Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Cánh diều cuối học kì 1
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khái niệm đúng về muối là
- A. Muối là hợp chất được tạo thành từ sự thay thế ion OH- của base bằng ion kim loại hoặc ammonium.
B. Muối là hợp chất được tạo thành từ sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại hoặc ammonium.
- C. Muối là hợp chất được tạo thành từ sự thay thế ion OH- của base bằng ion phi kim
- D. Muối là hợp chất được tạo thành từ sự thay thế ion H+ của acid bằng ion ammonium.
Câu 2: Khối lượng riêng của chất lỏng nào nhỏ nhất?
- A. dầu ăn
- B. dầu hỏa
C. xăng
- D. thủy ngân
Câu 3: Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào các yếu tố:
- A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
- C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm
Để xác định được khối lượng riêng bằng thực nghiệm, cần xác định được ... và ... tương ứng với ... ấy.
- A. Khối lượng, thể tích, thể tích
B. Khối lượng, thể tích, khối lượng
- C. Trọng lượng riêng, thể tích, khối lượng
- D. Thể tích, khối lượng, khối lượng
Câu 5: Điều nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau?
- A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau.
- B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất của chất lỏng.
- C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau
D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng một độ cao.
Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
A. nhỏ hơn, lớn hơn
- B. nhỏ hơn, nhỏ hơn
- C. lớn hơn, lớn hơn
- D. lớn hơn, nhỏ hơn
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó
- B. Khối lượng riêng của nhiều chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó
- C. Khối lương riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị diện tích chất đó
- D. Khối lương riêng của nhiều chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị diện tích chất đó
Câu 8: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?
- A. Cái cầu thang gác
B. Mái chèo
- C. Thùng đựng nước
- D. Quyển sách nằm trên bàn
Câu 9: Công thức tính áp suất chất lỏng là:
- A. p = d/h
B. p = d.h
- C. p = d.V
- D. p = h/d
Câu 10: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:
- A. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
- B. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
- C. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.
D. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 11: Lấy 2 lít một chất lỏng nào đó pha trộn với 3 lít nước được một hỗn hợp có khối lượng riêng là 900 kg/m3. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Tìm khối lượng riêng của chất lỏng đó.
- A. 700 kg/m3
B. 750 kg/m3
- C. 800 kg/m3
- D. 850 kg/m3
Câu 12: Một bình hình trụ cao 1m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
A. 10000Pa
- B. 400Pa
- C. 250Pa
- D. 25000Pa
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng?
- A. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình.
- B. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình.
C. Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng.
- D. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó.
Câu 14: Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta thường sử dụng
- A. Ròng rọc cố định
- B. Mặt phẳng nghiêng
C. Đòn bảy
- D. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy
Câu 15: Điều nào sau đây sai khi nói về áp suất chất lỏng?
- A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
- B. Áp suất tác dụng lên thành bình phụ thuộc diện tích bị ép.
- C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ với độ sâu.
D. Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng đứng yên là khác nhau
Câu 16: Dựa vào đại lượng nào người ta nói sắt nặng hơn nhôm?
- A. Thể tích
- B. Khối lượng
C. Khối lượng riêng
- D. Không phụ thuộc vào đại lượng
Câu 17: Khi cho 200 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào dung dịch HCl dư, khối lượng khí sinh ra là
- A. 8 gam
B. 8,8 gam
- C. 10,2 gam
- D. 12 gam
Câu 18: Đốt cháy 13,64 gam phosphorus trong khí oxygen thu được 31,24 gam hợp chất. Tên gọi của hợp chất thu được là
- A. P2O3
B. P2O5
- C. PO2
- D. PO
Câu 19: Nước mưa có pH < 5,6 thì được gọi là
- A. Mưa rào
- B. Mưa ngâu
C. Mưa acid
- D. Mưa base
Câu 20: Cho 9,125 gam muối hydrocarbon phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfate. Công thức của muối hydrocarbon là
- A. NaHCO3
B. Mg(HCO3)2
- C. Ba(HCO3)2
- D. Ca(HCO3)2
Câu 21: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2300kg/m3), nhôm (có khối lượng riêng là 2700kg/m3), sắt (có khối lượng riêng là 7800kg/m3) có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào:
- A. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất
- B. ba vật như nhau
C. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất
- D. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất
Câu 22: Thêm từ từ 300ml dung dịch H2SO4 1M vào li đựng 1 muối carbonate của kim loại hóa trị I, cho tới khi vừa thoát hết khí CO2 thì thu được dd muối sunfate có khối lượng 52,2g. Xác định CTPT của muối carbonate?
- A. Na2CO3
- B. Ag2CO3
- C. Li2CO3
D. K2CO3
Câu 23: Trong một cái cốc đựng muối cacbonat của kim loại hóa trị I. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 10% vào cốc cho đến khi khí vừa thoát ra hết thu được dung dịch muối sunfat nồng độ 13,63%. Kim loại hóa trị I là:
- A. Li
B. Na
- C. K
- D. Ag
Câu 24: Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật lần lượt là:
- A. 1N; 8900N/m3
- B. 1,5N; 8900N/m3
C. 1N; 7800N/m3
- D. 1,5N; 7800N/m3
Câu 25: Dùng 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M hấp thụ hoàn toàn m (gam) khí SO2 (đktc). Sau phản ứng thu được muối BaSO3 không tan. Giá trị bằng số của m là:
A. 2,56 gam
- B. 1,45 gam
- C. 2,25 gam
- D. 2,8 gam
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ôn tập KHTN 8 Cánh diều cuối học kì 1
Bình luận