Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều Bài tập (Chủ đề 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài tập (Chủ đề 1) - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biến đổi hóa học là:

  • A. hiện tượng chất biến đổi tạo ra chất khác
  • B. hiện tượng chất biến đổi trạng thái
  • C. hiện tượng chất biến đổi hình dạng
  • D. hiện tượng chất biến đổi về kích thước 

Câu 2: Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi vật lí bằng: 

  • A. Sự thay đổi hình dạng của chất
  • B. Sự thay đổi trạng thái của chất
  • C. Sự thay đổi kích thước của chất
  • D. Sự xuất hiện của một chất mới

Câu 3: Nước được tạo ra từ nguyên tử của các nguyên tốc hóa học nào?

  • A. Carbon và oxygen
  • B. Hydrogen và oxygen
  • C. Nitrogen và oxygen
  • D. Hydrogen và nitrogen

Câu 4: Khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh ta thu được hợp chất iron(II) sulfide(FeS). Chất sản phẩm của quá trình phản ứng hóa học trên là:

  • A. Sắt
  • B. Lưu huỳnh
  • C. Sắt và lưu huỳnh
  • D. Iron(II) sulfide(FeS)

Câu 5: Điền vào chỗ trống: "Các phản ứng hóa học khi xảy ra luôn kèm theo sự tỏa ra hoặc thu vào ...(thường dưới dạng ...), ... này được gọi là ... của phản ứng hóa học."

  • A. nhiệt, năng lượng, nhiệt, nhiệt
  • B. năng lượng, nhiệt, năng lượng, năng lượng
  • C. năng lượng, nhiệt, nhiệt, năng lượng
  • D. nhiệt, năng lượng, nhiệt, năng lượng

Câu 6: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về tính toán theo phương trình hóa học?

  • A. Tính toán theo phương trình cần viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
  • B. Tính toán theo phương trình cần viết sơ đồ phản ứng xảy ra.
  • C. Sử dụng linh hoạt công thức tính khối lượng hoặc tính thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn.
  • D. Cần tiến hành tính số mol của các chất tham gia hoặc sản phẩm trước khi tính toán theo yêu cầu của đề bài.

Câu 7: Quá trình nung đá vôi diễn ra theo phương trình sau:

CaCO3 → CO2 + H2O. Tiến hành nung 10 gam đá vôi thì lượng khí CO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là

  • A. 1 mol
  • B. 0,1 mol
  • C. 0,01 mol
  • D. 2 mol

Câu 8: Hòa tan một lượng Fe trong dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,719 lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng hydrochloric acid có trong dung dịch đã dùng là

  • A. 3,65 gam
  • B. 5,475 gam
  • C. 10,95 gam
  • D. 7,3 gam

Câu 9: Cho thanh Mg cháy trong không khí thu được hợp chất MgO. Biết mMg = 7,2 g. Tính khối lượng hợp chất tạo thành.

  • A. 2,4 g
  • B. 9,6 g
  • C. 4,8 g
  • D. 12 g

Câu 10: Một cơ sở sản xuất vôi tiến hành nung 4 tấn đá vôi (CaCO3) thì thu được 1,68 tấn vôi sống(CaO) và một lượng khí CO2. Tính hiệu suất của quá trình nung vôi.

  • A. 70%
  • B. 75%
  • C. 80%
  • D. 85%

Câu 11: Xăng có thể hòa tan

  • A. Nước
  • B. Dầu ăn
  • C. Muối biển
  • D. Đường

Câu 12: Pha 1,5 lít dung dịch CuSO4 1,2M vào 2,5 lít dung dịch CuSO4 0,6M. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng là

  • A. 0,9M.
  • B. 0,825M.
  • C. 2,0M.
  • D. 1,8M.

Câu 13: Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm khoảng 20ºC, 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường; 3,6 gam muối ăn. Nhận xét nào sau đây đúng khi khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5 gam muối ăn vào 10 gam nước (nhiệt độ phòng thí nghiệm)?

  • A. Dung dịch nước đường bão hòa, dung dịch muối ăn bão hòa.
  • B. Dung dịch nước đường chưa bão hòa, dung dịch muối ăn chưa bão hòa.
  • C. Dung dịch nước đường bão hòa, dung dịch muối ăn chưa bão hòa.
  • D. Dung dịch nước đường chưa bão hòa, dung dịch muối ăn bão hòa.

Câu 14: Hòa tan 40g đường với nước được dung dịch đường 20%. Tính khối lượng dung dịch đường thu được

  • A. 150 gam
  • B. 170 gam
  • C. 200 gam
  • D. 250 gam

Câu 15: Dung dich HCl 25% (D = 1,198 g/ml). Tính CM

  • A. 8 M
  • B. 8,2 M
  • C. 7,9 M
  • D. 6,5 M

Câu 16: Sự thay đổi nào dưới đây không làm tăng tốc độ phản ứng xảy ra giữa dây magnesium và dung dịch hydrochloric acid?

  • A. Cuộn dải magnesium thành một quả bóng nhỏ.
  • B. Tăng nồng độ của hydrochloric acid.
  • C. Nghiền mảnh magnesium thành bột.
  • D. Tăng nhiệt độ của hydrochloric acid.

Câu 17: Điền và hoàn thiện khái niệm về chất xúc tác sau.

"Chất xúc tác là chất làm ...(1)... tốc độ phản ứng nhưng ...(2)... trong quá trình phản ứng"

  • A. (1) thay đổi, (2) không bị tiêu hao.
  • B. (1) tăng, (2) không bị tiêu hao.
  • C. (1) tăng, (2) không bị thay đổi.
  • D. (1) thay, (2) bị tiêu hao không nhiều.

Câu 18: Cho số mol của các chất như sau: 0,4 mol N2; 0,75 mol Cu; 2,25 mol CH4 và 3,5 mol H2SO4. Khối lượng của các chất trên lần lượt là dãy nào sau đây?

  • A. 0,4 gam; 0,75 gam; 2,25 gam và 3,5 gam
  • B. 11,2 gam; 48 gam; 36 gam và 343 gam
  • C. 5,6 gam; 24 gam; 18 gam và 171,5 gam
  • D. 11,2 gam; 48 gam; 36 gam và 336 gam

Câu 19: Dãy nào biểu thị đúng kết quả về khối lượng của số mol các chất sau: 0,1 mol S, 0,25 mol C?

  • A. 3,2 gam S, 3 gam C.
  • B. 0,32 gam S, 0,3 gam C.
  • C. 3,2 gam S, 6 gam C.
  • D. 0,32 gam S, 3 gam C.

Câu 20: Cho biết tỉ lệ giữa các chất tham gia phản ứng trong phương trình sau:

Ba(OH)2 + CuSO4 → Cu(OH)2 + BaSO4

  • A. 1 : 1
  • B. 1 : 2
  • C. 2 : 1
  • D. 2 : 3

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác