Đề số 1: Đề kiểm tra KHTN 8 Cánh diều bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tốc độ phản ứng là

  • A. Đại lượng đặc trưng cho sự tỏa nhiệt, thu nhiệt của phản ứng hóa học.
  • B. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên thể tích của phản ứng hóa học.
  • C. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên áp suất của phản ứng hóa học.
  • D. Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hóa học.

Câu 2: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

  1. Nồng độ
  2. Nhiệt độ
  3. Khối lượng
  4. Diện tích bề mặt
  5. Chất xúc tác

  • A. 1, 2, 3, 4
  • B. 1, 2, 4, 5

  • C. 2, 3, 4, 5

  • D. 1, 2, 3, 5

Câu 3: Trong sản xuất rượu người ta sử dụng men rượu để

  • A. Làm tăng hương vị.
  • B. Làm chất xúc tác.

  • C. Làm chất tạo màu.

  • D. Làm chất tẩy màu.

Câu 4: Trong một phản ứng, làm thế nào để xác định tốc độ của phản ứng?

  • A. Đo sự thay đổi nhiệt độ trong một khoảng thời gian.
  • B. Đo sự thay đổi áp suất trong một khoảng thời gian.
  • C. Đo sự thay đổi về thể tích, khối lượng chất rắn hoặc nồng độ chất tan trong một khoảng thời gian.
  • D. Đo sự thay đổi về màu sắc, mùi vị, trạng thái, độ tan của các chất trong một khoảng thời gian.

Câu 5: Nồng độ có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

  • A. Nồng độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.
  • B. Nồng độ tăng, tốc độ phản ứng giảm.
  • C. Nồng độ tăng, tốc độ phản ứng không thay đổi.
  • D. Nồng độ không đổi, tốc độ phản ứng bằng 0.

Câu 6: Để chiếc đinh số 1 ngâm trong nước cất và chiếc đinh số 2 ngâm trong nước muối. Sau một khoảng thời gian ta thấy

  • A. Đinh 1 gỉ nhiều hơn đinh 2
  • B. Đinh 2 gỉ nhiều hơn đinh 1
  • C. 2 đinh gỉ như nhau
  • D. 2 đinh không gỉ

Câu 7: Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có sự tham gia của

  • A. Chất lỏng
  • B. Chất rắn
  • C. Chất khí
  • D. Cả rắn, lỏng, khí.

Câu 8: Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do

  • A. Nồng độ của các chất khí tăng lên.
  • B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống.
  • C. Chuyển động của các chất khi tăng lên.
  • D. Nồng độ của các chất khí không thay đổi.

Câu 9: Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học mà không cần phải đun nóng?

  • A. Lưu huỳnh tác dụng với sắt.
  • B. Phân hủy đường thành than.
  • C. Kẽm tác dụng với axit clohiđric.
  • D. Than cháy trong không khí.

Câu 10: Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng :

N2 (k) + 3H2 (k) →2NH3 (k)

Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau:

[N2] = 4M; [H2] = 6M; [NH3] = 4M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là:

  • A. 6 và 12

  • B. 4 và 6

  • C. 8 và 16

  • D. 4 và 8


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

B

B

C

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

B

A

C

A


Bình luận

Giải bài tập những môn khác