Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 8 Cánh Diều Bài 38 Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 38 Môi trường và các nhân tố sinh thái - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả:

  • A. những yếu tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sống của sinh vật.
  • B. những yếu tố hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sống của sinh vật.
  • C. những gì bao quanh sinh vật ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động sống của sinh vật.
  • D. những yếu tố hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động sống của sinh vật.

Câu 2: Có mấy nhóm nhân tố sinh thái?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 3: Chọn đáp án sai: 

  • A. Các nhân tố của môi trường có tác động đến sinh vật được gọi là nhân tố sinh thái. 
  • B. Có hai nhóm nhân tố sinh thái.
  • C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là những yếu tố vật lí, hoá học của môi trường.
  • D. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là các nhân tố tác động lên sinh vật.

Câu 4: Có mấy loại môi trường sống chủ yếu?

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2. 
  • D. 1.

Câu 5: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường

  • A. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật.
  • B. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
  • C. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
  • D. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.

Câu 6: Cơ thể sinh vật cũng được coi là môi trường sống cuả các sinh vật khác như kí sinh cộng sinh đúng hay sai?

  • A. Đúng.
  • B. Sai. 

Câu 7: Các nhân tố sinh thái vô sinh tác động đến cái gì của sinh vật?

  • A. Đặc điểm hình thái.
  • B. Chức năng sinh lí.
  • C. Tập tính của sinh vật.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 

Câu 8: Đâu là tên một nhân tố sinh tái vô sinh?

  • A. Con người.
  • B. Ánh sáng, nhiệt độ. 
  • C. Con hổ.
  • D. Cây xanh. 

Câu 9: Trong tác động của nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, mối quan hệ được tạo nên giữa các sinh vật có thể là:

  • A. quan hệ cạnh tranh
  • B. quan hệ đối địch
  • C. quan hệ hỗ trợ.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Giới hạn sinh thái là

  • A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian.
  • B. khoảng xác định mà ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu.
  • C. không chống chịu mà ở đó đời sống của loài ít bất lợi.
  • D. khoảng cực thuận mà ở đó loài sống thuận lợi nhất.

Câu 11: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố

  • A. hạn chế       
  • B. rộng
  • C. vừa phải       
  • D. hẹp

Câu 12: Con người được coi là nhân tố sinh thái đặc biệt vì :

  • A. Con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của sinh vật một cách nhân tạo để phục vụ cho mục đích của mình.
  • B. Con người có tư duy, có lao động với những mục đích của mình.
  • C. Con người thông qua những hoạt động của mình đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên, gây nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

  • A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
  • B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
  • C. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
  • D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái

Câu 14: Nhiệt độ tác động đến

  • A. Hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật.
  • B. Đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
  • C. Hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
  • D. Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.

Câu 15: Nhóm sinh vật nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?

  • A. Cá
  • B.Lưỡng cư.
  • C. Bò sát.
  • D.Thú.

Câu 16: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái

  • A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
  • B. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
  • C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
  • D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Câu 17: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi

  • A. Giới hạn sinh thái.
  • B. Tác động sinh thái.
  • C. Khả năng cơ thể.
  • D. Sức bền của cơ thể.

Câu 18: Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?

  • A. Nhóm sinh vật biến nhiệt.
  • B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
  • C. Không có nhóm nào cả.
  • D. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.

Câu 19: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia thực vật vật thành các nhóm nào sau đây?

  • A. Nhóm thực vật ưa sáng, nhóm thực vật ưa khô.
  • B. Nhóm thực vật ưa sáng, nhóm thực vật ưa bóng.
  • C. Nhóm thực vật ưa sáng, nhóm thực vật ưa tối.
  • D. Nhóm thực vật ưa sáng, nhóm thực vật ưa ẩm.

Câu 20: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?

  • A. Nơi ít ánh sáng tán xạ.
  • B. Nơi có độ ẩm cao.
  • C. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.
  • D. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác