Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều Bài Mở đầu Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài Mở đầu. Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dụng cụ nào dùng để khuấy khi hòa tan chất rắn?

  • A. Thìa thủy tinh
  • B. Đũa thủy tinh
  • C. Kẹp gắp
  • D. Dụng cụ bất kì có thể khuấy được

Câu 2: Dụng cụ nào dùng để đựng trộn các hóa chất rắn với nhau hoặc nung các chất ở nhiệt độ cao?

  • A. Cốc
  • B. Bình tam giác
  • C. Ống nghiệm
  • D. Bát sứ

Câu 3: Nếu dùng để kẹp ống nghiệm thì nên đặt kẹp ở vị trí nào?

  • A. ở vị trí gần miệng ống nghiệm
  • B. ở vị trí 1/2 ống nghiệm
  • C. ở vị trí 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm xuống
  • D. ở vị trí 2/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm xuống

Câu 4: Để chứa hóa chất cần dùng dụng cụ:

  • A. Ống đong
  • B. Lọ thủy tinh
  • C. Giá để ống nghiệm
  • D. Thìa thủy tinh

Câu 5: Hóa chất dễ cháy nổ là:

  • A. Carbon (C)
  • B. Calcium hydroxide (Ca(OH)2)
  • C. Sulfur (S)
  • D. Hydrogen (H2)

Câu 6: Để lấy chất rắn dạng miếng ta nên dùng:

  • A. Ống đong
  • B. Thìa xúc hóa chất
  • C. Kẹp gắp hóa chất
  • D. Đũa thủy tinh

Câu 7: Chọn đáp án sai. Khi đun nóng hóa chất cần phải lưu ý:

  • A. Hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hóa chất.
  • B. Khi đun chất lỏng cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 60°(so với phương nằm ngang).
  • C. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
  • D. Khi đun chất lỏng cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 45°.

Câu 8: Khi sử dụng hóa chất chúng ta cần phải:

  • A. Ngửi, nếm hóa chất.
  • B. Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
  • C. Sau khi lấy hóa chất xong cần phải đậy kín các lọ đựng hóa chất.
  • D. Đổ hóa chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường.

Câu 9: Chọn đáp án đúng, đầy đủ nhất. Nhãn hóa chất cho biết:

  • A. Tên hóa chất
  • B. Kí hiệu hóa học
  • C. Hình ảnh hóa chất
  • D. Các thông tin cần thiết và chủ yếu về hóa chất

Câu 10: Việc không được làm trong phòng thí nghiệm

  • A. Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hóa chất nếu không có nhãn mác hoặc nhãn mác bị mờ.
  • B. Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy. cô giáo khi tiến hành thí nghiệm.
  • C. Trong khi làm thí nghiệm, cần phải thông báo nagy cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hóa chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm,...
  • D. Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa.

Câu 11: Điền vào chỗ trống. "... là đồng hồ đo công suất điện ở mạch điện"

  • A. Oát kế
  • B. Vôn kế
  • C. Ampe kế
  • D. Áp kế

Câu 12: Điôt và điôt phát quang hoạt động khi:

  • A. có dòng điện đi qua nó theo một chiều
  • B. có dòng điện đi qua nó theo hai chiều
  • C. ngắt mạch điện
  • D. đóng mạch điện

Câu 13: Chất nào có thể dùng để dập đám cháy chứa những lượng nhỏ chất lỏng?

  • A. Nước
  • B. Cát khô
  • C. CO2
  • D. Nước đá

Câu 14: Thiết bị nào trong mạch điện giữ an toàn cho mạch điện bằng cách tự ngắt dòng điện khi dòng điện qua nó lớn tới một giá trị nhất định?

  • A. Công tắc 
  • B. Pin
  • C. Điện trở
  • D. Cầu chì

Câu 15: Khi sử dụng điện trong phòng thí nghiệm cần chú ý:

  • A. Tìm hiểu và thực hiện đúng các quy định trong nội quy, hướng dẫn an toàn điện tại phòng thí nghiệm hay tại những nơi có sử dụng điện.
  • B. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, các quy định trên mỗi thiết bị điện.
  • C. Thực hiện lắp ráp các thiết bị điện theo hướng dẫn khi đã đóng dòng điện trong mạch.
  • D. Chỉ được tiến hành sau khi giáo viên hoặc người lớn đã kiểm tra và cho phép.

Câu 16: Thiết bị nào không dùng để giữ an toàn mạch điện bằng cách tự ngắt dòng điện khi có dòng điện quá lớn chạy trong mạch?

  • A. Rơle
  • B. Cầu dao tự động
  • C. Công tắc
  • D. Cầu chì

Câu 17: Việc đầu tiên khi có đám cháy ở phòng thí nghiệm

  • A. Báo động, hô hoán cho mọi người biết có đám cháy.
  • B. Cắt điện khu vực xảy ra cháy.
  • C. Sử dụng các phương tiện để dập cháy.
  • D. Gọi điện thoại báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114.

Câu 18: Cầu chì thường đặt ở 

  • A. sau nguồn điện tổng và ở sau các thiết bị điện trong mạch điện.
  • B. sau nguồn điện tổng và ở trước các thiết bị điện trong mạch điện.
  • C. trước nguồn điện tổng và ở trước các thiết bị điện trong mạch điện.
  • D. trước nguồn điện tổng và ở sau các thiết bị điện trong mạch điện.

Câu 19: Vôn kế dùng để đo

  • A. Cường độ dòng điện
  • B. Hiệu điện thế
  • C. Công suất mạch điện
  • D. Giá trị điện trở

Câu 20: Điền vào chỗ trống: "... là bản viết, bản in, bản vẽ của chữ, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, gắn chắc chắn trên bao bì thương phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết và chủ yếu về hóa chất giúp người sử dụng biết và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý."

  • A. Tên hóa chất
  • B. Công thức hóa học
  • C. Nhãn hóa chất
  • D. Tính chất hóa chất

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác