Dễ hiểu giải Toán 7 cánh diều bài 1 Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
Giải dễ hiểu bài 1 Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Toán 7 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
CHƯƠNG III. HÌNH HỌC TRỰC QUAN
BÀI 1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Hình hộp chữ nhật
Bài 1: Thực hiện các hoạt động sau:
a) Vẽ trên giấy kẻ ô vuông 6 hình chữ nhật với vị trí và các kích thước như ở Hình 1;
b) Cắt rời theo đường viền của hình vừa vẽ ( phần tô màu) và gấp lại để được Hình hộp chữ nhật như ở Hình 2;
c) Quan sát hình hộp chữ nhật ở Hình 2, nêu số mặt, số cạnh và số đỉnh của hình hộp chữ nhật đó.
Giải nhanh:
a)
b) Cắt, gấp để tạo lập hình 2. c) 6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh.
Bài 2: Quan sát hình hộp chữ nhật ở Hình 3, đọc tên các mặt, các cạnh và các đỉnh của hình hộp chữ nhật đó.
Giải nhanh:
6 mặt: ABCD; A’B’C’D’; ABB’A’; ADD’A’; BCC’B’; CDD’C’.
12 cạnh: AB; BC; CD; DA; A’B’; B’C’; C’D’; D’A’; AA’; BB’; CC’; DD’.
8 đỉnh: A; B; C; D; A’; B’; C’; D’.
Bài 3: Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ ở Hình 5 và thực hiện các hoạt động sau:
a) Mặt AA’D’D là hình gì?
b) So sánh độ dài hai cạnh bên AA’ và DD’.
Giải nhanh:
a) hình chữ nhật. b) độ dài bằng nhau.
II. Hình lập phương
Bài 1: Quan sát hình lập phương ở Hình 9, đọc tên các mặt, các cạnh, các đỉnh và các đường chéo của hình lập phương đó.
Giải nhanh:
6 mặt: ABCD; A’B’C’D’; ABB’A’; ADD’A’; BCC’B’; CDD’C’.
12 cạnh: AB; BC; CD; DA; A’B’; B’C’; C’D’; D’A’; AA’; BB’; CC’ ; DD’.
8 đỉnh: A; B; C; D; A’; B’; C’; D’.
4 đường chéo: AC’; A’C; BD’; B’D.
Bài 2: Quan sát hình lập phương ABCD. A’B’C’D’ ở Hình 10 và thực hiện các hoạt động sau:
a) Mặt AA’D’D là hình gì?
b) So sánh độ dài các cạnh của hình lập phương đó.
Giải nhanh:
a) hình vuông. b) bằng nhau.
III. Diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Bài 1: Một viên gạch đất sét nung đặc có dạng hình hộp chữ nhật với các đáy lần lượt là 220 mm, 105 mm và chiều cao là 65 mm. Tính diện tích xung quanh và thể tích của viên gạch đó.
Giải nhanh:
Diện tích xung quanh: 2. (220 + 105). 65 = 42 250 (mm2)
Thể tích: 220. 105. 65 = 1 501 500 (mm3) = 15 015 cm3
IV. Bài tập
Bài 1: Tìm số thích hợp cho ? trong bảng sau:
Giải nhanh:
Hình hộp chữ nhật | Hình lập phương | |
mặt | 6 | 6 |
đỉnh | 8 | 8 |
cạnh | 12 | 12 |
mặt đáy | 2 | 2 |
mặt bên | 4 | 4 |
đường chéo | 4 | 4 |
Bài 2: Đố em chỉ với một đường thẳng ( có chia đơn vị mm) mà đo được độ dài đường chéo của một viên gạch có dạng hình hộp chữ nhật (như Hình 15)
Giải nhanh:
Ta có: Độ dài MN cũng chính bằng độ dài đường chéo của viên gạch.
Đo MN, ta được độ dài đường chéo của viên gạch.
Bài 3: Sưu tầm hình ảnh những đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương, chẳng hạn hình ảnh khối ru –bích ở Hình 17a, hình ảnh hộp đựng hàng ở Hình 17b.
Giải nhanh:
+ hình hộp chữ nhật: Bể cá, viên gạch, tủ lạnh, thùng container…
+ hình lập phương: xúc xắc, hộp carton...
Bình luận