Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 8 Cánh Diều Bài 33 Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 33 Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải tên cơ quan thuộc hệ bài tiết?

  • A. Da.
  • B. Phổi.
  • C. Tim.
  • D. Thận.

Câu 2: Chức năng của hệ bài tiết là?

  • A. Bài tiết mồ hôi, khí CO2.
  • B. Phân giải chất độc, thải sản phẩm phân giải hồng cầu.
  • C. Bài tiết nước tiểu.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 

Câu 3: Chọn đáp án sai.

  • A. Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, dịch mô và dịch bạch huyết. 
  • B. Những điều kiện như nhiệt độ, độ pH, huyết áp, ...dao động quanh một giá trị nhất định gọi là cân bằng môi trường trong cơ thể. 
  • C. Thành phần, tính chất của môi trường thường xuyên biến đổi sẽ đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường.
  • D. Khi các tế bào hoạt động bình thường thì từ đó các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể hoạt động bình thường.

Câu 4: Môi trường trong cơ thể có vai trò chính là gì?

  • A. Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.
  • B. Giúp tế bào có hình dạng ổn định.
  • C. Giúp tế bào không bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại.
  • D. Sinh tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.

Câu 5: Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào?

  • A. Dịch mô.
  • B. Máu.
  • C. Dịch bạch huyết.
  • D. Dịch nhân.

Câu 6: Chọn câu đúng nhất:  

  • A. Hàm lượng glucose trong máu thường xuyên ở mức cao sẽ gây bệnh đái tháo đường.
  • B. Hàm lượng uric acid trong máu thường xuyên ở mức cao sẽ gây bệnh gout.
  • C. Khi môi rường bị mất cân bằng nặng có thể dẫn đến tử vong. 
  • D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Sản phẩm bài tiết của da là?

  • A. Mồ hôi (nước, urea, muối,...).
  • B. Khí CO2.
  • C. Nước tiểu.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Vai trò chính của quá trình bài tiết?

  • A. Làm cho môi trường trong cơ thể ổn định.
  • B. Thanh lọc cơ thể, loại bỏ chất, hợp chất dư thừa.
  • C. Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong cơ thể luôn được đổi mới.
  • D. Giúp giảm trọng lượng của cơ thể.

Câu 9: Ý nghĩa của sự bài tiết là: 

  • A. Làm cho các chất cặn bã, chất độc không kịp gây hại cho cơ thể.
  • B. Đảm bảo sự ổn định các thành phần của môi trường trong.
  • C. Giúp cho sự trao đổi chất của cơ thể diễn ra bình thường.
  • D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 10: Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái ?

  • A. Ống dẫn nước tiểu.
  • B. Ống thận.
  • C. Ống đái.
  • D. Ống góp.

Câu 11: Sản phẩm bài tiết của thận là gì ?

  • A. Nước mắt      
  • B. Nước tiểu
  • C. Phân      
  • D. Mồ hôi

Câu 12: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu bao gồm

  • A. Thận và ống đái
  • B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái
  • C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
  • D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, phổi, da

Câu 13: Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ

  • A. sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc.
  • B. sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.
  • C. sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng.
  • D. lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc.

Câu 14: Người nào thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất?

  • A. Những người hiến thận
  • B. Những người bị tại nạn giao thông
  • C. Những người hút nhiều thuốc lá
  • D. Những người bị suy thận

Câu 15: Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào hoạt động đào thải nước tiểu ?

  • A. Cơ vòng ống đái
  • B. Cơ lưng xô
  • C. Cơ bóng đái
  • D. Cơ bụng

Câu 16: Tại sao có nhiều lúc vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu ngay?

  • A. Người đó bị suy thận
  • B. Lượng nước uống vào quá nhiều
  • C. Thận làm việc tốt
  • D. Nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể "theo dõi" ngay lập tức

Câu 17: Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận ?

  • A. Axit uric
  • B. Ôxalat
  • C. Xistêin
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 18: Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận?

  • A. Ăn nhiều đồ mặn.
  • B. Ăn thật nhiều nước.
  • C. Nhịn tiểu lâu.
  • D. Tập thể dục thường xuyên.

Câu 19: Tác nhân nào gián tiếp gây hại thận?

  • A. Thức ăn mặn
  • B. Ăn các thức ăn nhiều cholesteron (1 thành phần tạo sỏi)
  • C. Sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm các cơ quan khác
  • D. Nhịn tiểu lâu

Câu 20: Nhịn đi tiểu lâu có hại vì? 

  • A. Dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liên tục
  • B. Dễ tạo sỏi thận và có thẻ gây viêm bóng đái
  • C. Hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái
  • D. Dễ tạo sỏi thận, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác