Dễ hiểu giải KHTN 8 cánh diều Bài 28 Hệ vận động ở người

Giải dễ hiểu Bài 28 Hệ vận động ở người. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu KHTN 8 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 28 - HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Vận động viên nâng được mức tạ lên đến hàng trăm kilôgam (hình 28.1) là nhờ những cơ quan nào? Em hãy nâng một vật vừa sức rồi chỉ ra sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tham gia thực hiện động tác đó.

BÀI 28 - HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

Giải nhanh:

Sự sắp xếp của xương, khớp, cơ ở tay hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Trong đó, khớp hình thành nên điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển tạo sự vận động của cơ thể.

I. SỰ PHÙ HỢP GIỮA CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ VẬN ĐỘNG

Câu hỏi 1: Quan sát hình 28.2 và cho biết hệ vận động gồm những cơ quan nào?

BÀI 28 - HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

Giải nhanh:

Gồm cơ vân, khớp, xương.

1. Cấu tạo của xương phù hợp với chức năng

Câu hỏi 2: Quan sát hình 28.3, cho biêt sự phụ thuộc giữa cấu tạo và chức năng của xương đùi.

BÀI 28 - HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

Giải nhanh:

Ở đầu xương có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương xếp theo hình vòng cung giúp phân tán lực tác động. Phần thân xương có mô xương cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực.

Luyện tập 1: Thành phần hóa học của xương động vật cũng tương tự như xương người. Thực hiện thí nghiệm với 3 chiếc xương đùi ếch như sau:

Xương 1: Để nguyên 

Xương 2: Ngâm trong dung dịch HCl 10% trong 15 phút 

Xương 3: đốt trên ngọn lửa đèn cồn đến khi không còn thấy khói bay lên.

Tiến hành thí nghiệm sau đó uốn cong xương, bóp nhẹ đầu xương và quan sát hiện tượng. Kết quả thí nghiệm thể hiện ở bảng 28.1

Bảng 28.1. Kết quả thí nghiệm

Hiện tượng

Xương 1

Xương 2

Xương 3

Có thể uốn cong 

không

không

xương vỡ vụn khi bóp nhẹ vào đầu xương

không

Không

Vận dụng kiến thức về phản ứng của acid, phản ứng cháy và thành phần hóa học của xương, giải thích kết quả thí nghiệm.

Giải nhanh:

Sau khi bỏ vào acid HCl thì có thể uốn cong do trong xương chỉ còn lại chất hữu cơ. Bóp phần đã đốt ta thấy xương bở ra vì trong xương chỉ còn lại các chất vô cơ → Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất vô cơ.

2. Cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng

Câu hỏi 3. Nêu tên, vị trí một khớp trong cơ thể. Cho biết khớp đó thuộc loại khớp gì và chức năng của nó.

Giải nhanh:

Ví dụ như khớp gối - khớp động: Cho phép di chuyển theo các hướng. 

3. Cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng

Câu hỏi 4. Quan sát hình 28.5 nêu cấu tạo của một cơ bắp từ đó chỉ ra sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động.

BÀI 28 - HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

Giải nhanh:

Mỗi bắp cơ được cấu tạo từ nhiều bó sợi cơ, mỗi bó sợi cơ gồm nhiều sợi cơ, mỗi sợi cơ gồm nhiều tơ cơ.

II. SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ - XƯƠNG - KHỚP

Câu hỏi 5. Quan sát hình 19.7a trang 96 và dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, cho biết cơ, xương, khớp phối hợp như thế nào khi ta nâng một quả tạ.

BÀI 28 - HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

Giải nhanh:

Khi thực hiện hoạt động, cơ nhị đầu cánh tay co tạo nên một lực hướng lên, giúp kéo xương quay nâng lên so với xương trụ. Đồng thời, cơ tam đầu cánh tay dãn giúp cố định khớp khuỷu. Nhờ đó, cánh tay co lên giúp quả tạ được nâng lên.

Luyện tập 2. Dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, xác định điểm tựa, lực và trọng lực khi cơ thể ngửa đầu hoặc kiễng chân.

Giải nhanh:

Hành động

Điểm tựa

Lực

Trọng lực

Khi ngửa đầu

Đốt sống trên cùng

Lực được sinh ra từ hệ thống cơ sau gáy bám vào sọ

Trọng lực của phần đầu

Khi kiễng chân

Các khớp bàn – đốt ở bàn chân

Lực được cơ sinh đôi cẳng chân và cơ dép đặt trên xương gót thông qua gân Achilles

Trọng lực của cả cơ thể

III. BẢO VỆ HỆ VẬN ĐỘNG

1. Vai trò của thể dục, thể thao với sức khỏe và hệ vận động 

Câu hỏi 6. Quan sát hình 28.6 và cho biết tập thể dục, thể thao có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe và hệ vận động. giải thích.

BÀI 28 - HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

Giải nhanh:

Ý nghĩa: hệ thần kinh linh hoạt, tăng sức khỏe hô hấp, duy trì cân nặng hợp lý, tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ, cơ tim và thành mạch khỏe hơn, khớp khỏe hơn, tăng khối lượng và kích thước xương.

Vận dụng: Lập kế hoạch luyện tập một môn thể dục, thể thao cho bản thân nhằm nâng cao thể lực và có thể hình cân đối.

Giải nhanh:

Ví dụ: chạy bộ. Mỗi ngày dành riêng 30 phút hoặc 1 tiếng đồng hồ. 

2. Bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh

Câu hỏi 7. Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động.

Giải nhanh:

  • VD: Thoái hóa khớp do tuổi tác, di truyền, béo phì, chấn thương, tai nạn thể thao, tai nạn lao động, các bệnh lý khớp viêm,...
  • Biện pháp: Bổ sung thực phẩm giàu canxi, có chế độ luyện tập hàng ngày, tránh ngồi hay đứng quá lâu, điều chỉnh cân nặng hợp lý,…

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác