I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đường dẫn khí có chức năng gì?
- A. Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
- B. Trao đổi khí ở phổi và tế bào
- C. Dẫn khí, làm ấm, làm ẩm không khí và bảo vệ phổi
- D. Bảo vệ hệ hô hấp
Câu 2: Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là
- A. lá thành.
- B. lá tạng.
- C. phế nang.
- D. phế quản.
Câu 3: Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với
- A. họng và phế quản.
- B. phế quản và mũi.
- C. họng và thanh quản
- D. thanh quản và phế quản.
Câu 4: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào?
- A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co
- B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn
- C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co
- D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn
Câu 5: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế
- A. bổ sung.
- B. chủ động.
- C. thẩm thấu.
- D. khuếch tán.
Câu 6: Lượng khí cặn nằm trong phổi người bình thường có thể tích khoảng bao nhiêu?
- A. 500 – 700 ml.
- B. 1200 – 1500 ml.
- C. 800 – 1000 ml.
- D. 1000 – 1200 ml.
Câu 7: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng
- A. dung tích sống của phổi.
- B. lượng khí cặn của phổi.
- C. khoảng chết trong đường dẫn khí.
- D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.
Câu 8: Trong 500ml khí lưu thông trong hệ hô hấp của người trưởng thành thì có khoảng bao nhiêu ml khí nằm trong “khoảng chết” (không tham gia trao đổi khí)?
- A. 150ml
- B. 200ml
- C. 100ml
- D. 50ml
Câu 9: Vì sao công nhân làm trong các hầm mỏ than có nguy cơ bị mắc bệnh bụi phổi cao?
- A. Môi trường làm việc có bụi than, cứ hít vào là sẽ mắc bệnh
- B. Môi trường làm việc quá sức nên dễ bị bệnh
- C. Hệ bài tiết không bài tiết hết bụi than hít vào
- D. Vì hít vào nhiều bụi than, hệ hô hấp không thể lọc sạch hết được
Câu 10: Loại khí nào dưới đây có ái lực với hồng cầu rất cao và thường chiếm chỗ oxy để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong
Bình luận