Đề kiểm tra KHTN 8 Cánh diều bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người

Đề thi, đề kiểm tra KHTN 8 cánh diều bài 29 Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dinh dưỡng là

  • A. Quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng
  • B. Quá trình tiêu hóa thực phẩm thành năng lượng cho cơ thể
  • C. Nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động cho cơ thể
  • D. Quá trình đào thải chất

Câu 2: Tại ruột già xảy ra hoạt động nào dưới đây?

  • A. Tiêu hoá thức ăn
  • B. Hấp thụ chất dinh dưỡng
  • C. Nghiền nát thức ăn
  • D. Hấp thu nước và một số chất

Câu 3: Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể.

  • A. Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân. 
  • B. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
  • C. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
  • D. Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => thải phân.

Câu 4: Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyển là hoạt động của

  • A. Ruột non
  • B. Dạ dày
  • C. Ruột già
  • D. Thực quản

Câu 5: Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lí, cần xây dựng khẩu phần theo nguyên tắc

  • A. Đủ về năng lượng, đủ và cân bằng về các nhóm chất dinh dưỡng
  • B. Phù hợp với nhu cầu cơ thể
  • C. Đa dạng các loại thực phẩm, phù hợp theo mùa và theo từng địa phương
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Loại dịch nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non?

  • A. Dịch tuỵ      
  • B. Dịch ruột
  • C. Dịch mật      
  • D. Dịch vị

Câu 7: Số phát biểu đúng để phòng bệnh về tiêu hóa là

(1) Chế độ dinh dưỡng hợp lí

(2) Vệ sinh răng miệng đúng cách

(3) Ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc

(4) Sử dụng nhiều caffeine

(5) Uống nước ngọt 

(6) Tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5 

Câu 8: Loại đồ ăn/thức uống nào dưới đây tốt cho hệ tiêu hoá?

  • A. Nước giải khát có ga
  • B. Xúc xích
  • C. Lạp xưởng
  • D. Khoai lang

Câu 9: Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ

  • A. mắc bệnh sởi.
  • B. nhiễm giun sán.
  • C. mắc bệnh lậu.
  • D. nổi mề đay.

Câu 10: Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này?

  • A. Lớp dưới niêm mạc
  • B. Lớp niêm mạc
  • C. Lớp cơ
  • D. Lớp màng bọc

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì?

  • A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virus gây hại.
  • B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày
  • C. Chứa một số enzyme giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn
  • D. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.

Câu 2: Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào?

  • A. Ruột thừa
  • B. Ruột già
  • C. Ruột non
  • D. Dạ dày

Câu 3: Chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp cơ thể

  • A. phát triển cân đối
  • B. phòng ngừa bệnh tật
  • C. nâng cao sức đề kháng
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Ở người, dịch tiêu hoá từ tuyến tuỵ sẽ đổ vào bộ phận nào?

  • A. Thực quản      
  • B. Ruột già
  • C. Dạ dày      
  • D. Ruột non

Câu 5: Trong ống tiêu hoá của người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng thuộc về bộ phận nào?

  • A. Dạ dày 
  • B. Ruột non
  • C. Ruột già
  • D. Thực quản

Câu 6: Hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan

  • A. Răng, lưỡi, cơ má.
  • B. Răng và lưỡi
  • C. Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má
  • D. Răng, lưỡi, cơ môi.

Câu 7: Đâu không phải thực phẩm bị ô nhiễm

  • A. Thực phẩm lên nem (như mẻ, dưa muối,…)
  • B. Thực phẩm chứa kim loại nặng (như chì, thủy ngân,…)
  • C. Thực phẩm ôi thui
  • D. Thực phẩm chứa độc tố tự nhiên (như cá nóc, lá ngón,…)

Câu 8: Theo khuyến nghị mức tiêu thụ thực phẩm trung bình cho người Việt Nam, số đơn vị đường dành cho người 12-14 tuổi hấp thu trong 1 ngày là

  • A. < 3
  • B. < 5
  • C. 5 - 6
  • D. 3 – 4

Câu 9: 1 đơn vị đường bằng bao nhiêu gram mật ong?

  • A. 5g
  • B. 8g
  • C. 6g
  • D. 11g

Câu 10: Bệnh nào dưới đây không phải là bệnh do hệ tiêu hóa?

  • A. Viêm phế quản
  • B. Trào ngược acid
  • C. Hội chứng IBS
  • D. Không dung nạp lactose

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm): Làm thế nào để có chế độ dinh dưỡng hợp lí?

Câu 2 (4 điểm):

a) Nêu thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh.

b) Thông tin trong bảng có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng 

 

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm): Hãy trình bày quá trình tiêu hóa ở ruột non.

Câu 2 (4 điểm): Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở người, dịch tiêu hoá từ tuyến tuỵ sẽ đổ vào bộ phận nào?

  • A. Thực quản      
  • B. Ruột già
  • C. Dạ dày      
  • D. Ruột non

Câu 2: Đâu không phải bệnh về tiêu hóa

  • A. Ngộ độc thực phẩm
  • B. Sỏi thận
  • C. Tiêu chảy
  • D. Táo bón

Câu 3: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?

  • A. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc dạ dày
  • B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột
  • C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi
  • D. Khi thức ăn đi ra ngoài

Câu 4: Sau khi trải qua quá trình tiêu hoá ở ruột non, protein sẽ được biến đổi thành

  • A. glucose      
  • B. acid béo
  • C. amino acid      
  • D. glycerol

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Trình bày quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể theo sơ đồ?

Câu 2 (2 điểm): Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng của nó?

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào?

  • A. Ruột thừa
  • B. Ruột già
  • C. Ruột non
  • D. Dạ dày

Câu 2: Loại dịch nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non?

  • A. Dịch tuỵ      
  • B. Dịch ruột
  • C. Dịch mật      
  • D. Dịch vị

Câu 3: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?

  • A. Uống nước lọc
  • B. Ăn kem
  • C. Uống sinh tố bằng ống hút
  • D. Ăn rau xanh

Câu 4: Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này?

  • A. Lớp dưới niêm mạc
  • B. Lớp niêm mạc
  • C. Lớp cơ
  • D. Lớp màng bọc

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Dinh dưỡng là gì? 

Câu 2(2 điểm): Ở cơ quan nào thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa tiêu hóa hóa học?

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra KHTN 8 cánh diều bài 29 Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người, đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 cánh diều, đề thi KHTN 8 cánh diều bài 29

Bình luận

Giải bài tập những môn khác