Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều Bài 25 Truyền năng lượng nhiệt

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 25. Truyền năng lượng nhiệt - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của

  • A. chất rắn.
  • B. chất lỏng.
  • C. chất khí.
  • D. chất rắn và chất lỏng.

Câu 2: Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi

  • A. hai vật có nhiệt năng khác nhau.
  • B. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.
  • C. hai vật có nhiệt độ khác nhau.
  • D. hai vật có nhiệt năng khác nhau, tiếp xúc nhau.

Câu 3: Chọn câu sai.

  • A. Tính dẫn nhiệt của các chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.
  • B. Sự dẫn nhiệt của một vật là sự truyền động năng từ hạt này đến hạt khác trong vật đó khi chúng va chạm nhau.
  • C. Chất dẫn nhiệt kém không có ý nghĩa trong đời sống và kĩ thuật, ta chỉ cần dẫn nhiệt tốt.
  • D. Hiểu biết về tính dẫn nhiệt có thể dùng để giải thích những nhiện tượng trong tự nhiên.

Câu 4: Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào dưới đây đúng?

  • A. Nhôm, không khí, nước.
  • B. Nhôm, nước, không khí.
  • C. Không khí, nhôm, nước.
  • D. Không khí, nước, nhôm.

Câu 5: Đối lưu là:

  • A. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
  • B. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn.
  • C. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng.
  • D. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí.

Câu 6: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?

  • A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
  • B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
  • C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
  • D. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.

Câu 7: Bức xạ nhiệt là:

  • A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
  • B. Sự truyền nhiệt qua không khí.
  • C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
  • D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 8: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

  • A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.
  • B. Bằng sự đối lưu.
  • C. Bằng bức xạ nhiệt.
  • D. Bằng một hình thức khác.

Câu 9: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

  • A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
  • B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
  • C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
  • D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Câu 10: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?

  • A. Sự đối lưu.
  • B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
  • C. Sự bức xạ.
  • D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

Câu 11: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

  • A. Đốt ở giữa ống.
  • B. Đốt ở miệng ống.
  • C. Đốt ở đáy ống.
  • D. Đốt ở vị trí nào cũng được

Câu 12: Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?

  • A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
  • B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
  • C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
  • D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Câu 13: Chọn nhận xét sai:

  • A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.
  • B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
  • C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
  • D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.

Câu 14: Chọn câu đúng.

  • A. Chất lỏng dẫn nhiệt tốt.
  • B. Chất rắn dẫn nhiệt tốt.
  • C. Chân không dẫn nhiệt tốt nhất.
  • D. Chất khí dẫn nhiệt còn tốt hơn chất lỏng.

Câu 15: Chọn câu sai.

  • A. Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
  • B. Chất rắn dẫn nhiệt tốt.
  • C. Chân không dẫn nhiệt tốt nhất.
  • D. Chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn chất lỏng.

Câu 16: Sự dẫn nhiệt không thể xảy ra khi giữa các vật là

  • A. môi trường rắn.
  • B. môi trường lỏng.
  • C. môi trường khí.
  • D. chân không.

Câu 17: Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là

  • A. đối lưu.
  • B. bức xạ nhiệt.
  • C. truyền nhiệt.
  • D. cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời.

Câu 18: Điền vào chỗ trống. "Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu tia nhiệt qua kính vào nhà mà các vật và không khí trong nhà kính nhận được nhiệt lượng và nóng lên. Năng lượng do các tia nhiệt từ ngoài vào bên trong nhà kính ... năng lượng do các tia nhiệt từ bên trong nhà kính truyền ra ngoài."

  • A. nhỏ hơn
  • B. lớn hơn
  • C. bằng
  • D. lúc thì lớn hơn, lúc thì nhỏ hơn

Câu 19: Các vật dẫn nhiệt kém thường được làm bằng:

  • A. sắt
  • B. nhôm
  • C. thủy tinh
  • D. gang

Câu 20: Các vật dẫn nhiệt tốt có ứng dụng:

  • A. may quần áo mùa đông
  • B. cách nhiệt đường ống nước, ống dẫn ga ở điều hòa,..
  • C. cách nhiệt ở mái của các ngôi nhà
  • D. làm các bộ tản nhiệt cho động cơ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác