Đề kiểm tra KHTN 8 Cánh diều bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Đề thi, đề kiểm tra KHTN 8 cánh diều bài 25 Truyền năng lượng nhiệt. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dẫn nhiệt là hình thức:

  • A. Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật.
  • B. Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
  • C. Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.
  • D. Nhiệt năng được bảo toàn.

Câu 2: Bản chất của sự dẫn nhiệt là gì?

  • A. Là sự thay đổi thế năng.
  • B. Là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng ta va chạm vào nhau.
  • C. Là sự thay đổi nhiệt độ.
  • D. Là sự thực hiện công.

Câu 3: Đối lưu là:

  • A. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
  • B. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn.
  • C. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng.
  • D. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí.

Câu 4: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?

  • A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
  • B. Đun ước trong ấm.
  • C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
  • D. Sự thông khí trong lò.

Câu 5: Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?

  • A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
  • B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
  • C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
  • D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Câu 6: Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?

  • A. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
  • B. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
  • C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
  • D. Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.

Câu 7: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?

  • A. Vì nhôm mỏng hơn.
  • B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
  • C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
  • D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.

Câu 8: Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?

  • A. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
  • B. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
  • C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
  • D. Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.

Câu 9: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?

  • A. Vì nhôm mỏng hơn.
  • B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
  • C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
  • D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.

Câu 10: Để tay lên một hòn gạch đã được nung nóng thấy nóng hơn để tay bên cạnh hòn gạch đó vì

  • A. cả sự đối lưu, sự bức xạ nhiệt, sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
  • B. sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
  • C. sự bức xạ nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
  • D. sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bức xạ nhiệt là:

  • A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
  • B. Sự truyền nhiệt qua không khí.
  • C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
  • D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 2: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

  • A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.
  • B. Bằng sự đối lưu.
  • C. Bằng bức xạ nhiệt.
  • D. Bằng một hình thức khác.

Câu 3: Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?

  • A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
  • B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
  • C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
  • D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Câu 4: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? 

  • A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
  • B. Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
  • C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
  • D. Các phương án trên đều đúng.

Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:

  • A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.
  • B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta có cảm giác nóng lên.
  • C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.
  • D. Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.

Câu 6: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?

  • A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.
  • B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.
  • C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ.
  • D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.

Câu 7: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?

  • A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
  • B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
  • C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
  • D. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng. Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là:

  • A. Sự đối lưu.
  • B. Sự bức xạ.
  • C. Cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời.
  • D. Truyền nhiệt.

 

Câu 9: Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?

  • A. Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
  • B. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.
  • C. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
  • D. Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.

Câu 10: Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao vì:

  • A. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
  • B. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
  • C. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
  • D. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm): Cho biết tác hại của hiệu ứng nhà kính lên môi trường và trái đất?

Câu 2 (4 điểm): Hình bên dưới mô tả sơ đồ lắp đặt của hệ thống cấp nước ấm dùng trong nhà tắm.

 Hình bên dưới mô tả sơ đồ lắp đặt của hệ thống cấp nước ấm dùng trong nhà tắm.

Nước ở bình (B) là nước nóng hay nước lạnh?

 

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm): Hình bên dưới mô tả hình thức truyền nhiệt và những hiểm họa mà một người lính cứu hỏa phải đối mặt tại hiện trường vụ cháy. Hãy cho biết các hình thức truyền nhiệt trong các hình (a), (b), (c) là gì?

 Hình bên dưới mô tả hình thức truyền nhiệt và những hiểm họa mà một người lính cứu hỏa phải đối mặt tại hiện trường vụ cháy. Hãy cho biết các hình thức truyền nhiệt trong các hình (a), (b), (c) là gì?

Câu 2 (4 điểm): Một tấm đồng có một mặt sáng bóng và mặt kia sẫm nhám (hình vẽ). Nung nóng tấm đồng rồi đặt hai bàn tay cách mỗi bề mặt của tấm đồng một khoảng nhất định thì phía bên tay nào cảm thấy nóng hơn?

 Một tấm đồng có một mặt sáng bóng và mặt kia sẫm nhám (hình vẽ). Nung nóng tấm đồng rồi đặt hai bàn tay cách mỗi bề mặt của tấm đồng một khoảng nhất định thì phía bên tay nào cảm thấy nóng hơn?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

  • A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.
  • B. Bằng sự đối lưu.
  • C. Bằng bức xạ nhiệt.
  • D. Bằng một hình thức khác.

Câu 2: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?

  • A. Sự đối lưu.
  • B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
  • C. Sự bức xạ.
  • D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng. Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là:

  • A. Sự đối lưu.
  • B. Sự bức xạ.
  • C. Cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời.
  • D. Truyền nhiệt.

Câu 4: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

  • A. Đốt ở giữa ống.
  • B. Đốt ở miệng ống.
  • C. Đốt ở đáy ống.
  • D. Đốt ở vị trí nào cũng được.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Khi chạm vào một vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của tay, em cảm thấy nóng hay lạnh? Vì sao?

Câu 2 (2 điểm): Để nóng thêm một độ, một kilôgam nước biển cần thu vào một nhiệt lượng gấp khoảng 5 lần một kilôgam đất. Ở ven biển, vào những trưa hè nóng, gió thổi từ biển vào đất liền. Vì sao?

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?

  • A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
  • B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
  • C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
  • D. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.

Câu 2: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

  • A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
  • B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
  • C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
  • D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Câu 3: Chọn câu sai:

  • A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.
  • B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.
  • C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau.
  • D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.

Câu 4: Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?

  • A. Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
  • B. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.
  • C. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
  • D. Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Trong các vị trí (1), (2), (3) của bàn tay trong hình bên dưới, vị trí nào mang lại cảm giác ít nóng nhất?

 Trong các vị trí (1), (2), (3) của bàn tay trong hình bên dưới, vị trí nào mang lại cảm giác ít nóng nhất?

Câu 2(2 điểm): Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra KHTN 8 cánh diều bài 25 Truyền năng lượng nhiệt, đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 cánh diều, đề thi KHTN 8 cánh diều bài 25

Bình luận

Giải bài tập những môn khác