Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 8 Cánh Diều Bài 34 Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 34 Hệ thần kinh và các giác quan ở người - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hệ thần kinh gồm

  • A. Não bộ, dây thần kinh và tủy sống.
  • B. Não bộ, dây thần kinh và các cơ.
  • C. Tủy sống, dây thần kinh và tim mạch.
  • D.Tủy sống, dây thần kinh và hệ cơ xương.

Câu 2: Hệ thần kinh có vai trò là? 

  • A. Điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
  • B. Đảm bảo cơ thể là một khối thống nhất.
  • C. Đảm bảo cơ thể thích nghi với môi trường ngoài và môi trường trong cơ thể. 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Đâu là tên một bệnh về thần kinh?

  • A. Alzheimer.
  • B. Suy thận.
  • C. Rối loại chuyển hoá. 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Để tránh một số bệnh về thần kinh, em cần:

  • A. Thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh.
  • B. Không sử dụng chất kích thích.
  • C. Đảm baỏ giấc ngủ tốt.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Vì sao con người có thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp?

  • A. Não bộ người có vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói, chữ viết.
  • B. Cơ mặt người tiến hóa hoạt động linh hoạt.
  • C. Do đặc tính của bộ linh trưởng.
  • D. Não bộ người có đủ vùng vận động và vùng cảm giác.

Câu 6: Trong cầu mắt người, thành phần nào dưới đây có thể tích lớn nhất ?

  • A. Màng giác.
  • B. Thủy dịch.
  • C. Dịch thủy tinh.
  • D. Thể thủy tinh.

Câu 7: Bộ phận kích thích trung ương nằm ở đâu?

  • A. Thùy chẩm.
  • B. Vỏ não.
  • C. Dây thần kinh hướng tâm.
  • D. Dây thần kinh số 12.

Câu 8: Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là?

  • A. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.
  • B. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.
  • C. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.
  • D. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.

Câu 9: Vai trò của cơ quan phân tích thị giác?

  • A. Giúp nhận biết tác động của môi trường.
  • B. Phân tích các chuyển động.
  • C. Phân tích màu sắc.
  • D. Phân tích hình ảnh.

Câu 10: Cầu mắt cấu tạo gồm mấy lớp ?

  • A. 5 lớp      
  • B. 4 lớp
  • C. 2 lớp      
  • D. 3 lớp

Câu 11: Vùng thị giác nằm ở đâu?

  • A. Trong màng lưới của cầu mắt
  • B. Dây thần kinh số II
  • C. Ở thùy chẩm
  • D. Vỏ não

Câu 12: Khi bụi vào mắt, ta thường dụi mắt làm mắt đỏ lên, bụi đã lọt vào phần nào của mắt? 

  • A. Màng giác
  • B. Màng cứng
  • C. Màng mạch
  • D. Màng lưới

Câu 13: Tai được chia ra làm 3 phần, đó là những phần nào?

  • A. Vành tai, tai giữa, tai trong.
  • B. Tai ngoài, tai giữa, tai trong.
  • C. Vành tai, ống tai, màng nhĩ.
  • D. Tai ngoài, màng nhĩ, tai trong.

Câu 14: Sóng âm phát ra từ nguồn âm qua:

  • A. Ống tai ngoài, màng nhĩ, các xương tai giữa vào ốc tai.
  • B. Ống tai giữa.
  • C. Ống tai trong.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai. 

Câu 15: Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?

  • A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm.
  • B. Xử lí các kích thích về sóng âm.
  • C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
  • D. Truyền sóng âm về não bộ.

Câu 16: Bệnh vể mắt có đặc điểm

  • A. Dễ lây lan do dùng chung khăn với người bệnh.
  • B. Tắm rửa trong ao tù.
  • C. Do dùng chung bát đũa.
  • D. Cả A và B.

Câu 17:  Để phòng ngừa các bệnh về mắt do vi sinh vật gây ra, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

  • A. Hạn chế sờ tay lên mắt, dụi mắt.
  • B. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh.
  • C. Nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lí 0,9%.
  • D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 18: Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?

  • A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
  • B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.
  • C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
  • D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 19: Vì sao luật giao thông quy định người uống rượu bia không được điều khiển phương tiện giao thông?

  • A. Rượu có chứa chất gây ức chế đại não.
  • B. Rượu có chất ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu não.
  • C. Rượu có chứa chất ảnh hưởng đến tủy sống.
  • D. Rượu có chứa chất kích thích não trung gian.

Câu 20: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào?

  • A. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
  • B. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
  • C. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
  • D. Vành tai hứng sóng âm → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng nhĩ rung → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác