Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài: Bài tập chủ đề 1

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài: Bài tập chủ đề 1. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học 

  • Biến đổi vật lí là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thước,... nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
  • Biến đổi hóa học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác

2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học 

  • Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác
  • Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng tỏa ra năng lượng dưới dạng nhiệt
  • Phản ứng thu nhiệt là phản ứng thu vào năng lượng dưới dạng nhiệt

3. Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học 

  • Định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng
  • Phương trình hóa học là cách thức biểu diễn phản ứng hóa học bằng công thức hóa học của các chất phản ứng và các chất sản phẩm
  • Các bước lập phương trình hóa học:
    • Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng
    • Bước 2: So sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử của các chất phản ứng và các chất sản phẩm
    • Bước 3: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
    • Bước 4: Kiểm tra và viết phương trình

4. Mol và tỉ khối của chất khí

  • Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó
  • Công thức chuyển đổi giữa số mol (n) và khối lượng (m): 

$n=\frac{m}{M}(mol)$

  • Công thức chuyển đổi giữa số mol (n) và thể tích của chất khí (V) ở điều kiện chuẩn:

$n=\frac{V}{24,79} (mol)$

  • Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B:

$d_{A/B}=\frac{M_A}{M_B}$

5. Tính theo phương trình hóa học 

  • Các bước tính khối lượng và số mol của chất phản ứng và chất sản phẩm trong một phản ứng hóa học:
    • Bước 1: Viết phương trình hóa học của phản ứng
    • Bước 2: Tính số mol chất đã biết dựa vào khối lượng hoặc thể tích
    • Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học và số mol chất đã biết để tìm số mol của các chất phản ứng hoặc chất sản phẩm khác
    • Bước 4: Tính khối lượng hoặc thể tích của các chất cần tìm 
  • Hiệu suất phản ứng là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết

6. Nồng độ dung dịch

  • Dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của chất tan và dung môi
  • Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ, áp suất xác định
  • Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch

Công thức tính nồng độ phần trăm: C(%) = $\frac{m_{ct}\times 100}{m_{dd}}$ (%)

  • Nồng độ mol (kí hiệu là $C_M$) của một dung dịch là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch

Công thức tính nồng độ mol: $C_M=\frac{n}{V} (M)$

7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

  • Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học 
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
    • Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh
    • Nhiệt độ tăng, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn
    • Nồng độ các chất phản ứng càng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh
    • Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng
    • Chất ức chế làm giảm tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng
 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 8 CD Bài tập chủ đề 1, kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài: Bài tập chủ đề 1, Ôn tập khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài tập chủ đề 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác