Giải siêu nhanh khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài tập Chủ đề 1

Giải siêu nhanh Bài tập Chủ đề 1 sách khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài tập 1: 

a) Hiện nay, gas thường được dùng làm nhiên liệu để đun nấu. Quá trình nào có sự biến đổi hoá học xảy ra trong các quá trình diễn ra dưới đây?

(1) Các khí (chủ yếu là butane và propane) được nén ở áp suất cao, hoá lỏng và tích trữ ở bình gas.

(2) Khi mở khoá bình gas, gas lỏng trong bình chuyển lại thành khí.

(3) Gas bắt lửa và cháy trong không khí chủ yếu tạo thành khí carbon dioxide và nước.

b) Gas thường rất dễ bắt cháy lại không mùi nên rất nguy hiểm nếu bị rò gỉ. Để dễ nhận biết, các nhà sản xuất thường bổ sung một khí có mùi vào bình gas. Theo em, cần làm gì nếu ngửi thấy có mùi gas trong nhà?

Trả lời:

a) Quá trình 3.

b) Tắt bếp và các nguồn lửa khác xung quanh khu vực đặt bình.

Đóng van bình gas.

Thông gió, làm giảm nồng độ hơi gas.

Tìm chỗ rò: quét nước xà phòng (tuyệt đối không dùng ngọn lửa để thử). Bịt chặt chỗ rò bằng cách trát xà phòng vào chỗ rò, quấn băng keo hoặc dùng dây cao su buộc chặt lại.

Nếu không khắc phục được: mang ngay bình ra nơi đất trống an toàn, thoáng gió, xa cống rãnh, xa nguồn lửa và khu dân cư.

Cảnh giới cấm lửa tại khu vực bình rò rỉ, thông báo cho các cửa hàng, đại lý hoặc các cơ quan PCCC biết để có biện pháp xử lý.

Bài tập 2: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam kim loại magnesium trong oxygen thu được 15 gam magnesium oxide.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Viết phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng.

c) Tính khối lượng oxygen đã phản ứng.

Trả lời:

a)

2Mg + $O_{2}$ $\rightarrow $ 2MgO

b) 

$m_{Mg}$   +  $m_{O_{2}}$   =  $m_{MgO}$

c) 

$m_{O_{2}}$  = $m_{MgO}$ - $m_{Mg}$ = 15 - 9 = 6 (gam)

Bài tập 3: Cho các sơ đồ phản ứng sau:

a) Na + $O_{2}$ $\rightarrow $ Na2O

b) P2O5 + H2O $\rightarrow $ H3PO4

c) Fe(OH)3 $\rightarrow $ Fe2O3 + H2O

d) Na2CO3 + CaCl2  $\rightarrow $ CaCO3 ↓ + NaCl

Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử/ số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

Trả lời:

a) 

Bước 1: Sơ đồ phản ứng: Na + $O_{2}$ $\rightarrow $ Na2O

Bước 2: So sánh số nguyên tử/nhóm nguyên tử trước và sau phản ứng

                            Na + $O_{2}$ $\rightarrow $ Na2O

Số nguyên tử      1       2         2  1

Bước 3: Cân bằng 

Bước 4: PTHH:

4Na + $O_{2}$ $\rightarrow $  2Na2O

Tỉ lệ hệ số:

nguyên tử Na : phân tử O2 : phân tử Na2O = 4 : 1 : 2

b) 

Bước 1: Sơ đồ phản ứng: P2O5 + H2O $\rightarrow $ H3PO4

Bước 2: So sánh Số nguyên tử/nhóm nguyên tử trước và sau phản ứng

                                  P2O5 + H2O $\rightarrow $ H3PO4

Số nguyên tử               2 5       2 1      3  1  4  

Bước 3: Cân bằng 

Bước 4: PTHH: 

P2O5 + 3H2O $\rightarrow $ 2H3PO4

Tỉ lệ hệ số 

phân tử P2O5 : phân tử H2O : phân tử H3PO= 1 :  3 : 2

c) 

Bước 1: Sơ đồ phản ứng: Fe(OH)3 $\rightarrow $ Fe2O3 + H2O

Bước 2: So sánh trước và sau phản ứng

Fe(OH)3 $\rightarrow $ Fe2O3 + H2O

Số nguyên tử                    1  3 3         2   3       2 1

Bước 3: Cân bằng 

Bước 4: PTHH: 

2Fe(OH)3 $\rightarrow $ Fe2O3 + 3H2O

Tỉ lệ 

phân tử Fe(OH)3 : phân tử Fe2O3 : phân tử H2O = 2 : 1 : 3

d) 

CaCl2 + Na2CO3 $\rightarrow $ CaCO3 ↓ + NaCl

=> CaCl2 + Na2CO3 $\rightarrow $ CaCO3 ↓ + 2NaCl

Tỉ lệ: 

phân tử CaCl2 : phân tử Na2CO3 : phân tử CaCO3  : phân tử NaCl =  1 : 1 : 1 : 2

Bài tập 4: Khí A có tỉ khối đối với H2 là 22.

a) Tính khối lượng mol của khí A.

b) Một phân tử khí A gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử oxygen. Xác định công thức hoá học của phân tử khí A.

Trả lời:

a) Tỉ khối A đối với H2: $d=\frac{A}{H_{2}}$ = 22 

=> $M_{A}$ = 22 x 2 = 44 g/mol

b) công thức của A: XO2

$M_{A}$ = 44 => $M_{X}$ + 2 x 16 = 44 => $M_{X}$ = 12

Vậy X là Carbon(C)

=> khí A là CO2.

Bài tập 5: Đồ thị hình 1 biểu thị sự phụ thuộc của độ tan (S) của các chất (a), (b), (c) và (d) theo nhiệt độ (to).

a) Các chất có độ tan tăng theo nhiệt độ là

A. (a), (b), (c). B. (b), (c), (d). C. (a), (c), (d). D.(a), (b), (d).

b) Ở 30oC, chất có độ tan lớn nhất là?

A. (a). B. (b). C. (c). D. (d).

c) Chất có độ tan giảm khi nhiệt độ tăng là 

A. (d). B. (c). C. (b). D. (a).

Trả lời:

a) C.

b) D.

c) C.

Bài tập 6: Viết công thức hóa học của hai chất khí nhẹ hơn không khí, hai chất khí nặng hơn không khí.

Trả lời:

Nhẹ hơn không khí: H2, N2.

Nặng hơn không khí: CO2, SO2.

Bài tập 7: Có hai ống nghiệm, mỗi ống đều chứa một mẩu đá vôi (thành phần chính là CaCO3) có kích thước tương tự nhau. Sau đó cho vào mỗi ống khoảng 5 ml dung dịch HCl có nồng độ nồng độ lần lượt là 5% và 15%.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng biết rằng sản phẩm tạo thành gồm CaCl2, CO2 và H O.

b) Phản ứng hóa học ở ống nghiệm nào sẽ xảy ra nhanh hơn. Giải thích.

Trả lời:

a) CaCO3 + 2HCl $\rightarrow $ H2O + CO2↑ + CaCl2.

b) Ống nghiệm chứa dung dịch HCl 15% nhanh hơn.

Nồng độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng. 

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải siêu nhanh khoa học tự nhiên 8 cánh diều , giải KHTN 8 CD, Giải KHTN 8 Bài tập Chủ đề 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác