Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 8 cánh diều cuối học kì 1
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cơ thể người gồm mấy hệ cơ quan?
- A. 7
B. 8
- C. 9
- D. 10
Câu 2: Hệ tuần hoàn bao gồm những cơ quan nào?
A. Tim và hệ mạch máu gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
- B. Phổi và đường dẫn khí
- C. Cơ vân
- D. Hệ mạch máu và phổi
Câu 3: Não bộ, tuỷ sống thuộc hệ cơ quan nào?
A. Hệ thần kinh
- B. Hệ tiêu hoá
- C. Hệ hô hấp
- D. Hệ tuần hoàn
Câu 4: Chức năng của cơ vân là?
- A. Hỗ trợ cho các chuyển động của cơ thể
- B. Vận động, nâng đỡ cơ thể
C. Vận động, dự trữ và sinh nhiệt
- D. Hỗ trợ chuyển động và nâng đỡ cơ thể
Câu 5: Chọn đáp án sai trong các đáp án sau:
- A. Chất hữu cơ đảm bảo cho xương có tính đàn hồi
- B. Chất vô cơ đảm bảo cho xương có tính rắn chắc
C. Chất vô cơ chủ yếu là collagen, liqpid, saccharide
- D. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương được thể hiện ở thành phần hoá học, hình dạng và cấu trúc
Câu 6: Cấu tạo của một bắp cơ gồm?
- A. Các sợi cơ
- B. Sợi cơ
- C. Các tơ cơ
D. Các bó sợi cơ
Câu 7: Chọn phát biểu sai:
- A. Sự sắp xếp của xương, khớp, cơ hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy.
- B. Trong sự sắp xếp của xương, khớp, cơ, khớp hình thành nên điểm tựa.
C. Sự co cơ tạo nên lực đẩy làm cho xương di chuyển tạo sự vận động của cơ thể.
- D. Nhờ có sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãnm phối hợp với hoạt động khác của khớp làm xương chuyển động.
Câu 8: Hệ tiêu hoá bao gồm các cơ quan nào?
- A. Ống tiêu hoá.
- B. Ống tiêu hoá và tuyến nước bọt.
C. Ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
- D. Dạ dày, ruột.
Câu 9: Lipid sau khi vào hệ tiêu hoá biến đổi thành?
A. Glyxerol và acid béo
- B. Chất béo
- C. Đường
- D. Amino acid
Câu 10: Theo bảng quy đổi đơn vị thực phẩm, 1 đơn vị đường bằng bao nhiêu gram mật ong?
- A. 7g
B. 6g
- C. 9g
- D. 8g
Câu 11: Chức nặng của tuyến tuỵ là?
- A. Tiêu hoá một phần tinh bột
B. Tiết dịch tuỵ chứa các enzyme tiêu hoá protein, lipid và carbohydrate.
- C. Tiết dịch mật, nhũ hoá lipid
- D. Tiết dịch vị
Câu 12: Loại dịch nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non?
A. Dịch tuỵ
- B. Dịch ruột
- C. Dịch mật
- D. Dịch vị
Câu 13: Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với
- A. Họng và phế quản
- B. Phế quản và mũi
- C. Họng và thanh quản
D. Thanh quản và phế quản
Câu 14: Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào thở ra đó là:
A. Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng và khi thở ra thể tích lồng ngực giảm
- B. Khi hít vào thể tích lồng ngực giảm và khi thở ra thể tích lồng ngực tăng
- C. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều tăng
- D. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều giảm
Câu 15: Loại khí nào dưới đây không độc hại đối với con người ?
- A. CO
- B. NO2
C. N2
- D. NO
Câu 16: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng
A. dung tích sống của phổi
- B. lượng khí cặn của phổi
- C. khoảng chết trong đường dẫn khí
- D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp
Câu 17: Chọn đáp án sai:
- A. Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, dịch mô và dịch bạch huyết
- B. Những điều kiện như nhiệt độ, độ pH, huyết áp, ...dao động quanh một giá trị nhất định gọi là cân bằng môi trường trong cơ thể
C. Thành phần, tính chất của môi trường thường xuyên biến đổi sẽ đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường
- D. Khi các tế bào hoạt động bình thường thì từ đó các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể hoạt động bình thường
Câu 18: Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào?
A. Dịch mô
- B. Máu
- C. Dịch bạch huyết
- D. Dịch nhân
Câu 19: Vai trò chính của quá trình bài tiết?
- A. Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong cơ thể luôn được đổi mới
- B. Thanh lọc cơ thể, loại bỏ chất, hợp chất dư thừa
C. Làm cho môi trường trong cơ thể ổn định
- D. Giúp giảm trọng lượng của cơ thể
Câu 20: Sản phẩm bài tiết của thận là gì ?
- A. Nước mắt
B. Nước tiểu
C. Phân
- D. Mồ hôi
Bình luận