Đề số 3: Đề kiểm tra KHTN 8 Cánh diều bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 3

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất càng nhỏ thì phản ứng xảy ra càng dễ.
  • B. Phản ứng hóa học nào cũng phải cần chất xúc tác.
  • C. Có phản ứng hóa học phải đun liên tục suốt thời gian phản ứng.
  • D. Phản ứng hóa học nào cũng cần phải đun nóng để khơi mào phản ứng.

Câu 2: Chất xúc tác là

  • A. Chất ức chế phản ứng hóa học
  • B. Chất bị biến đổi sau khi phản ứng hóa học kết thúc.
  • C. Chất kích thích phản ứng xảy ra.
  • D. Chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và vẫn giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết  thúc.

Câu 3: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

  • A. đốt trong lò kín.
  • B. xếp củi chặt khít.
  • C. thổi hơi nước.
  • D. thổi không khí khô.

Câu 4: Than tổ ong thường có nhiều lỗ rỗng vì

  • A. Để tăng nhiệt độ của than
  • B. Để giảm khối lượng than trên một viên, bán than có lãi hơn
  • C. Để tăng diện tích tiếp xúc của than với không khí
  • D. Tăng áp suất của lò

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Theo em phản ứng nào trong hình sau xảy ra với tốc độ nhanh hơn?

Câu 1 (4 điểm): Theo em phản ứng nào trong hình sau xảy ra với tốc độ nhanh hơn?

Câu 2(2 điểm): Trong hai phản ứng sau phản ứng nào có tốc độ nhanh hơn, phản ứng nào có tốc độ chậm hơn

a) Đốt cháy dây sắt trong oxygen

b) Sự gỉ sắt trong không khí


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

D

C

Tự luận: 

Câu 1:

Phản ứng đốt cháy cồn hình 7.1 xảy ra nhanh hơn.

Câu 2:

Phản ứng đốt cháy dây sắt trong oxygen có tốc độ nhanh hơn, 

Phản ứng sự gỉ sắt trong không khí có tốc độ chậm hơn.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác