Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 8 Cánh Diều Bài 42 Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 42 Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cân bằng tự nhiên là

  • A. Trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, quần xã, hệ sinh thái hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
  • B. Sự cân bằng của hệ sinh thái dưới các tác động của các nhân tố tự nhiên trong môi trường.
  • C. Sự cân bằng của hệ sinh thái dưới tác động của môi trường tự nhiên, không có sự điều khiển của con người.
  • D. Tất cả đáp án trên đều đúng. 

Câu 2: Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi

  • A. có hiện tượng ăn lẫn nhau.
  • B. số lượng cá thể nhiều thì tự chết.
  • C. số lượng cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
  • D. số lượng cá thể tăng một cách nhanh chóng, lớn hơn khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Câu 3: Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là

  • A. khống chế sinh học.
  • B. ức chế - cảm nhiễm.
  • C. cân bằng quần thể.
  • D. nhịp sinh học.

Câu 4: Đâu là nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên?

  • A. Biến đổi khí hậu.
  • B. Núi lửa.
  • C. Các hoạt động của con người.
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 5: Biện pháp duy trì cân bằng tự nhiên là?

  • A. Bảo vệ đa dạng sinh học, kiểm soát việc du nhập các loài sinh vật ngoại lai, giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
  • B. Bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp đủ nguồn sống và đảm bảo điều kiện sống nhân. tạo cho hệ sinh thái.
  • C. Cấm săn bắt, mua bán và khai thác sinh vật.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Đâu là tên loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng?

  • A. Báo.
  • B. Sếu đầu đỏ.
  • C. Hươu.
  • D. Khỉ.

Câu 7: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là?

  • A. Sức sinh sản.
  • B. Sự tử vong.
  • C. Sức tăng trưởng của cá thể.
  • D. Nguồn thức ăn từ môi trường.

Câu 8: Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là

  • A. do giảm bớt sự cạnh tranh cùng loài khi số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp.
  • B. do sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong.
  • C. do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao.
  • D. do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao.

Câu 9: Thế nào là ô nhiễm môi trường?

  • A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn
  • B. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí thay đổi
  • C. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học thay đổi
  • D. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác

Câu 10: Ví dụ về tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên?

  • A. Đốt nương làm rẫy.
  • B. Chất thải sinh hoạt từ các hoạt động hàng ngày của con người.
  • C. Xe cộ, phương tiện lưu thông trên đường.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 

Câu 11: Đâu không phải nguyên nhân gây ra ô nhiễm do khí thải?

  • A. Quy trình đốt chát nhiên liệu trong quá trình sản xuất và giao thông vận tải.
  • B. Quá trình xây dựng, sản xuất, sinh hoạt thải ra chất thải rắn.
  • C. Cháy rừng.
  • D. Đốt nương, rẫy.

Câu 12:  Ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả nào sau đây? 

  • A. Ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất.
  • B. Sự suy giảm sức khỏe và mức sống của con người.
  • C. Sự tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 13: Để góp phần bảo vệ rừng, điều không nên

  • A. Chấp hành tốt các qui định về bảo vệ rừng.
  • B. Tiếp tục trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng hiện có.
  • C. Khai thác sử dụng nhiều hơn cây rừng và thú rừng.
  • D. Kết hợp khai thác hợp lí với qui hoạch phục hồi và làm tái sính rừng.

Câu 14: Nguyên nhân gây ra ô nhiễm do các chất phóng xạ là?

  • A. Từ các nhà máy điện nguyên tử.
  • B. Từ các vụ thử vũ khí hạt nhân. 
  • C. Quy trình đốt chát nhiên liệu trong quá trình sản xuất và giao thông vận tải.
  • D. Câu A và B đúng. 

Câu 15: Trong thực tế, hoạt động nào thải ra các chất thải rắn không được xử lí, gây ô nhiễm môi trường?

  • A. Hoạt động sản xuất công nghiệp của con người.
  • B. Hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
  • C. Hoạt động y tế và sinh hoạt hằng ngày của con.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 16: Các loài rùa biển đang bị săn lùng lấy mai làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, chúng ta cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào?

  • A. Bảo vệ các bãi cát là bãi đẻ của rùa biển và vận động người dân không đánh bắt rùa biển.
  • B. Tổ chức cho nhân dân nuôi rùa.
  • C. Không lấy trứng rùa.
  • D. Chỉ khai thác rùa ngoài thời gian sinh sản.

Câu 17: Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là

  • A. nhiệt độ Trái Đất tăng.
  • B. số lượng sinh vật tăng.
  • C. mực nước ở sông tăng.
  • D. dân số ngày càng tăng.

Câu 18: Một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu là

  • A. quy mô kinh tế thế giới tăng.
  • B. dân số thế giới tăng nhanh.
  • C. thiên tai bất thường, đột ngột.
  • D. thực vật đột biến gen tăng.

Câu 19: Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho

  • A. băng hai cực tăng.
  • B. mực nước biển dâng.
  • C. sinh vật phong phú.
  • D. thiên tai bất thường.

Câu 20: Đâu là biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu?

  • A. Tiết kiệm năng lượng, sử dụng phương tiện công cộng.
  • B. Trồng rừng, dùng năng lượng sạch, hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
  • C. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác