Dễ hiểu giải KHTN 8 cánh diều Bài 42 Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Giải dễ hiểu Bài 42 Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu KHTN 8 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 42 - CÂN BẰNG TỰ NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi. Quan sát chuỗi thức ăn ở hình 42.1 và cho biết nếu rắn bị tiêu diệt quá mức sẽ dẫn tới hậu quả gì.

BÀI 42 - CÂN BẰNG TỰ NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Giải nhanh:

Hậu quả: số lượng đại bàng giảm, số lượng chuột tăng lên nhanh chóng.

I. CÂN BẰNG TỰ NHIÊN

1. Khái niệm cân bằng tự nhiên

Câu hỏi 1. Lấy thêm ví dụ thể hiện sự cân bằng tự nhiên.

Giải nhanh:

Khi số lượng chim tăng cao, chim ăn nhiều sâu → số lượng sâu giảm → không đủ thức ăn cho chim sâu → số lượng chim sâu giảm → số lượng sâu tăng. 

2. Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên 

Câu hỏi 2. Nêu một số hoạt động của người dân ở địa phương em có thể làm mất cân bằng tự nhiên.

Giải nhanh:

Chặt phá rừng, săn bắt quá mức các loài động vật hoang dã, du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ, gây ô nhiễm môi trường sống,...

3. Bảo vệ động vật hoang dã

Câu hỏi 3. Nêu ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ động vật hoang dã.

Giải nhanh:

Biện pháp

Ý nghĩa của biện pháp

Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát các hoạt động săn bắn, buôn bán động vật hoang dã.

Giảm thiểu tối đa các hành vi săn bắn, buôn bán động vật hoang dã.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền 

Nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã.

Bảo vệ các khu rừng và biển; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia,…

Bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã.

Luyện tập 1. Liệt kê 10 loài động vật trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Địa phương em có loài nào trong danh sách kể trên không?

Giải nhanh:

10 loài động vật: Hổ Đông Dương, Sao la, Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng, Voi, Rùa da, Voọc mông trắng, Cá cóc Tam Đảo, Gấu ngựa, Culi,…

II. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Tác động của con người đối với môi trường

Câu hỏi 4. Quan sát hình 42.3 và cho biết con người đã tác động đến môi trường bằng những cách nào qua các thời kì.

BÀI 42 - CÂN BẰNG TỰ NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Giải nhanh:

  • Thời kì nguyên thủy: Con người khai thác thiên nhiên bằng cách hái lượm và săn bắn, biết dùng lửa → nhiều cánh rừng bị đốt cháy.
  • Thời kì xã hội nông nghiệp: Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác → nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.
  • Thời kì xã hội công nghiệp: Đô thị hóa ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt. 

Câu hỏi 5. Việc phá hủy rừng đã gây ra những hậu quả gì cho môi trường tự nhiên?  

Giải nhanh:

Hậu quả: phá hủy và suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, mất đa dạng sinh học; tăng lượng khí CO2 trong không khí → hiệu ứng nhà kính → biến đổi khí hậu.

2. Ô nhiễm môi trường.

Câu hỏi 6. Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Giải nhanh:

Do khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu; lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật; các chất phóng xạ từ nhà máy; chất thải không được thu gom và xử lí đúng cách.

Câu hỏi 7. Hiện tượng cháy rừng đã tác động như thế nào đến môi trường?

Giải nhanh:

Gây ô nhiễm môi trường; mất đi môi trường sống và tính mạng của nhiều loài sinh vật → mất đa dạng sinh học; giảm độ che phủ của rừng.

Câu hỏi 8. Nêu thêm một số biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Giải nhanh:

Biện pháp: trồng rừng, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, xây dựng hệ thống xử lí chất thải chăn nuôi, xử lý hình sự răn đe đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường,...

Thực hành. Lập kế hoạch và tiến hành tìm hiểu tình trạng ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) ở địa phương em. Viết báo cáo thu hoạch theo các hướng dẫn sau:

  • Tên môi trường.
  • Ảnh chụp hiện trạng ô nhiễm.
  • Chỉ ra các tác nhân gây ô nhiễm.
  • Đề xuất một số biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm.

Giải nhanh:

  • Tên môi trường: Môi trường nước.
  • Ảnh chụp hiện trạng ô nhiễm: (HS sưu tầm)
  • Các tác nhân gây ô nhiễm: Do nước thải sinh hoạt và nước thải; do xả rác thải rắn từ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất vào môi trường nước;…
  • Biện pháp: xử lí nước thải; vứt rác đúng nơi quy định; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường,…

Luyện tập 2. Nêu ý nghĩa của hoạt động trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc.

Giải nhanh:

Giúp hạn chế sự gia tăng hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí → hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu; đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn, nơi ở cho nhiều loài sinh vật → bảo vệ đa dạng sinh học.

Vận dụng 1. Tại sao các loài sinh vật ngoại lai như: ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, tôm hùm đất,… có thể gây mất cân bằng tự nhiên và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp.

Giải nhanh:

Vì các loài sinh vật ngoại lai sinh sản nhanh, thích nghi tốt với những thay đổi của môi trường → cạnh tranh nguồn sống với sinh vật bản địa, gây thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, suy giảm nguồn gene.

Vận dụng 2. Nêu những biện pháp địa phương em đã áp dụng để cải tạo môi trường tự nhiên.

Giải nhanh:

Trồng rừng, tiết kiệm nước, bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, sử dụng năng lượng sạch, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân,...

Vận dụng 3. Nêu các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở địa phương em.

Giải nhanh:

Thông tin nhanh trong dự báo thời tiết, đẩy mạnh các biện pháp phòng chống thiên tai; đầu tư hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển giao và áp dụng công nghệ trong sản xuất để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác