Đề kiểm tra KHTN 8 Cánh diều bài 22: Tác dụng của dòng điện

Đề thi, đề kiểm tra KHTN 8 cánh diều bài 22 Tác dụng của dòng điện. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dùng một sợi dây đồng nối liền hai cực của một cục pin còn đang sử dụng. Cục pin sẽ nóng dần lên. Điều này là do tác dụng nào của dòng điện?

  • A. Tác dụng từ
  • B. Tác dụng nhiệt
  • C. Tác dụng hóa học
  • D. Tác dụng sinh lí

Câu 2: Bóng đèn tròn trong gia đình phát sáng là do:

  • A. Tác dụng nhiệt của dòng điện
  • B. Tác dụng phát sáng của dòng điện
  • C. Vừa tác dụng nhiệt, vừa tác dụng phát sáng
  • D. Dựa trên các tác dụng khác

Câu 3: Thiết bị điện nào sau đây hoạt động không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện:

  • A. Bếp điện
  • B. Bàn ủi
  • C. Nồi cơm điện
  • D. Quạt máy

Câu 4: Khi đèn điôt phát quang phát sáng thì có:

  • A. Dòng điện chạy từ bản cực âm sang bản cực dương của đèn
  • B. Dòng điện chạy từ bản cực dương sang bản cực âm của đèn
  • C. Dòng điện chạy từ bản cực này sang bản cực kia của đèn
  • D. Không có dòng điện chạy vào các bản cực của đèn

Câu 5: Chọn câu phát biểu sai

  • A. Tác dụng nhiệt của dòng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên
  • B. Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua
  • C. Dòng điện có tác dụng phát sáng
  • D. Tác dụng phát sáng của dòng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng: 

Tác dụng hóa học của dòng điện trong thiết bị nào sau đây là có ích:

  • A. Tivi
  • B. Bể mạ điện
  • C. Cầu chì
  • D. Đầu DVD

Câu 7: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:

  • A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.
  • B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian
  • C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
  • D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với………..được phủ một lớp đồng. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng……….

  • A. Cực dương, tác dụng hóa học
  • B. Cực âm, tác dụng nhiệt
  • C. Cực âm, tác dụng hóa học
  • D. Cực dương, tác dụng từ

Câu 9: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:

  • A. Chạy điện khi châm cứu.
  • B. Chụp X – quang
  • C. Đo điện não đồ
  • D. Đo huyết áp

Câu 10: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không?

  • A. Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
  • B. Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
  • C. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
  • D. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị trí ban đầu đó thì cục pin hết điện.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chuông điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

  • A. Tác dụng phát sáng
  • B. Tác dụng nhiệt
  • C. Tác dụng từ
  • D. Tác dụng hóa học

Câu 2: Trong các quá trình sau, quá trình nào không ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện:

  • A. Sơn tĩnh điện
  • B. Mạ kim loại
  • C. Sạc pin
  • D. Nạp điện cho bình ắc – qui

Câu 3: Sắp xếp theo thứ tự các chất có nhiệt độ nóng chảy tăng dần

  • A. Vonfram, thép, đồng, chì
  • B. Chì, đồng, thép, vonfram
  • C. Chì, thép, đồng, vonfram
  • D. Thép, đồng, chì, vonfram

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng

Băng kép hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?

  • A. Tác dụng phát sáng
  • B. Tác dụng nhiệt
  • C. Tác dụng từ
  • D. Tác dụng hóa học

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với………..được phủ một lớp đồng. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng……….

  • A. Cực dương, tác dụng hóa học
  • B. Cực âm, tác dụng nhiệt
  • C. Cực âm, tác dụng hóa học
  • D. Cực dương, tác dụng từ

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng

Băng kép hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?

  • A. Tác dụng phát sáng
  • B. Tác dụng nhiệt
  • C. Tác dụng từ
  • D. Tác dụng hóa học

Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 

Vật dẫn điện…………khi…………….chạy qua

  • A. Nóng lên, có dòng điện
  • B. Nóng lên, không có dòng điện
  • C. Không nóng lên, có dòng điện
  • D. Không nóng lên, không có dòng điện

Câu 7: Chọn phát biểu sai

  • A. Bóng đèn tròn phát sáng là do dòng điện chạy qua dây tóc, làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng
  • B. Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn, làm chất khí này nóng lên và phát sáng
  • C. Bóng đèn huỳnh quang phát sáng là do dòng điện kích thích lớp bột phát quang được phủ bên thành trong bóng đèn phát sáng
  • D. Điôt phát quang phát sáng là do các bản cực nóng lên và phát sáng

Câu 8: Ta đã biết dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển rời có hướng. Vậy điện tích chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là: Suy đoán nào sau đây là có lí nhất?

  • A. Các electron của nguyên tử đồng.
  • B. Các nguyên tử đồng có thừa electron.
  • C. Các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron.
  • D. Nguyên tử đồng trung hòa về điện.

Câu 9: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:

  • A. Chạy điện khi châm cứu.
  • B. Chụp X – quang
  • C. Đo điện não đồ
  • D. Đo huyết áp

Câu 10: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Bắc - Nam. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian đặt kim nam châm?

  • A. Không gian đặt kim nam châm không có gì đặc biệt.
  • B. Không gian đặt kim nam châm có sóng truyền hình truyền qua.
  • C. Không gian đặt kim nam châm có một từ trường rất mạnh, mạnh hơn nhiều so với từ trường của Trái Đất, hướng của từ trường này không trùng với hướng từ trường của Trái Đất.
  • D. Không gian đặt kim nam châm có rất nhiều điện tích.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm): Trong quá trình làm thí nghiệm ở hình 22.3, chỉ ra các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện.

 Trong quá trình làm thí nghiệm ở hình 22.3, chỉ ra các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện.

Câu 2 (4 điểm): Trong các thiết bị dùng điện, năng lượng điện được chuyển thành các dạng năng lượng khác để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau.

a. Nêu một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng điện trong gia đình em.

b. Chỉ ra tác dụng của dòng điện ở mỗi ví dụ đã nêu.

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm): Nêu một số cách để đảm bảo an toàn điện, tránh bị điện giật trong gia đình em.

Câu 2 (4 điểm): Khi các dụng cụ dùng điện: Bàn ủi, nồi cơm điện, bếp điện, quạt điện hoạt động, trường hợp nào tác dụng nhiệt của dòng điện là có hại?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chuông điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

  • A. Tác dụng phát sáng
  • B. Tác dụng nhiệt
  • C. Tác dụng từ
  • D. Tác dụng hóa học

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng

Băng kép hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?

  • A. Tác dụng phát sáng
  • B. Tác dụng nhiệt
  • C. Tác dụng từ
  • D. Tác dụng hóa học

Câu 3: Trong các quá trình sau, quá trình nào không ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện:

  • A. Sơn tĩnh điện
  • B. Mạ kim loại
  • C. Sạc pin
  • D. Nạp điện cho bình ắc – qui

Câu 4: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:

  • A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.
  • B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian
  • C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
  • D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Nêu ví dụ về các dụng cụ điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện trong đời sống.

Câu 2 (2 điểm): Dòng điện chạy qua dụng cụ nào khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thiết bị điện nào sau đây hoạt động không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện:

  • A. Bếp điện
  • B. Bàn ủi
  • C. Nồi cơm điện
  • D. Quạt máy

Câu 2: Khi đèn điôt phát quang phát sáng thì có:

  • A. Dòng điện chạy từ bản cực âm sang bản cực dương của đèn
  • B. Dòng điện chạy từ bản cực dương sang bản cực âm của đèn
  • C. Dòng điện chạy từ bản cực này sang bản cực kia của đèn
  • D. Không có dòng điện chạy vào các bản cực của đèn

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng: 

Tác dụng hóa học của dòng điện trong thiết bị nào sau đây là có ích:

  • A. Tivi
  • B. Bể mạ điện
  • C. Cầu chì
  • D. Đầu DVD

Câu 4: Ta đã biết dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển rời có hướng. Vậy điện tích chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là: Suy đoán nào sau đây là có lí nhất?

  • A. Các electron của nguyên tử đồng.
  • B. Các nguyên tử đồng có thừa electron.
  • C. Các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron.
  • D. Nguyên tử đồng trung hòa về điện.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Làm thế nào để nhận biết dòng điện?

Câu 2(2 điểm): Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Bắc - Nam. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian đặt kim nam châm?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra KHTN 8 cánh diều bài 22 Tác dụng của dòng điện, đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 cánh diều, đề thi KHTN 8 cánh diều bài 22

Bình luận

Giải bài tập những môn khác