Đề kiểm tra KHTN 8 Cánh diều bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Đề thi, đề kiểm tra KHTN 8 cánh diều bài 38 Môi trường và các nhân tố sinh thái. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi

  • A. Giới hạn sinh thái
  • B. Tác động sinh thái
  • C. Khả năng cơ thể
  • D. Sức bền của cơ thể

Câu 2: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

  • A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
  • B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
  • C. Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
  • D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái

Câu 3: Có các loại môi trường phổ biến là?

  • A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
  • B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
  • C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
  • D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 4: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật

  • A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  • B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  • C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
  • D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh

Câu 5: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

  • A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.
  • B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.
  • C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
  • D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Câu 6: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?

  • A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.
  • B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.
  • C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.
  • D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.

Câu 7: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm

  • A. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng.
  • B. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây
  • C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật
  • D. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây

Câu 8: Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng gì?

  • A. Chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ
  • B. Chống chọi với sự thay đổi ánh sáng
  • C. Chống chọi với sự thay đổi độ ẩm
  • D. Hạn chế sự thoát hơi nước

Câu 9: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì?

  • A. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
  • B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
  • C. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
  • D. Hạn sự thoát hơi nước.

Câu 10: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?

  • A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
  • B. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
  • C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.
  • D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi

  • A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
  • B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.
  • C. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
  • D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.

Câu 2: Có mấy nhóm nhân tố sinh thái?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 3: Giới hạn sinh thái là gì?

  • A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.
  • B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.
  • C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
  • D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.

Câu 4: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật

  • A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  • B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  • C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
  • D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh

Câu 5: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

  • A. tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
  • B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật
  • C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
  • D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật

Câu 6: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

  • A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
  • B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
  • C. Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
  • D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái

Câu 7: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?

  • A. Nơi ít ánh sáng tán xạ.
  • B. Nơi có độ ẩm cao.
  • C. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.
  • D. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.

Câu 8: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau

  • A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
  • B. Trồng đồng thời nhiều loại cây.
  • C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
  • D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.

Câu 9: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?

  • A. Cây vẫn mọc thẳng.
  • B. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.
  • C. Cây luôn quay về phía mặt trời.
  • D. Ngọn cây rũ xuống.

Câu 10: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?

  • A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
  • B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.
  • C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
  • D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm): Môi trường sống là gì? Kể tên các môi trường sống chủ yếu.

Câu 2 (4 điểm): Khi ta để một chậu cây cảnh bên cạnh cửa sổ, sau một thời gian có hiện tượng gì xảy ra ? Hãy giải thích hiện tượng đó.

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm): Nêu khái niệm nhân tố sinh thái. Nhân tố sinh thái gồm các nhóm nào?

Câu 2 (4 điểm): Hiện tượng ngủ đông của một số động vật được giải thích như thế nào ?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái

  • A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
  • B. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
  • C. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
  • D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén đời sống của sinh vật

Câu 2: Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?

  • A. Nhóm sinh vật biến nhiệt.
  • B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
  • C. Không có nhóm nào cả.
  • D. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.

Câu 3: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau

  • A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
  • B. Trồng đồng thời nhiều loại cây.
  • C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
  • D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.

Câu 4: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?

  • A. Cây vẫn mọc thẳng.
  • B. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.
  • C. Cây luôn quay về phía mặt trời.
  • D. Ngọn cây rũ xuống.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Hãy trình bày ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh đến các sinh vật.

Câu 2 (2 điểm): Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng vườn nhà, những nhân tô sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó có thể thay đổi như thế nào?

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là

  • A. nhân tố hữu sinh
  • B. nhân tố vô sinh
  • C. các bệnh truyền nhiễm
  • D. nước, không khí, độ ẩm, thực vật ưa sáng

Câu 2: Những loài động vật nào sau đây có cùng môi trường sống?

  • A. Giun, sán, chấy, rận
  • B. Lơn, gà, chó, cá
  • C. Giun, sâu, bướm, nhuộng
  • D. Diều hâu, chim cú mèo, chim cánh cụt, chim bồ câu

Câu 3: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?

  • A. Vì con người có tư duy, có lao động.
  • B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
  • C. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.
  • D. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.

Câu 4: Ánh sáng có tác động trực tiếp đến hoạt động sinh lí nào của cây xanh?

  • A. Hô hấp.    
  • B. Quang hợp.
  • C. Phân chia tế bào.    
  • D. Cả A. B và C.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Hãy trình bày ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái hữu sinh đến các vi sinh vật.

Câu 2(2 điểm): Hãy cho biết ưu điểm của trồng cây trong nhà kính

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra KHTN 8 cánh diều bài 38 Môi trường và các nhân tố sinh thái, đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 cánh diều, đề thi KHTN 8 cánh diều bài 38

Bình luận

Giải bài tập những môn khác