Trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều Bài tập (Chủ đề 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài tập (Chủ đề 3) - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
- B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m$^{3}$ có nghĩa là 1 cm$^{3}$ sắt có khối lượng 7800 kg.
- C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
- D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?
- A. Khối lượng riêng của nước tăng.
B. Khối lượng riêng của nước giảm.
- C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.
- D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng
Câu 3: Gọi d và D lần lượt là trọng lượng riêng và khối lượng riêng. Mối liên hệ giữa d và D là:
- A. D = 10d
B. d = 10D
- C. d=$\frac{D}{10}$
- D. D + d = 10
Câu 4: Cho hai khối kim loại chì và sắt. Sắt có khối lượng gấp đôi chì. Biết khối lượng riêng của sắt và chì lần lượt là D1 = 7800 kg/m$^{3}$, D2 = 11300 kg/m$^{3}$. Tỉ lệ thể tích giữa sắt và chì gần nhất với giá trị nào sau đây?
- A. 0,69
B. 2,9
- C. 1,38
- D. 3,2
Câu 5: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800kg/m$^{3}$ . Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng
- A.1,6N.
B.16N.
- C.160N.
- D. 1600N.
Câu 6: Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào các yếu tố:
- A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
- C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng:
- A. Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- B. Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
- C. Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 8: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 20N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, nhận xét nào sau đây đúng khi nói về số chỉ lực kế khi đó
- A. Số chỉ lực kế tăng lên
B. Số chỉ lực kế giảm đi
- C. Số chỉ lực kế không thay đổi
- D. Số chỉ lực kế bằng 0.
Câu 9: Ba vật khác nhau đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau, khi nhúng vật ngập trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất, bé nhất? Hãy chọn thứ tự đúng về lực đẩy Ac-si-met từ lớn nhất đến bé nhất biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m$^{3}$, sắt là 7800kg/m$^{3}$, nhôm là 2700kg/m$^{3}$.
A. Nhôm - sắt - đồng
- B. Sắt - nhôm - đồng
- C. Nhôm - đồng - sắt
- D. Đồng - nhôm – sắt
Câu 10: Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật lần lượt là:
- A. 1N; 8900N/m$^{3}$
- B. 1,5N; 8900N/m$^{3}$
C. 1N; 7800N/m$^{3}$
- D. 1,5N; 7800N/m$^{3}$
Câu 11: Chọn câu đúng trong các câu sau:
- A. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
B. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu
- C. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực ma sát giữa tàu và đường ray
- D. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng cả ba lực trên.
Câu 12: Chọn câu đúng:
- A. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào phương của lực
- B. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào chiều của lực
- C. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào điểm đặt của lực
D. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 13: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B.
- A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B
B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A
- C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau
- D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B
Câu 14: Câu nào sau đây đúng?
- A. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất
- B. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
- C. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để tăng áp suất lên mặt đất
D. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất
Câu 15:Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm được đặt trên bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là d = 2.10$^{4}$ N/m$^{3}$. Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s$^{2}$.
A. pmax = 4000Pa;pmin = 1000Pa
- B. pmax=10000Pa;pmin=2000Pa
- C. pmax=4000Pa;pmin=1500Pa
- D. pmax=10000Pa;pmin=5000Pa
Câu 16: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:
- A. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
- B. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
- C. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.
D. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 17: Trong bình thông nhau gồm hai nhánh, nhánh lớn có tiết diện gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30 cm. Tìm chiều cao cột nước ở hai nhánh sau khi đã mở khóa T và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh.
- A. 10 cm
B. 20 cm
- C. 30 cm
- D. 40 cm
Câu 18: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 N/m$^{2}$, một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m$^{2}$. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tàu đang lặn xuống
- B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang
- C. Tàu đang từ từ nổi lên
- D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang
Câu 19: Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75 cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m$^{3}$ thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?
- A. 321,1 m
- B. 525,7 m
C. 380,8 m
- D. 335,6 m
Câu 20: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800 m là:
- A. 748 mmHg
B. 753,3 mmHg
- C. 663 mmHg
- D. 960 mmHg
Xem toàn bộ: Giải KHTN 8 Cánh diều bài Bài tập (Chủ đề 3)
Bình luận