Đề kiểm tra KHTN 8 Cánh diều bài 39: Quần thể sinh vật

Đề thi, đề kiểm tra KHTN 8 cánh diều bài 39 Quần thể sinh vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo yếu tố nào?

  • A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
  • B. Nguồn thức ăn của quần thể.
  • C. Khu vực sinh sống.
  • D. Cường độ chiếu sáng.

Câu 2: Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là

  • A. ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành.
  • B. trẻ, trưởng thành và già.
  • C. trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.
  • D. trước giao phối và sau giao phối.

Câu 3: Mật độ quần thể là

  • A. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị thể tích.
  • B. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
  • C. số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
  • D. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

Câu 4: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là

  • A. môi trường sống
  • B. ngoại cảnh
  • C. nơi sinh sống của quần thể
  • D. ổ sinh thái

Câu 5: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?

  • A. Tiềm năng sinh sản của loài.
  • B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn.
  • C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn.
  • D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn.

Câu 6: Trong những ví dụ sau đây, tập hợp sinh vật nào là quần thể sinh vật?

  • A. Các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao nuôi
  • B. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau
  • C. Các cá thể cây thông nhựa phân bố tại vùng núi đông bắc Việt Nam
  • D. Các cá thể chuột đồng sống trên cùng một cánh đồng lúc. Các các thể chuột đực và chuột cái có khả năng giao phối với nhau để sinh ra chuột con

Câu 7: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?

  • A. Tiềm năng sinh sản của loài       
  • B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn
  • C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn    
  • D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn

Câu 8: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên

  • A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.         
  • B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
  • C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.             
  • D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.

Câu 9: Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 45 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  • A. Dạng phát triển.                         
  • B. Dạng ổn định.
  • C. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.      
  • D. Dạng giảm sút.

Câu 10: Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ

  • A. hỗ trợ cùng loài
  • B. cạnh tranh cùng loài
  • C. hỗ trợ khác loài
  • D. ức chế - cảm nhiễm

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quần thể là

  • A. tập hợp những cá thể cùng loài, giống nhau về hình thái, cấu tạo; có thể giao phối tự do với nhau.
  • B. tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố.
  • C. tập hợp những cá thể cùng loài, có mật độ, thành phần kiểu gen đặc trưng.
  • D. tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một ổ sinh thái, tại một thời điểm nhất định.

Câu 2: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là

  • A. không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể.
  • B. có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
  • C. làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể.
  • D. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.

Câu 3: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?

  • A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.    
  • B. Đàn cá sống ở sông
  • C. Đàn chim sống trong rừng.        
  • D. Đàn chó nuôi trong nhà.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?

  • A. Đáy tháp rộng.
  • B. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định.
  • C. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh.
  • D. Tỉ lệ sinh cao.

Câu 5: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?

  • A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
  • B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
  • C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
  • D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.

Câu 6: Quần thể không có đặc điểm là

  • A. tồn tại trong một giai đoạn lịch sử xác định.
  • B. mỗi quần thể có khu phân bố xác định.
  • C. có thể không có sự giao phối với quần thể khác dù cùng loài.
  • D. luôn luôn xảy ra giao phối tự do.

Câu 7: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể?

  • A. Nhóm tuổi sau sinh sản
  • B. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản
  • C. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản
  • D. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản

Câu 8: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?

  • A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể
  • B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới
  • C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới
  • D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp

Câu 9: Xác định kiểu phân bố các cá thể của quần thể trong trường hợp: Quần thể chim hải âu đang sinh sống ở một khu vực sống có điều kiện sống phân bố tương đối đồng đều và các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.

  • A. Theo nhóm
  • B. Đồng đều
  • C. Ngẫu nhiên
  • D. Không xác định được

Câu 10: Hiện tượng tự tỉa thưa các cây lúa trong ruộng là kết quả của

  • A. cạnh tranh cùng loài
  • B. cạnh tranh khác loài
  • C. thiếu chất dinh dưỡng
  • D. sâu bệnh phá hoại

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm): Trình bày khái niệm quần thể? Dựa vào đặc điểm nào để xác định nhóm cá thể là quần thể sinh vật?

Câu 2 (4 điểm): Người ta đã tiến hành thả một số cá thể chuột đồng vào một cánh đồng cỏ, lúc đầu số lượng chuột đồng tăng lên nhanh chóng, nhưng sau đó tăng chậm lại và càng về sau số lượng chuột đồng càng ít thay đổi.

Nêu các nguyên nhân dẫn tới số lượng chuột đồng tăng nhanh ở giai đoạn đầu.

Nguyên nhân nào làm giảm dần mức độ tăng số lượng cá thể chuột đồng.

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm): Thế nào là kích thước của quần thể? Đặc trưng kích thước quần thể có ý nghĩa gì?

Câu 2 (4 điểm): Trình bày phương thức thực hiện cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp quá cao hoặc quá thấp.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quần thể là

  • A. tập hợp những cá thể cùng loài, giống nhau về hình thái, cấu tạo; có thể giao phối tự do với nhau.
  • B. tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố.
  • C. tập hợp những cá thể cùng loài, có mật độ, thành phần kiểu gen đặc trưng.
  • D. tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một ổ sinh thái, tại một thời điểm nhất định.

Câu 2: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?

  • A. Tiềm năng sinh sản của loài       
  • B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn
  • C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn    
  • D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn

Câu 3: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên

  • A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.         
  • B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
  • C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.             
  • D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.

Câu 4: Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 45 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  • A. Dạng phát triển.                         
  • B. Dạng ổn định.
  • C. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.      
  • D. Dạng giảm sút.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Thế nào là mật độ cá thể của quần thể và tỉ lệ giới tính. Lấy ví dụ minh họa?

Câu 2 (2 điểm): Giải thích cơ sở khoa học trong sinh học của câu: “Cá lớn nuốt cá bé”

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

  • A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực.
  • B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.
  • C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
  • D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắc Việt Nam.

Câu 2: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể?

  • A. Nhóm tuổi sau sinh sản
  • B. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản
  • C. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản
  • D. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản

Câu 3: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?

  • A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể
  • B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới
  • C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới
  • D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp

Câu 4: Xác định kiểu phân bố các cá thể của quần thể trong trường hợp: Quần thể chim hải âu đang sinh sống ở một khu vực sống có điều kiện sống phân bố tương đối đồng đều và các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.

  • A. Theo nhóm
  • B. Đồng đều
  • C. Ngẫu nhiên
  • D. Không xác định được

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Quần thể sinh vật gồm những nhóm tuổi nào? Nhóm tuổi được biểu diễn bằng những dạng tháp tuổi nào?

Câu 2(2 điểm): Em hãy tính mật độ cá thể của mỗi quần thể trong bảng dữ liệu sau đây:

Quần thể

Số lượng cá thể

Không gian phân bố

Lim xanh

10.000

20 ha

Bắp cải

2.400

600 m2

Cá chép

30.0000

10.000 m3

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra KHTN 8 cánh diều bài 39 Quần thể sinh vật, đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 cánh diều, đề thi KHTN 8 cánh diều bài 39

Bình luận

Giải bài tập những môn khác