Trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều Bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?
A. Tốc độ phản ứng.
- B. Cân bằng hoá học.
- C. Phản ứng một chiều.
- D. Phản ứng thuận nghịch.
Câu 2: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây.
A. Thời gian xảy ra phản ứng.
- B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
- C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng.
- D. Chất xúc tác.
Câu 3: Điền và hoàn thiện khái niệm về chất xúc tác sau.
"Chất xúc tác là chất làm ...(1)... tốc độ phản ứng nhưng ...(2)... trong quá trình phản ứng"
- A. (1) thay đổi, (2) không bị tiêu hao.
B. (1) tăng, (2) không bị tiêu hao.
- C. (1) tăng, (2) không bị thay đổi.
- D. (1) thay, (2) bị tiêu hao không nhiều.
Câu 4: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ?
- A. Nhiệt độ, áp suất.
- B. Diện tích tiếp xúc.
C. Nồng độ.
- D. Xúc tác.
Câu 5: Sự thay đổi nào dưới đây không làm tăng tốc độ phản ứng xảy ra giữa dây magnesium và dung dịch hydrochloric acid?
A. Cuộn dải magnesium thành một quả bóng nhỏ.
- B. Tăng nồng độ của hydrochloric acid.
- C. Nghiền mảnh magnesium thành bột.
- D. Tăng nhiệt độ của hydrochloric acid.
Câu 6: Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?
- A. Áp suất.
B. Chất xúc tác.
- C. Nhiệt độ.
- D. Nồng độ.
Câu 7: Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
- B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
- C. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.
- D. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
Câu 8: Cho các yếu tố sau: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác. Trong những yếu tố trên, có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
D. 5.
Câu 9: Cho hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho mảnh Mg có khối lượng là a gam vào dung dịch HCl 2M dư.
Thí nghiệm 2: Cho mảnh Mg có khối lượng là a gam vào dung dịch HCl 0,5M dư.
So sánh tốc độ phản ứng ở hai thí nghiệm trên.
- A. Tốc độ phản ứng của thí nghiệm 1 nhỏ hơn thí nghiệm 2.
B. Tốc độ phản ứng của thí nghiệm 1 lớn hơn thí nghiệm 2.
- C. Tốc độ phản ứng của hai thí nghiệm bằng nhau.
- D. Không thể so sánh được tốc độ phản ứng của hai thí nghiệm.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng.
B. Trong quá trình sản xuất rượu (ethanol) từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.
- C. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng.
- D. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.
Câu 11: Yếu tố nào khi tăng thì tốc độ phản ứng sẽ giảm?
- A. Diện tích bề mặt
- B. Nồng độ
- C. Chất xúc tác
D. Chất ức chế
Câu 12: Chất làm tăng tốc độ phản ứng hoá học mà không bị biến đổi chất được gọi là
A. Chất xúc tác.
- B. Chất sản phẩm.
- C. Chất tham gia.
- D. Chất ức chế.
Câu 13: Chất làm giảm tốc độ phản ứng hoá học mà không bị biến đổi chất được gọi là
- A. Chất sản phẩm.
- B. Chất tham gia.
C. Chất ức chế.
- D. Chất xúc tác.
Câu 14: Đồ thị hình 1 biểu thị sự phụ thuộc của độ tan (S) của các chất (a), (b), (c) và (d) theo nhiệt độ (t°C).
Ở 30°C, chất có độ tan lớn nhất là:
- A. (a).
- B. (b).
- C. (c).
D. (d).
Câu 15: Nấu cháo từ bột gạo sẽ nhanh hơn nấu cháo từ hạt gạo vì:
- A. Bột gạo nhiều hơn
B. Diện tích bề mặt của bột gạo lớn hơn hạt gạo
- C. Trong bột gạo có chất xúc tác
- D. Trong hạt gạo có chất ức chế
Bình luận