Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều Bài 2 Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phản ứng hóa học là gì?

  • A. Quá trình biến đổi chất này thành chất khác
  • B. Quá trình biến đổi từ chất rắn thành chất lỏng
  • C. Quá trình biến đổi từ chất lỏng thành chất khí
  • D. Quá trình biến đổi từ chất rắn thành chất khí

Câu 2: Điền vào chỗ trống: "Quá trình biến đổi từ ... thành ... được gọi là phản ứng hóa học."

  • A. Chất lỏng, chất rắn
  • B. Chất rắn, chất lỏng
  • C. Chất lỏng, chất khí
  • D. Chất này, chất khác

Câu 3: Nước được tạo ra từ nguyên tử của các nguyên tốc hóa học nào?

  • A. Carbon và oxygen
  • B. Hydrogen và oxygen
  • C. Nitrogen và oxygen
  • D. Hydrogen và nitrogen

Câu 4: Các chất ban đầu tham gia phản ứng hóa học là:

  • A. Chất rắn
  • B. Chất lỏng
  • C. Chất phản ứng
  • D. Chất sản phẩm

Câu 5: Chất mới được tạo thành sau phản ứng hóa học là:

  • A. Chất rắn
  • B. Chất lỏng
  • C. Chất phản ứng
  • D. Chất sản phẩm

Câu 6: Khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh ta thu được hợp chất iron(II) sulfide(FeS). Chất sản phẩm của quá trình phản ứng hóa học trên là:

  • A. Sắt
  • B. Lưu huỳnh
  • C. Sắt và lưu huỳnh
  • D. Iron(II) sulfide(FeS)

Câu 7: Đốt cháy khí methane (CH4) trong không khí thu được carbon dioxide (CO2) và nước (H2O) theo sơ đồ sau: 

Đốt cháy khí methane (CH4) trong không khí thu được carbon dioxide (CO2) và nước (H2O) theo sơ đồ sau:

Sau phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau?

  • A. 1 nguyên tử C liên kết với 2 nguyên tử O, 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O.
  • B. 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử C, 2 nguyên tử O liên kết với 1 nguyên tử H.
  • C. 1 nguyên tử C liên kết với 2 nguyên tử O, 2 nguyên tử O liên kết với 1 nguyên tử H.
  • D. 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử C, 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O.

Câu 8: Dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra là:

  • A. Có sinh nhiệt 
  • B. Xuất hiện kết tủa
  • C. Có sự thay đổi màu sắc, mùi,... của các chất
  • D. Xuất hiện chất mới

Câu 9: Điền vào chỗ trống: "Các phản ứng hóa học khi xảy ra luôn kèm theo sự tỏa ra hoặc thu vào ...(thường dưới dạng ...), ... này được gọi là ... của phản ứng hóa học."

  • A. nhiệt, năng lượng, nhiệt, nhiệt
  • B. năng lượng, nhiệt, năng lượng, năng lượng
  • C. năng lượng, nhiệt, nhiệt, năng lượng
  • D. nhiệt, năng lượng, nhiệt, năng lượng

Câu 10: Cho khoảng một thìa cafe bột NaHCO3 vào bình tam giác, sau đó thêm vào bình 10 mL dung dịch CH3COOH. Chạm tay vào thành bình ta thấy bình lạnh đi, đây là phản ứng:

  • A. thu nhiệt
  • B. tỏa nhiệt
  • C. cả hai phản ứng trên
  • D. không phải phản ứng hóa học

Câu 11: Chọn đáp án sai. Phản ứng tỏa nhiệt là:

  • A. Phản ứng tạo gỉ sắt
  • B. Điều chế oxygen
  • C. Đốt cháy than trong không khí
  • D. Nến cháy trong không khí

Câu 12: Điền vào chỗ trống: "Trong phản ứng hóa học, chỉ có ... giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến thành phân tử khác, kết quả chất này biến đổi thành chất khác"

  • A. phản ứng
  • B. liên kết
  • C. điều chế
  • D. đốt cháy

Câu 13: Phản ứng tỏa nhiệt là:

  • A. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh
  • B. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh
  • C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh
  • D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ

Câu 14: Phản ứng thu nhiệt là

  • A. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh
  • B. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh
  • C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh
  • D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ

Câu 15: Đốt cháy xăng, dầu trong các động cơ là:

  • A. Phản ứng thu nhiệt
  • B. Phản ứng tỏa nhiệt
  • C. Phản ứng phân hủy
  • D. Phản ứng thế

Câu 16: Thí nghiệm nung gốm là:

  • A. Phản ứng thu nhiệt
  • B. Phản ứng tỏa nhiệt
  • C. Phản ứng phân hủy
  • D. Phản ứng thế

Câu 17: Cồn cháy trong không khí là:

  • A. Phản ứng thu nhiệt
  • B. Phản ứng tỏa nhiệt
  • C. Phản ứng phân hủy
  • D. Phản ứng thế

Câu 18: Đốt cháy cây nến trong không khí là phản ứng hóa học vì

  • A. Có sự thay đổi hình 
  • B. Có sự thay đổi màu sắc của chất
  • C. Có sự tỏa nhiệt và phát sáng
  • D. Tạo ra chất không tan

Câu 19: Đốt cháy khí hydrogen trong không khí tạo ra ngọn lửa màu xanh, sau đó đưa ngọn lửa của khí hydrogen đang cháy vào bình đựng oxygen thì thấy khí hydrogen cháy mạnh hơn, sáng hơn và trên thành bình xuất hiện những giọt nước nhỏ. Trong phản ứng trên chất nào là chất phản ứng?

  • A. oxygen, không khí
  • B. oxygen, nước
  • C. hydrogen, nước
  • D. hydrogen, oxygen

Câu 20: Hòa muối ăn vào nước là:

  • A. Phản ứng hóa học
  • B. Phản ứng tỏa nhiệt
  • C. Phản ứng thu nhiệt
  • D. Sự biến đổi vật lí

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác