Giải SBT Toán 11 chân trời Bài 2 Giới hạn của hàm số

Giải chi tiết sách bài tập Toán 11 tập 1 Chân trời bài 2 Giới hạn của hàm số. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài 1: Sử dụng định nghĩa, tìm các giới hạn sau:

a) $\lim_{x \to -1}(x^{3}-3x)$

b) $\lim_{x\to 2}\sqrt{2x+5}$

c) $\lim_{x\to +\infty}\frac{4-x}{2x+1}$

Trả lời:

a) Giả sử $(x_{n})$ là dãy số bất kì thỏa mãn $x_{n} \neq 0, x_{n} \neq 3$ với mọi n và $limx_{n}=-1$

Ta có $lim(x_{n}^{3}-3x_{n}) = (limx_{n})^{3}-3limx_{n}=(-1)^{3}-3.(-1)=2$

Vậy $\lim_{x \to -1}(x^{3}-3x)=2$

b) Giả sử $(x_{n})$ là dãy số bất kì thoả mãn $x_{n} \geq -\frac{5}{2}$ với mọi n và $limx_{n}=2$

Ta có $lim\sqrt{2x_{n}+5}=\sqrt{2limx_{n}+5}=\sqrt{2.2+5}=3$

Vậy $\lim_{x\to 2}\sqrt{2x+5}=3$

c) Giả sử $(x_{n})$ là dãy số bất kì thoả mãn $x_{n} \neq -\frac{1}{2}$ với mọi n và $limx_{n}=+\infty$

Ta có $lim\frac{4-x_{n}}{2x_{n}+1}=lim\frac{\frac{4}{x_{n}}-1}{2+\frac{1}{x_{n}}}=\frac{lim\frac{4}{x_{n}}-1}{2+lim\frac{1}{x_{n}}}=\frac{0-1}{2+0}=\frac{-1}{2}$

Vậy $\lim_{x\to +\infty}\frac{4-x}{2x+1}=-\frac{1}{2}$

Bài 2: Tìm các giới hạn sau:

a) $\lim_{x\to -3}(8+3x-x^{2})$

b) $\lim_{x\to 2}[(5x-1)(2-4x)]$

c) $\lim_{x\to -2}\frac{x^{2}-x}{(2x+1)^{2}}$

d) $\lim_{x\to -1}\sqrt{10-2x^{2}}$

Trả lời:

a) $\lim_{x\to -3}(8+3x-x^{2})=8+3\lim_{x\to-3}x-(\lim_{x\to -3}x)^{2}=8+3.(-3)-(-3)^{2}=-10$

b) $\lim_{x\to 2}[(5x-1)(2-4x)]=(5\lim_{x\to 2}x-1)(2-4.\lim_{x\to 2}x)=(5.2-1)(2-4.2)=-54$

c) $\lim_{x\to -2}\frac{x^{2}-x}{(2x+1)^{2}}=\frac{\lim_{x\to -2}(x^{2}-4)}{\lim_{x\to -2}(2x+1)^{2}}=\frac{(\lim_{x\to -2}x)^{2}-\lim_{x\to -2}x}{(2\lim_{x\to -2}+1)^{2}}=\frac{(-2)^{2}-(-2)}{[2.(-2)+1]^{2}}=\frac{2}{3}$

d) $\lim_{x\to -1}\sqrt{10-2x^{2}}=\sqrt{10-2.(\lim_{x\to -1}x)^{2}}=\sqrt{10-2.(-1)^{2}}=\sqrt{8}$

Bài 3: Tìm các giới hạn sau:

a) $\lim_{x\to -2}\frac{x^{2}-4}{x+2}$

b) $\lim_{x\to 1}\frac{x^{3}-1}{1-x}$

c) $\lim_{x\to 3}\frac{x^{2}-4x+3}{x-3}$

d) $\lim_{x\to -2}\frac{2-\sqrt{x+6}}{x+2}$

e) $\lim_{x\to 0}\frac{x}{\sqrt{x+1}-1}$

g) $\lim_{x\to 2}\frac{x^{2}-4x+4}{x^{2}-4}$

Trả lời:

a) $\lim_{x\to -2}\frac{x^{2}-4}{x+2}$

$=\lim_{x\to -2}\frac{(x-2)(x+2)}{x+2}$

$=\lim_{x\to -2}(x-2)=-2-2=-4$

b) $\lim_{x\to 1}\frac{x^{3}-1}{1-x}$

$=\lim_{x\to 1}\frac{(x-1)(x^{2}+x+1)}{1-x}$

$=\lim_{x\to 1}(-x^{2}-x-1)=-1^{2}-1-1=-3$

c) $\lim_{x\to 3}\frac{x^{2}-4x+3}{x-3}$

$=\lim_{x\to 3}\frac{(x-1)(x-3)}{x-3}$

$=\lim_{x\to 3}(x-1)=3-1=2$

d) $\lim_{x\to -2}\frac{2-\sqrt{x+6}}{x+2}$

$=\lim_{x\to -2}\frac{(2-\sqrt{x+6})(2+\sqrt{x+6})}{(x+2)(2+\sqrt{x+6})}$

$=\lim_{x\to -2}\frac{4-x-6}{( x+2)(2+\sqrt{x+6})}$

$=\lim_{x\to -2}\frac{-x-2}{(x+2)(2+\sqrt{x+6})}$

$=\lim_{x\to -2}\frac{-1}{2+\sqrt{x+6}}$

$=\frac{-1}{2+\sqrt{-2+6}}=\frac{-1}{4}$

e) $\lim_{x\to 0}\frac{x}{\sqrt{x+1}-1}$

$=\lim_{x\to 0}\frac{x(\sqrt{x+1}+1)}{(\sqrt{x+1}-1)(\sqrt{x+1}+1)}$

$=\lim_{x\to 0}\frac{x(\sqrt{x+1}+1)}{x}$

$=\lim_{x\to 0}(\sqrt{x+1}+1)=\sqrt{0+1}+1=2$

g) $\lim_{x\to 2}\frac{x^{2}-4x+4}{x^{2}-4}$

$=\lim_{x\to 2}\frac{(x-2)^{2}}{(x+2)(x-2)}$

$=\lim_{x\to 2}\frac{x-2}{x+2}=\frac{0}{4}=0$

Bài 4: Cho hai hàm số f(x) và g(x) có $\lim_{x\to 4}f(x)=2$ và $\lim_{x\to 4}g(x)=-3$. Tìm các giới hạn sau:

a) $\lim_{x\to 4}[g(x)-3f(x)]$

b) $\lim_{x\to 4}\frac{2f(x).g(x)}{[f(x)+g(x)]^{2}}$

Trả lời:

a) $\lim_{x\to 4}[g(x)-3f(x)]=\lim_{x\to 4}g(x)-3\lim_{x\to 4}f(x)=-3-3.2=-9$

b) $\lim_{x\to 4}\frac{2f(x).g(x)}{[f(x)+g(x)]^{2}}$

$=\frac{\lim_{x\to 4}(2f(x)g(x))}{\lim_{x\to 4}[f(x)+g(x)]^{2}}$

$=\frac{2.\lim_{x\to 4}f(x).lim_{x\to 4}g(x)}{[\lim_{x\to 4}f(x)+\lim_{x\to 4}g(x)]^{2}}$

$=\frac{2.2.(-3)}{[2+(-3)]^{2}}=-12$

Bài 5: Cho hai hàm số f(x) và g(x) có $\lim_{x\to +\infty}f(x)=3$ và $\lim_{x\to +\infty}[f(x)+2g(x)]=7$

Tìm $\lim_{x\to +\infty}\frac{2f(x)+g(x)}{2f(x)-g(x)}$

Trả lời:

Ta có: $g(x)=\frac{1}{2}([f(x)+2g(x)]-f(x))$

Suy ra $\lim_{x\to +\infty}g(x)=\frac{1}{2}(\lim_{x\to +\infty}[f(x)+2g(x)]-\lim_{x\to +\infty}])=\frac{1}{2}(7-3)=2$

Suy ra $\lim_{x\to +\infty}\frac{2f(x)+g(x)}{2f(x)-g(x)}=\frac{2\lim_{x\to +\infty}f(x)+\lim_{x\to +\infty}g(x)}{2\lim_{x\to +\infty}f(x)-\lim_{x\to +\infty}g(x)}=\frac{2.3+2}{2.3-2}=2$

Bài 6: Cho hàm số $f(x)=\left\{\begin{matrix}3x+4,x\leq -1\\3-2x^{2},x>1\end{matrix}\right.$

Tìm các giới hạn $\lim_{x\to -1^{+}}f(x),\lim_{x\to -1^{-}}f(x)$ và $\lim_{x\to -1}f(x)$

Trả lời:

$\lim_{x\to -1^{+}}f(x)=\lim_{x\to -1^{+}}(3-2x^{2})=3-2.(-1)^{2}=1$

$\lim_{x\to -1^{-}}f(x)=\lim_{x\to -1^{-}}(3x+4)=3.(-1)+4=1$

$\lim_{x\to -1}f(x)=1$

Bài 7: Cho hàm số $f(x)=\left\{\begin{matrix}2x+1,x\leq -1\\\sqrt{x^{2}+a},x>1\end{matrix}\right.$

Tìm giá trị của tham số a sao cho tồn tại giới hạn $\lim_{x\to 1}f(x)$

Trả lời:

$\lim_{x\to 1^{-}}f(x)=\lim_{x\to 1^{-}}(2x+1)=3$

$\lim_{x\to 1^{+}}f(x)=\lim_{x\to 1^{+}}\sqrt{x^{2}+a}=\sqrt{1+a}$

Để tồn tại $\lim_{x\to 1}f(x)$ thì $\sqrt{1+a}=3$. Suy ra a = 8

Bài 8: Mỗi giới hạn sau có tồn tại không? Nếu có, hãy tìm giới hạn đó

a) $\lim_{x\to 0}\frac{x^{2}}{|x|}$

b) $\lim_{x\to 2}\frac{x^{2}-2x}{|x-2|}$

Trả lời:

a) Ta có:

$\lim_{x\to 0^{-}} \frac{x^{2}}{|x|}=\lim_{x\to 0^{-}}\frac{x^{2}}{-x}=\lim_{x\to 0^{-}}\frac{x}{-1}=\lim_{x\to 0^{-}}(-x)=0$

$\lim_{x\to 0^{+}}\frac{x^{2}}{|x|}=\lim_{x\to 0^{+}}\frac{x^{2}}{x}=\lim_{x\to 0^{+}}\frac{x}{1}=\lim_{x\to 0^{+}}x$

Do $\lim_{x\to 0^{-}}\frac{x^{2}}{|x|}=\lim_{x\to 0^{+}}\frac{x^{2}}{|x|}=0$ nên tồn tại giới hạn $\lim_{x\to 0}\frac{x^{2}}{|x|}$ và $\lim_{x\to 0}\frac{x^{2}}{|x|}=0$

b) Ta có:

$\lim_{x\to 2^{+}}\frac{x^{2}-2x}{|x-2|}=\lim_{x\to 2^{+}}\frac{x^{2}-2x}{x-2}=\lim_{x\to 2^{+}}\frac{x(x-2)}{x-2}=\lim_{x\to 2^{+}}x=2$

$\lim_{x\to 2^{-}}\frac{x^{2}-2x}{|x-2|}=\lim_{x\to 2^{-}}\frac{x^{2}-2x}{2-x}=\lim_{x\to 2^{-}}\frac{x(x-2)}{2-x}=\lim_{x\to 2^{-}}(-x)=-2$.

Do $\lim_{x\to 2^{+}}\frac{x^{2}-2x}{|x-2|} \neq \lim_{x\to 2^{-}}\frac{x^{2}-2x}{|x-2|}$ nên không tồn tại giới hạn $\lim_{x\to 2}\frac{x^{2}-2x}{|x-2|}$.

Bài 9: Tìm các giới hạn sau:

a) $\lim_{x\to +\infty}\frac{x}{x+4}$

b) $\lim_{x\to -\infty}\frac{2x^{2}+1}{(2x+1)^{2}}$

c) $\lim_{x\to -\infty}\frac{3x+1}{\sqrt{x^{2}-2x}}$

d) $\lim_{x\to +\infty}(x-\sqrt{x^{2}+2x})$

Trả lời:

a) $\lim_{x\to +\infty}\frac{x}{x+4}=\lim_{x\to +\infty}\frac{1}{1+\frac{4}{x}}=\frac{1}{1+4.0}=1$

b) $\lim_{x\to -\infty }\frac{2x^{2}+1}{(2x+1)^{2}}=\lim_{x\to -\infty}\frac{2+\frac{1}{x^{2}}}{(2+\frac{1}{x})^{2}}=\frac{2+0}{(2+0)^{2}}=\frac{1}{2}$

c) Với x < 0 thì $\sqrt{x^{2}}=|x|=-x$, nên ta có:

$\lim_{x\to -\infty}\frac{3x+1}{\sqrt{x^{2}-2x}}=\lim_{x\to -\infty}{x(3+\frac{1}{x})}{-x\sqrt{1-\frac{2}{x}}}$

d) $\lim_{x\to +\infty}(x-\sqrt{x^{2}+2x})=\lim_{x\to +\infty}\frac{(x-\sqrt{x^{2}+2x})(x+\sqrt{x^{2}+2x})}{x+\sqrt{x^{2}+2x}}$

$=\lim_{x\to +\infty}\frac{x^{2}-(x^{2}+2x)}{x+\sqrt{x^{2}+2x}}=\lim_{x\to +\infty}\frac{-2x}{x+x\sqrt{1+\frac{2}{x}}}$

$=\lim_{x\to +\infty}\frac{-2}{1+\sqrt{1+\frac{2}{x}}}=\frac{-2}{1+1}=-1$.

Bài 10: Tính các giới hạn sau:

a) $\lim_{x\to -\infty}(x^{3}+2x^{2}-1)$

b) $\lim_{x\to +\infty}\frac{x^{3}+2x^{2}}{3x^{2}+1}$

c) $\lim_{x\to -\infty}\sqrt{x^{2}-2x+3}$

Trả lời:

a) $\lim_{x\to -\infty}(x^{3}+2x^{2}-1)=\lim_{x\to -\infty}[x^{3}(1+\frac{2}{x}-\frac{1}{x^{3}})]$

Ta có $\lim_{x\to -\infty}x^{3}=-\infty$ và $\lim_{x\to -\infty}(1+\frac{2}{x}-\frac{1}{x^{3}})=1+0-0=1$

Suy ra $\lim_{x\to -\infty}(x^{3}+2x^{2}-1)=\lim_{x\to - \infty}[x^{3}(1+\frac{2}{x}-\frac{1}{x^{3}})]=-\infty$

b) $\lim_{x\to +\infty}\frac{x^{3}+2x^{2}}{3x^{2}+1}=\lim_{x\to +\infty}[x.\frac{x^{2}+2x}{3x^{2}+1}]$

Ta có $\lim_{x\to +\infty}x=+\infty$ và $\lim_{x\to +\infty}\frac{x^{2}+2x}{3x^{2}+1}=\lim_{x\to +\infty}\frac{1+\frac{2}{x}}{3+\frac{1}{x^{2}}}=\frac{1}{3}$

Suy ra $\lim_{x\to +\infty}\frac{x^{3}+2x^{2}}{3x^{2}+1}=\lim_{x\to +\infty}[x.\frac{x^{2}+2x}{3x^{2}+1}]=+\infty$

c) $\lim_{x\to -\infty}\sqrt{x^{2}-2x+3}=\lim_{x\to -\infty}\sqrt{x^{2}(1-\frac{2}{x}+\frac{3}{x^{2}})}$

$=\lim_{x\to -\infty}(|x|\sqrt{1-\frac{2}{x}+\frac{3}{x^{2}}})$

Ta có $\lim_{x\to - \infty}|x|=\lim_{x\to -\infty}(-x)=+\infty$ và $\lim_{x\to -\infty} \sqrt{1-\frac{2}{x}+\frac{3}{x^{2}}}=1$

Suy ra $\lim_{x\to -\infty}\sqrt{x^{2}-2x+3}=\lim_{x\to -\infty}(|x|\sqrt{1-\frac{2}{x}+\frac{3}{x^{2}}})=+\infty$.

Bài 11: Tìm giá trị của các tham số a và b, biết rằng:

a) $\lim_{x\to 2}\frac{ax+b}{x-2}$

b) $\lim_{x\to 1}\frac{a\sqrt{x}+b}{x-1}=3$

Trả lời:

a) Do $\lim_{x\to 2}(x-2)=2-2=0$ nên để tồn tại giới hạn hữu hạn $\lim_{x\to 2}\frac{ax+b}{x-2}=5$, trước hết ta phải có $\lim_{x\to 2}(ax+b)=0$ hay 2a + b = 0, suy ra b = ‒2a.

Khi đó, $\lim_{x\to 2}\frac{ax+b}{x-2}=\lim_{x\to 2}\frac{ax-2a}{x-2}=\lim_{x\to 2}{a(x-2)}{x-2}=\lim_{x\to 2}a=a$

Suy ra a = 5 và b = ‒10.

b) Do $\lim_{x\to 1}(x-1)=1-1=0$ nên để tồn tại giới hạn hữu hạn $\lim_{x\to 1}\frac{a\sqrt{x}+b}{x-1}=3$, trước hết ta phải có $\lim_{x\to 1}(a\sqrt{x}+b)=0$ hay a + b = 0, suy ra b = ‒a.

Khi đó, $\lim_{x\to 1}\frac{a\sqrt{x}+b}{x-1}=\lim_{x\to 1}\frac{a\sqrt{x}-a}{x-1} $

$=\lim_{x\to 1}{a(\sqrt{x-1})}{x-1}$

$=\lim_{x\to 1}{a(\sqrt{x}-1)(\sqrt{x}+1)}{(x-1)(\sqrt{x}+1)}$

$=\lim_{x\to 1}\frac{a(x-1)}{(x-1)(\sqrt{x}+1)}=\lim_{x\to 1}\frac{a}{\sqrt{x}+1}=\frac{a}{2}$

Suy ra $\frac{a}{2}=3$ hay a = 6, suy ra b = ‒6.

Bài 12: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho điểm $M(t;t^{2}),t>0$, nằm trên đường parabol $y=x^{2}$. Đường trung trực của đoạn thẳng OM cắt trục tung tại N. Điểm N dần đến điểm nào khi M dần đến điểm O?

Trả lời:

Trung điểm của đoạn thẳng OM là $I(\frac{t}{2};\frac{t^{2}}{2})$

Đường trung trực của OM nhận $\vec{OM}=(t,t^{2})$ làm vectơ pháp tuyến và đi qua điểm $I(\frac{t}{2};\frac{t^{2}}{2})$ nên có phương trình d: $t(x-\frac{t}{2})+t^{2}(y-\frac{t^{2}}{2})=0$

Thay x = 0 vào phương trình của d, ta nhận được $y=\frac{1}{2}(1+t^{2})$

Suy ra $N(0;\frac{1}{2}(1+t^{2}))$

Điểm M dần đến điểm O khi t dần đến $0^{+}$. Ta có $\lim_{x\to 0^{+}}\frac{1}{2}(1+t^{2})=\frac{1}{2}$.

Suy ra khi điểm dần đến điểm thì điểm dần đến điểm $A(0;\frac{1}{2})$


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT toán 11 tập 1 sách Chân trời, Giải SBT toán 11 CTST tập 1, Giải SBT toán 11 tập 1 Chân trời bài 2 Giới hạn của hàm số

Bình luận

Giải bài tập những môn khác