I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tốc độ phản ứng là
- A. Đại lượng đặc trưng cho sự tỏa nhiệt, thu nhiệt của phản ứng hóa học.
- B. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên thể tích của phản ứng hóa học.
- C. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên áp suất của phản ứng hóa học.
- D. Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hóa học.
Câu 2: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
- Nồng độ
- Nhiệt độ
- Khối lượng
- Diện tích bề mặt
Chất xúc tác
- A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 2, 4, 5
C. 2, 3, 4, 5
D. 1, 2, 3, 5
Câu 3: Trong sản xuất rượu người ta sử dụng men rượu để
- A. Làm tăng hương vị.
B. Làm chất xúc tác.
C. Làm chất tạo màu.
D. Làm chất tẩy màu.
Câu 4: Trong một phản ứng, làm thế nào để xác định tốc độ của phản ứng?
- A. Đo sự thay đổi nhiệt độ trong một khoảng thời gian.
- B. Đo sự thay đổi áp suất trong một khoảng thời gian.
- C. Đo sự thay đổi về thể tích, khối lượng chất rắn hoặc nồng độ chất tan trong một khoảng thời gian.
- D. Đo sự thay đổi về màu sắc, mùi vị, trạng thái, độ tan của các chất trong một khoảng thời gian.
Câu 5: Nồng độ có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
- A. Nồng độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.
- B. Nồng độ tăng, tốc độ phản ứng giảm.
- C. Nồng độ tăng, tốc độ phản ứng không thay đổi.
- D. Nồng độ không đổi, tốc độ phản ứng bằng 0.
Câu 6: Để chiếc đinh số 1 ngâm trong nước cất và chiếc đinh số 2 ngâm trong nước muối. Sau một khoảng thời gian ta thấy
- A. Đinh 1 gỉ nhiều hơn đinh 2
- B. Đinh 2 gỉ nhiều hơn đinh 1
- C. 2 đinh gỉ như nhau
- D. 2 đinh không gỉ
Câu 7: Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có sự tham gia của
- A. Chất lỏng
- B. Chất rắn
- C. Chất khí
- D. Cả rắn, lỏng, khí.
Câu 8: Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do
- A. Nồng độ của các chất khí tăng lên.
- B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống.
- C. Chuyển động của các chất khi tăng lên.
- D. Nồng độ của các chất khí không thay đổi.
Câu 9: Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học mà không cần phải đun nóng?
- A. Lưu huỳnh tác dụng với sắt.
- B. Phân hủy đường thành than.
- C. Kẽm tác dụng với axit clohiđric.
- D. Than cháy trong không khí.
Câu 10: Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng :
N2 (k) + 3H2 (k) →2NH3 (k)
Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau:
[N2] = 4M; [H2] = 6M; [NH3] = 4M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là:
A. 6 và 12
B. 4 và 6
C. 8 và 16
D. 4 và 8
Bình luận