Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TỐC ĐỘ CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC LÀ GÌ?

Tốc độ của phản ứng hóa học là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học 

II. CÁC YẾU TỐ LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC

1. ẢNH HƯỞNG CỦA DIỆN TÍCH LÊN BỀ MẶT TIẾP XÚC

  • Diện tích bề mặt tiếp xúc có ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hóa học. Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh. 
  • Ví dụ:
    • Nấu cháo từ bột gạo sẽ nhanh hơn nấu cháo từ hạt gạo
    • Thanh củi được chẻ nhỏ sẽ cháy nhanh hơn thanh củi to

2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ

Khi tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn. 

3. ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ

Nồng độ các chất phản ứng càng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh

4. CHẤT XÚC TÁC VÀ CHẤT ỨC CHẾ

  • Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.
  • Chất ức chế là chất được sử dụng để giảm tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng. 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 8 CD bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác, kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác, Ôn tập khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác