Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 8 cánh diều Bài tập (Chủ đề 4)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài tập (Chủ đề 4) - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục?

  • A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
  • B. lực có giá song song với trục quay.
  • C. lực có giá cắt trục quay.
  • D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.

Câu 2: Tác dụng làm quay của vật càng lớn khi 

  • A. Lực có giá trị lớn và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực càng lớn
  • B. Lực có giá trị nhỏ và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực càng lớn
  • C. Lực có giá trị lớn và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực càng nhỏ
  • D. Lực có giá trị nhỏ và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực càng nhỏ

Câu 3: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với

  • A. trọng tâm của vật rắn.
  • B. trọng tâm hình học của vật rắn.
  • C. cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực
  • D. điểm đặt của lực tác dụng.

Câu 4: Lực có những tác dụng gì?

  • A. thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật
  • B. làm biến dạng vật
  • C. làm quay vật quanh một trục cố định
  • D. tất cả những đáp án trên

Câu 5: Mômen lực có liên hệ với:

  • A. độ lớn của lực
  • B. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực
  • C. độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực
  • D. độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến vị trí điểm đặt của lực

Câu 6: Trong trò chơi bập bênh, muốn nâng một người có trọng lượng lớn hơn thì cần phải:

  • A. Ngồi lại gần trục quay hơn so với người kia
  • B. Ngồi xa trục quay hơn so với người kia
  • C. Ngồi ở vị trí có khoảng cách với trục quay bằng người kia
  • D. Ngồi ở vị trí cũ

Câu 7: Mômen lực xuất hiện khi:

  • A. Lực làm biến dạng vật
  • B. Lực làm thay đổi vận tốc của vật
  • C. Lực làm vật quay tại một điểm cố định
  • D. Lực làm vật 

Câu 8: Muốn đẩy một tảng đá lớn từ mặt đường xuống hố đất lớn nằm ở bên cạnh, ta thường sử dụng:

  • A. Mặt phẳng nghiêng.
  • B. Ròng rọc động.
  • C. Ròng rọc cố định.
  • D. Đòn bẩy.

Câu 9: Với đòn bẩy có điểm tựa ở giữa khi đó hướng tác dụng của lực:

  • A. ngược hướng với chiều nâng vật
  • B. cùng hướng với chiều nâng vật 
  • C. hướng lên trên 
  • D. hướng xuống dưới 

Câu 10: Ứng dụng của đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia là:

  • A. Xà beng
  • B. Xe đẩy hàng
  • C. Cái kéo 
  • D. Cái cưa

Câu 11: Cho đòn bẩy loại 1 có chiều dài OO1 < OO2. Hai lực tác dụng vào 2 đầu O1 và O2 lần lượt là F1 và F2. Để đòn bẩy cân bằng ta phải có: (O là điểm đặt, O1 là vị trí đặt vật, O2 là vị trí tác dụng lực)

  • A. Lực F2 có độ lớn lớn hơn lực F1.
  • B. Lực F2 có độ lớn nhỏ hơn lực F1.
  • C. Hai lực F1 và F2 có độ lớn như nhau.
  • D. Không thể cân bằng được, vì OO1 đã nhỏ hơn OO2.

Câu 12: Muốn nâng một vật nặng lên ta cần đặt điểm tựa của đòn bẩy ở vị trí:

  • A. gần vị trí tác dụng lực
  • B. vị trí trung điểm của khoảng cách từ vị trí tác dụng lực đến vật
  • C. gần vị trí đặt vật 
  • D. bất kì

Câu 13: Muốn sử dụng đòn bẩy có lực hướng xuống dưới và độ lớn của lực nhỏ thì ta nên sử dụng loại đòn bẩy:

  • A. đòn bẩy có điểm tựa ở giữa
  • B. đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia
  • C. đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy)
  • D. Cả B và C

Câu 14: Bơm nước bằng tay và chày giã gạo bằng sức nước là ứng dụng của:

  • A. đòn bẩy có điểm tựa ở giữa
  • B. đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia
  • C. đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy)
  • D. Cả B và C

Câu 15: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

  • A. Cái kéo      
  • B. Cái kìm
  • C. Cái cưa      
  • D. Cái mở nút chai

Câu 16: Ứng dụng của đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy) là:

  • A. Xà beng
  • B. Xe đẩy hàng
  • C. Cánh tay người
  • D. Cái kéo

Câu 17: Xe đẩy hàng là ứng dụng của: 

  • A. đòn bẩy có điểm tựa ở giữa
  • B. đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia
  • C. đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy)
  • D. Cả A và B

Câu 18: Cái kéo là ứng dụng của:

  • A. đòn bẩy có điểm tựa ở giữa
  • B. đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia
  • C. đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy)
  • D. Cả A và B

Câu 19: Đòn bẩy được chia thành các loại dựa vào:

  • A. Vị trí của vật
  • B. Vị trí lực tác dụng
  • C. Điểm tựa
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 20: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

  • A. Cân Robecvan      
  • B. Cân đồng hồ
  • C. Cân đòn      
  • D. Cân tạ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác