-1)d$

….

$u_{k}+u_{n-k+1}=2u_{1}+(n-1)d$

b) $2(u_{1}+u_{2}+...+u_{n})=n(2u_{1}+(n-1)d) $

<=> $2(u_{1}+u_{2}+...+u_{n})=n(u_{1}+u_{n}) $

Bài 2:

a) Tính tổng 50 số tự nhiên chẵn đầu tiên...

Đáp án:

a) $S_{50}=\frac{50[2.0+(50-1).2]}{2}=2450$

b) $u_{3}+u_{28}=u_{1}+2d+u_{1}+27d=u_{1}+u_{1}+29d=u_{1}+u_{30}=100$

=> $S_{30}=\frac{n(u_{1}+u_{30})}{2}=\frac{30.100}{2}=1500$

c) $S_{6}=\frac{6(2u_{1}+5d)}{2}=18$

<=> $2u_{1}+5d=6$

$S_{10}=\frac{10(2u_{1}+9d)}{2}=110$

<=> $2u_{1}+9d=22$

=> $2u_{1}+5d=6$

Và $2u_{1}+9d=22$ 

<=> $u_{1}=-7$

Và $d=4$

=> $S_{20}=\frac{20(2u_{1}+19d)}{2}=620$

Bài 3: Một rạp hát có 20 hàng ghế xếp...

Đáp án:

$u_{1}=17; u_{2}=20; u_{3}=23$

=> d = 3 và $u_{n}=17+(n-1).3=3n+14$

a) $u_{20}=3.20+14=74$ (ghế)

b) $S_{20}=20.\frac{17+74}{2}=910$ (ghế)

4. GIẢI BÀI TẬP CUỐI SGK

Bài 1: Chứng minh dãy số hữu hạn...

Đáp án:

Ta có: -3 = 1 + (-4); -7 = (-3) + (-4);...

Mỗi số hạng đều bằng số hạng đứng ngay trước nó cộng với (-4) nên dãy số 1; -3; -7; -11; -15 là một cấp số cộng với công sai d = -4

Bài 2: Cho $(u_{n})$ là cấp số cộng với số hạng...

Đáp án:

$u_{n}=u_{1}+(n-1)d=4+(n-1)(-10)=14-10n$

Bài 3: Cho cấp số cộng...

Đáp án:

a) $u_{12}=u_{1}+11d=19$

b) Ta có: $u_{n}=-3+2(n-1)=195$

=> n=100.

Vậy 195 là $u_{100}$

Bài 4: Trong các dãy số sau đây, dãy số nào là cấp số cộng...

Đáp án:

a) ($u_{n}$) là cấp số cộng với số hạng đầu $u_{1}=-1$ và công sai d=-4.

b) ($u_{n}$) là cấp số cộng với số hạng đầu $u_{1}=-\frac{7}{2}$ và công sai d=12.

c) ($u_{n}$) không phải là cấp số cộng

Vì  $u_{2}-u_{1} \neq u_{3}-u_{2}$

d) ($u_{n}$) là cấp số cộng với số hạng đầu $u_{1}=\frac{4}{3}$ và công sai $d=-\frac{5}{3}$

Bài 5: Tìm số hạng đầu và công sai của cấp số...

Đáp án:

a) $u_{3}-u_{1}=20$ và $u_{2}+u_{5}=54$

<=> $u_{1}+2d-u_{1}=20$ và $u_{1}+d+u_{1}+4d=54$ 

<=> $2d=20$ và $2u_{1}+5d=54$

<=> $d=10$ và $u_{1}=2$ 

b) $u_{2}+u_{3}=0$ và $u_{2}+u_{5}=80$

<=> $u_{1}+d+u_{1}+2d=0$ và $u_{1}+d+u_{1}+4d=80$ 

<=> $2u_{1}+3d=0$ và $2u_{1}+5d=80$

<=> $d=40$ và $u_{1}=-60$ 

c) $u_{5}-u_{2}=3$ và $u_{8}.u_{3}=24$

<=> $u_{1}+4d - u_{1}-d=3$ và $(u_{1}+7d)(u_{1}+2d)=24$ 

<=> $3d=3$ và $(u_{1}+7d)(u_{1}+2d)=24$ 

<=> $d=1$ và $(u_{1})^{2}+9u_{1}-10=0$

<=> $d=1$ và $u_{1}=1$ hoặc $u_{1}=-10$ 

Bài 6: Một người muốn mua một thanh gỗ đủ để cắt ra...

Đáp án:

a) Chiều dài các thanh ngang của cái thang (tính từ bậc dưới cùng) tạo thành một cấp số cộng có: $u_{1}=45; d=-2$, số hạng cuối $u_{n}=31$

$u_{n}=u_{1}+(n-1) = 31$

=> $n=\frac{45-31}{2}+1=8$

Vậy cái thang có 8 bậc.

b) Chiều dài thanh gỗ mà người đó cần mua là:

$S_{8}=\frac{8(45+31)}{2}=304$ cm.

Bài 7: Khi một vận động viên nhảy dù nhảy ra khỏi máy bay...

Đáp án:

a) d=48-16=80-48=32

b) Tổng chiều dài quãng đường trong 10s đầu tiên là:

 $S_{10}=\frac{10(2.16+9.32)}{2}=1600$ (feet).

Bài 8: Ở một loài thực vật lưỡng bột, tính trạng chiều cao cây...

Đáp án:

Chiều cao của các cây có số alen trội từ 0 đến 4 tạo thành 5 số hạng liên tiếp của một cấp số cộng với $u_{1}=100$ và d=5

=> $u_{5}=100+4.5=120$

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo, giải toán 11 CTST, giải bài tập sách giáo khoa toán 11 chân trời sáng tạo, Giải SGK bài 2: Cấp số cộng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác